TÓM TẮT:

Nghiên cứu các yếu tố kinh tế tác động đến chỉ số VN30 có ý nghĩa quan trọng, vì sẽ giúp cho các nhà đầu tư, nhất là đầu tư chứng khoán phái sinh quyết định đúng đắn, có hiệu quả và các nhà quản lý nhà nước quản lý thị trường chứng khoán phù hợp, góp phần ổn định thị trường tài chính nói riêng, kinh tế vĩ mô nói chung. Các yếu tố đó là: tăng trưởng GDP, lãi suất, lạm phát, kim ngạch xuất khẩu,… Phương pháp nghiên cứu của bài viết này là định lượng sử dụng phần mềm stata.

Từ khóa: chứng khoán phái sinh (CKPS), GDP, lãi suất, lạm phát, xuất khẩu.

1. Cơ sở lý luận

Theo Giáo trình phân tích đầu tư chứng khoán, (2016), NXB Đại học Kinh tế Quốc dân thì chỉ số VN30-Index gồm 30 cổ phiếu được niêm yết trên sàn HSX (HoSE) có giá trị vốn hóa thị trường cũng như thanh khoản cao nhất, cụ thể là nhóm 30 cổ phiếu này chiếm 80% tổng giá trị vốn hóa thị trường và 60% tổng giá trị giao dịch toàn thị trường.

1.1. Chỉ số VN30-Index

a) Khái niệm

- Bên cạnh chỉ số VN Index, Sở Giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE) lập và đưa vào sử dụng Chỉ số VN30-Index bắt đầu từ ngày 06/02/2012.

Chỉ số VN30-Index gồm 30 cổ phiếu được niêm yết trên sàn HSX có giá trị vốn hóa thị trường cũng như thanh khoản cao nhất, cụ thể là nhóm 30 cổ phiếu này chiếm 80% tổng giá trị vốn hóa thị trường và 60% tổng giá trị giao dịch toàn thị trường.

Chỉ số VN30-Index ra đời với hi vọng sẽ phản ánh tốt hơn mối quan hệ giữa cung và cầu cổ phiếu trên thị trường, đây là điều mà đôi khi không được phản ánh thật sự chuẩn xác thông qua chỉ số VN-Index. Chỉ số VN-Index vẫn được duy trì, tuy nhiên sẽ có một số điều chỉnh cho phù hợp với nhóm cổ phiếu có vốn hóa lớn và tính thanh khoản cao, tiêu biểu cho nền kinh tế Việt Nam.

b) Phương pháp tính

- Theo qui định, vào ngày thứ hai của tuần thứ tư tháng 1 và tháng 7 hàng năm, HSX sẽ thực hiện đổi rổ cổ phiếu của chỉ số VN30-Index. Các bước để chọn 30 cổ phiếu trong rổ VN30 như sau:

+ Bước 1: Chọn 50 cổ phiếu có giá trị vốn hóa thị trường bình quân hàng ngày trong 6 tháng là cao nhất, loại trừ các cổ phiếu bị cảnh cáo, kiểm soát, tạm ngừng giao dịch hoặc có thời gian niêm yết dưới 6 tháng. Tuy nhiên, các cổ phiếu có giá trị vốn hóa thuộc Top 5 của thị trường thì chỉ yêu cầu thời gian niêm yết 3 tháng trở lên.

+ Bước 2: Loại bỏ các cổ phiếu có tỉ lệ lưu hành tự do dưới 5%.

+ Bước 3: Các cổ phiếu còn lại sau bước 2 được sắp xếp theo thứ tự giá trị giao dịch hàng ngày bình quân trong 6 tháng giảm dần, có 20 cổ phiếu ở thứ hạng đầu tiên sẽ được chọn vào VN30. Các cổ phiếu thứ hạng từ 21 đến 40 thì ưu tiên các cổ phiếu cũ, sau đó mới đến lựa chọn các cổ phiếu mới để cho vào rổ (Điều này để đảm bảo tính ổn định của bộ chỉ số).

+ Bước 4: HSX họp hội đồng chỉ số để xem xét lần cuối cùng trước khi công bố rổ chỉ số mới một tuần trước ngày bắt đầu giao dịch rổ chỉ số mới.

- Công thức tính chỉ số VN30-Index như sau:

VN30-Index = Giá trị vốn hóa thị trường hiện tại (CMV)/Giá trị vốn hóa thị trường cơ sở (BMV).

Trong đó:

+ BMV là hệ số chia. Trong trường hợp tăng/giảm CMV do nguyên nhân khác với biến động giá trên thị trường, BMV sẽ được điều chỉnh nhằm đảm bảo tính liên tục của chỉ số.

+ CMV (Current market value)

Tỷ lệ free-float (f)= (KLCP đang lưu hành -  KLCP đang tự do chuyển nhượng)/KLCP đang lưu hành.

Tỷ lệ free-float là tỉ lệ cổ phiếu sẵn sàng/tự do chuyển nhượng trên thị trường.

1.2. Các yếu tố kinh tế tác động đến chỉ số VN30

Về lý thuyết có nhiều yếu tố tác động đến chỉ số VN30 như: Tăng trưởng GDP, lãi suất, xuất khẩu, đầu tư công, chỉ số chứng khoán ở các trung tâm tài chính quốc tế lớn: Dow Jones (Hoa Kỳ), FTSE 100 (Anh), Hang seng (HongKong), đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI, Chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh, tâm lý nhà đầu tư,… Trong phạm vi nghiên cứu này, tác giả phân tích nghiên cứu sâu các yếu tố: Tăng trưởng GDP, lãi suất, xuất khẩu, chỉ số chứng khoán Dow Jones; vì đây là các yếu tác động trực tiếp và mạnh đến chỉ số VN30 của Việt Nam.

1.3. Các nghiên cứu trước

1.3.1. Các nghiên cứu trong nước

Theo các tác giả Thân Thị Thu Thủy và Võ Thị Thùy Dương, “Sự tác động của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến các chỉ số giá cổ phiếu tại HOSE” Tạp chí Phát triển và Hội nhập số 24 (34), tháng 09 - 10/2015. Trong nghiên cứu này, tác giả xác định các yếu tố lạm phát, lãi suất, mức cung tiền, tỷ giá, đầu tư trực tiếp nước ngoài tác động đến chỉ số giá cổ phiếu HOSE.

1.3.2. Các nghiên cứu nước ngoài

- Mahmudul và Salah Uddin (2009) với nghiên cứu về mối quan hệ giữa lãi suất và giá cổ phiếu ở các nước phát triển và các nước đang phát triển. Kết quả của nghiên cứu cho thấy lãi suất có tác động tiêu cực đến giá cổ phiếu ở 14 nước (Úc, Bangladesh, Canada, Chile, Colombia, Đức, Ý, Jamaica, Nhật, Malaysia, Mexico, Nam Phi, Tây Ban Nha và Venezuela) trong nghiên cứu ngoại trừ trường hợp của Philippines.

- Vào năm 1977, Fama và Schwert đã tìm thấy mối quan hệ giữa lạm phát và thị trường chứng khoán (TTCK).

- Tác giả Maxwell Ogbulu và Peter Chinyer thực hiện nghiên cứu vào năm 2011 và đã tìm ra sự tác động trong dài hạn của chính sách tiền tệ bao gồm cung tiền, lãi suất, tỷ giá hối đoái và lạm phát đối với giá cổ phiếu tại Nigeria. Trước đó, một số tác giả khác cũng tìm ra được sự tác động của cung tiền đến giá cổ phiếu như Chen Shaoping (2008), tác giả cho rằng cung tiền có tác động tích cực đến giá cổ phiếu khi cung tiền trên thị trường tăng lên thì giá cổ phiếu cũng tăng lên tương ứng.

- Tác giả Noel Dilrukshan Richards và John Simpson đã thực hiện nghiên cứu về sự tương tác giữa giá cổ phiếu và tỷ giá hối đoái ở Úc. Tác giả thông qua việc kiểm định về sự đồng liên kết và mô hình Granger đã thấy được mức độ tương tác của tỷ giá hối đoái lên giá cổ phiếu. Với quan sát trong giai đoạn 2003- 2006, nghiên cứu cho thấy trong ngắn hạn thì việc gia tăng tỷ giá hối đoái có tác động tích cực đến giá cổ phiếu của TTCK Úc.

1.3.3. Khe hở các nghiên cứu trước

Nhìn chung, các nghiên cứu trước đã xác định các yếu tố: Lạm phát, lãi suất, mức cung tiền, tỷ giá, đầu tư trực tiếp nước ngoài tác động đến chỉ số giá cổ phiếu niêm yết trên sàn chứng khoán. Tuy nhiên, các yếu tố như tăng trưởng GDP, xuất khẩu, chỉ số Dow Jones tác động đến chỉ số chứng khoán nói chung, chỉ số VN30, nói riêng chưa được đề cập. Vì vậy, trong nghiên cứu này, tác giả sẽ xem xét các yếu tố mới: Tăng trưởng GDP, xuất khẩu, chỉ số Dow Jones của Hoa Kỳ tác động đến chỉ số VN30 như thế nào?.

2. Phương pháp nghiên cứu

2.1. Dữ liệu nghiên cứu

Dữ liệu nghiên cứu hàng quí được sử dụng trên các tạp chí và trang web chính thống của Chính phủ Việt Nam, Hoa Kỳ và Tổ chức Quỹ tiền tệ quốc tế IMF từ năm 2012 đến ngày 31/12/2020. (Bảng 2.1)

Bảng 2. 1. Dữ liệu nghiên cứu

Số TT

Quí

Chỉ số  VN30

GDP

Lãi suất

Xuất khẩu

 Dow Jones

1

4/2012

460

811.25

1.7500%

 28,632.30

 13,251

2

1/2013

542

896.00

2.2500%

 33,008.23

 13,818

3

2/2013

539

896.00

2.0000%

 33,008.23

 14,610

4

3/2013

543

896.00

1.7500%

 33,008.23

 15,041

5

4/2013

551

896.00

1.7500%

 33,008.23

 15,400

6

1/2014

650

984.25

1.7500%

 37,554.28

 16,100

7

2/2014

590

984.25

1.6250%

 37,554.28

 16,400

8

3/2014

640

984.25

1.6250%

 37,554.28

 16,500

9

4/2014

620

984.25

1.6250%

 37,554.28

 16,700

10

1/2015

610

1048.00

1.6250%

 40,504.18

 17,400

11

2/2015

590

1048.00

1.6250%

 40,504.18

 17,550

12

3/2015

643

1048.00

1.6250%

 40,504.18

 16,250

13

4/2015

595

1048.00

1.6250%

 40,504.18

 17,100

14

1/2016

570

1125.50

1.6250%

 44,145.20

 16,600

15

2/2016

630

1125.50

1.6250%

 44,145.20

 17,250

16

3/2016

637

1125.50

1.6250%

 44,145.20

 17,860

17

4/2016

639

1125.50

1.6250%

 44,145.20

 18,100

18

1/2017

660

1251.25

1.6250%

 53,779.65

 19,600

19

2/2017

670

1251.25

1.6250%

 53,779.65

 20,400

20

3/2017

740

1251.25

1.5625%

 53,779.65

 21,800

21

4/2017

880

1251.25

1.5625%

 53,779.65

 22,500

22

1/2018

1040

1385.50

1.5625%

 60,924.20

 23,450

23

2/2018

1010

1385.50

1.5625%

 60,924.20

 24,200

24

3/2018

940

1385.50

1.5625%

 60,924.20

 25,230

25

4/2018

880

1385.50

1.5000%

 60,924.20

 24,500

26

1/2019

940

1509.25

1.5000%

 66,047.35

 24,700

27

2/2019

890

1509.25

1.5625%

 66,047.35

 25,500

28

3/2019

900

1509.25

1.5000%

 66,047.35

 26,100

29

4/2019

920

1509.25

1.5000%

 66,047.35

 27,200

30

1/2020

800

1545.32

1.5625%

 66,750.00

 19,000

31

2/2020

780

1545.32

1.2500%

 66,750.00

 23,600

32

3/2020

830

1545.32

1.1250%

 66,750.00

 28,100

33

4/2020

950

1545.32

1.1250%

 66,750.00

 28,700

Nguồn:

https://data.imf.org/?sk=388DFA60-1D26-4ADE-B505-A05A558D9A42

https://vn.tradingview.com/symbols/HOSE-VN30/

https://www.gso.gov.vn/px-web2/?pxid=V0301&theme=T%C3%A0i%20kho% E1%BA%A3n%20qu%E1%BB%91c%20gia

2.2. Mô tả các biến

- Tăng trưởng GDP: Tăng trưởng GDP sẽ làm tăng thu nhập của quốc gia, làm tăng thu nhập bình quân đầu người, tăng tích lũy, do đó làm tăng nguồn vốn đầu tư, trong đó có đầu tư trên chứng khoán. Mặt khác, khi tăng trưởng GDP làm tăng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu, do đó làm tăng cầu hàng hóa dịch vụ, nên làm tăng yêu cầu đầu tư, làm tăng yêu cầu về vốn. Để đáp ứng yêu cầu này, nguồn vốn sẽ được huy động qua nhiều kênh: Kênh tín dụng ngân hàng, kênh huy động vốn trên thị trường chứng khoán thông qua việc phát hành cổ phiếu, trái phiếu,...

- Lãi suất: Khi lãi suất trên thị trường tài chính giảm sẽ làm giảm tiền gửi tiết kiệm ở các ngân hàng, dòng vốn sẽ chuyển sang đầu tư trên các thị trường khác, trong đó có thị trường chứng khoán, do đó, làm tăng cầu chứng khoán, làm tăng giá chứng khoán và ngược lại, khi lãi suất tăng một lượng vốn sẽ rút ra khỏi thị trường chứng khoán, bằng cách bán chứng khoán ra để đầu tư vào tiền gửi làm cho giá chứng khoán giảm, như thực tiễn đã diễn ra trong các tháng cuối năm 2020 và đầu năm 2021.

- Xuất khẩu: Xuất khẩu tăng làm tăng thu nhập bình quân đầu người, tăng nhu cầu hàng hóa dịch vụ, tăng yêu cầu đầu tư của các doanh nghiệp (DN), do đó tăng yêu cầu huy động vốn của các DN, bằng cách phát hành chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu,…), làm tăng chỉ số chứng khoán, nói chung, chỉ số VN30 nói riêng.

- Chỉ số Dow Jones: Chỉ số Dow Jones tăng, nghĩa là nền kinh tế Hoa Kỳ đang tăng trưởng, làm tăng nhu cầu nhập khẩu từ các nước trong đó có Việt Nam, do đó làm tăng xuất khẩu, làm tăng trưởng GDP của nước ta, nên làm tăng chỉ số chứng khoán và ngược lại.

2.3. Mô hình nghiên cứu

Từ các cơ sở nghiên cứu trên, tác giả đề xuất xác định các yếu tố tác động đến chỉ số VN30, theo mô hình hồi qui đa biến, như sau:

Biến phụ thuộc là chỉ số VN30, các biến độc lập tăng trưởng GDP (GDP), lãi suất (INT), xuất khẩu (EXP), chỉ số Dow Jones (Dow Jones), mô hình nghiên cứu, như sau:

VN30 = β0 + β1*GDP + β2*INT + β3*EXP + β4*Dow Jones + ε       (2)

GDP: Tăng trưởng GDP

INT: Lãi suất tiền gởi ngân hàng

EXP: Kim ngạch xuất khẩu

Dow Jones: Chỉ số Dow Jones của Hoa Kỳ

εi: là sai số ngẫu nhiên trong lần quan sát thứ i.

 βi: Hệ số tác động

Với kỳ vọng như sau: (Bảng 2.2)

Bảng 2.2 . Các yếu tố tác động đến chỉ số VN30

Tên biến

Kỳ vọng

Ghi chú

Biến phụ thuộc VN30

Biến động tăng/giảm

 

GDP

Biến động cùng chiều

 

INT

Biến động ngược chiều

 

EXP

Biến động cùng chiều

 

Chỉ số Dow Jones của Hoa Kỳ

Biến động cùng chiều

 

 

 

 

3. Kết quả hồi qui mô hình và thảo luận

3.1. Kết quả mô hình hồi qui

Sử dụng phần mềm Stata chúng ta có kết quả sau: (Bảng 3.1 )

Bảng 3.1. Kết quả mô hình hồi qui các yếu tố

tác động đến chỉ số VN30

Các yếu tố tác động đến chỉ số VN30 trên còn có thể được thể hiện qua đồ thị sau: (Đồ thị 3.1)

3.2. Bàn luận

Với kết quả trên chúng ta thấy 2 biến xuất khẩu (EXP) và chỉ số Dow Jones của Hoa Kỳ có ý nghĩa thống kê vì Prob <= 5% và tương quan đồng biến với biến phụ thuộc VN30. Riêng biến GDP với độ tin cậy 90% nhưng tương quan nghịch biến với biến phụ thuộc, biến lãi suất tương quan đồng biến với biến phụ thuộc nhưng không có ý nghĩa thống kê, vì Prob 0.2751 lớn hơn 5%.

R2 của mô hình = 87,7% nên các biến độc lập giải thích được 87,7% ý nghĩa của biến phụ thuộc.

Hệ số Durbin-watson đảm bảo ở mức 1,1, điều này chứng tỏ mô hình không có sự tương quan chuỗi.

Về mặt lý thuyết tốc độ tăng trưởng GDP có mối tương quan cùng chiều với chỉ số VN30 và lãi suất tiền gửi ngân hàng (INT) có mối tương quan ngược chiều với chỉ số VN30, nhưng trong kết quả này lại có mối tương quan ngược lại. Điều này chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu thêm ở các nghiên cứu sau.

4. Kết luận và gợi ý chính sách

Với kết quả trên các nhà đầu tư chứng khoán phái sinh nên theo dõi sát và dự báo tốt diễn biến chỉ số Dow Jones của Hoa Kỳ và tình hình xuất khẩu của Việt Nam để có quyết định đầu tư chứng khoán phái sinh phù hợp, nâng cao hiệu quả đầu tư, theo hướng chỉ số VN30 sẽ tăng khi chỉ số Dow Jones của Hoa Kỳ và kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng và ngược lại.

Đối với các cơ quan quản lý nhà nước có cơ sở để thực hiện các chính sách để đẩy mạnh xuất khẩu nói chung, xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ nói riêng nhằm thúc đẩy thị trường tài chính Việt Nam phát triển, đồng thời quản lý thị trường chứng khoán, thị trường chứng khoán phái sinh trong từng thời kỳ phù hợp, tránh những cơn sốt giả tạo, gây bất ổn trên thị trường chứng khoán, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển bền vững.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

Trong nước

  1. Nguyễn Thị Minh Huệ và Trần Đăng Khâm, (2016), Giáo trình phân tích đầu tư chứng khoán, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
  2. Bùi Thị Kim Yến và nhóm tác giả,(2009), Giáo trình Phân tích và đầu tư chứng khoán, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
  3. Nguyễn Trung Trực và nhóm tác giả, (2013). Tài chính doanh nghiệp 1. Nhà xuất bản Kinh tế, TP. Hồ Chí Minh.
  4. Nguyễn Trung Trực và nhóm tác giả, (2015). Quản trị tài chính. Nhà xuất bản Kinh tế, , TP. Hồ Chí Minh.

Nước ngoài:

  1. Bodie, Kane, Marcus. (2018). Investments, Eleventh edition. USA: McGraw Hill.
  2. Edwin J. Eltonetal. (2010). Modern Portfolio Theory and Investment Analysis, Eighth Edition. USA: John Wiley & Sons, Inc.
  3. Erwin Bakker, Edward Rands. (2017). IFRS. USA: John Wiley & Sons, Inc.
  4. Eugene F.Brigham and Joel F.Houston. (2019). Fundermentals of Financial Management. USA: Cengage Learning.
  5. Frederic S.Mishkin. Stanley G Eakins. (2018). Finacial markets and Institutions ninth edition. UK: Pearson.
  6. Jonathan Berk, Peter DeMarzo. (2017). Corporate Financial, 4th. UK: Pearson Education.
  7. Stephen A. Ross, Randolph W. Westerfield and Jeffrey Jaffe. (2016). Corporate Finance 11e th edition. USA: McGraw-Hill.
  8. Joanne M.Flood. (2017). GAAP. USA: John Wiley & Sons, Inc.
  9. Jeff Madura. (2018). International Financial Management, 13th edition. USA: McGraw-Hill.
  10. S. David Young, Jacohen, Daniel A Bens. (2019). Corporate Financial Reporting and Analysis, fourth edition. John Wiley & Sons, Inc.

Các Web:

https://vn.tradingview.com/symbols/FOREXCOM-DJI/. (Truy cập 07-01-2021)

http://thongke.idea.gov.vn/. (Truy cập 08-01-2021)

https://data.imf.org/?sk=388DFA60-1D26-4ADE-B505-A05A558D9A42. (Truy cập 09-01-2021).

Factors affecting the VN30 Index performance

Ph.D Nguyen Trung Truc

Faculty of Finance - Accounting, Nguyen Tat Thanh University

ABSTRACT:

It is necessary to study the factors affecting the VN30 Equal Weight Index (VN30 Index) performance as it could help investors make appropriate stock investment decisions, especially derivative investment. The study on the VN30 Index also support the state management agencies better regulate Vietnam’s stock market, contributing to stabilizing the financial markets in particular and the national economy in general. This study’s findings indicate that the factors of GDP growth rate, interest rates, inflation and export turnover all affect the VN30 Index performance.

Key worlds: derivative, GDP, interest, inflation, export.

[Tạp chí Công Thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, Số 5, tháng 3 năm 2021]