Cải tiến chất lượng đào tạo tại Trung tâm Đào tạo kỹ năng xã hội, Trường Đại học Thủ Dầu Một

TS. Hoàng Mạnh Dũng (Khoa Kinh tế, Trường Đại học Thủ Dầu Một), Nguyễn Viết Xuân Sang (Chuyên viên Trung tâm Đào tạo kỹ năng xã hội, Trường Đại học Thủ Dầu Một)

Tóm tắt:

Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á (AUN - ASEAN University Network) đã nhận thức được tầm quan trọng của chất lượng trong giáo dục đại học, cũng như nhu cầu phát triển hệ thống đảm bảo chất lượng (ĐBCL) tổng thể giúp đưa ra các tiêu chuẩn học thuật và nâng cao chất lượng đào tạo giữa các trường đại học thành viên. Kể từ khi thành lập đến nay, AUN đã quảng bá, phát triển và triển khai nhiều hoạt động ĐBCL. Trong bối cảnh hội nhập, Trường Đại học Thủ Dầu Một đã triển khai áp dụng Bộ tiêu chuẩn AUN - QA phiên bản 3.0 từ năm 2015. Theo đó, hoạt động ĐBCL cũng được triển khai rộng khắp tại các chương trình đào tạo. Trung tâm đào tạo kỹ năng xã hội là một đơn vị trực thuộc nên áp dụng mô hình ĐBCL trong quá trình thực nhiệm vụ là yêu cầu cần thiết.

Từ khóa: đảm bảo chất lượng, bộ tiêu chuẩn AUN - QA phiên bản 3.0, Trung tâm đào tạo kỹ năng xã hội - Trường Đại học Thủ Dầu Một.

1. Đặt vấn đề

Trong bối cảnh đương đại, chất lượng đào tạo luôn là vấn đề quan trọng và được các trường đại học đặc biệt quan tâm. AUN đã ban hành tiêu chuẩn AUN - QA phiên bản 3.0 với các tiêu chuẩn, tiêu chí cụ thể; trong đó hướng dẫn những điều kiện đảm bảo chất lượng cho một chương trình đào tạo (CTĐT). Kể từ khi thành lập, AUN đã xem chất lượng đào tạo là mục tiêu quan trọng nhằm khẳng định với quốc tế về sự phát triển của giáo dục đại học Đông Nam Á. Qua đó, tạo ra sự liên thông và thừa nhận chất lượng đào tạo lẫn nhau giữa các trường đại học trong và ngoài mạng lưới AUN. Tính đến ngày 31/01/2021, Việt Nam đã có 7 cơ sở giáo dục đại học được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục theo tiêu chuẩn của AUN và Hội đồng cấp cao về đánh giá nghiên cứu và giáo dục đại học (HCERES) của Pháp [2].

Trường Đại học Thủ Dầu Một (TDMU) đã đạt chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục quốc gia, chuẩn 4 sao - UPM của hệ thống xếp hạng Webometrics đầu năm 2021. Tính đến tháng 6/2021, trường đã có 11 ngành đào tạo đạt chuẩn kiểm định chất lượng của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tháng 12/2019, Trường đạt kiểm định AUN - QA với 4 ngành: Quản trị kinh doanh, kỹ thuật phần mềm, kỹ thuật điện và hóa học. Trung tâm Đào tạo kỹ năng xã hội (gọi tắt là Trung tâm) là một đơn vị trực thuộc TDMU đã và đang xây dựng hình ảnh tốt với các bên liên quan. Trung tâm đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 trở thành đơn vị đào tạo về kỹ năng xã hội dành cho sinh viên (SV), doanh nghiệp và người đi làm trong khu vực Đông Nam Bộ [10]. Để cùng hướng đến TDMU đạt AUN - QA cấp cơ sở đào tạo đại học, Trung tâm cũng phải đảm bảo chất lượng theo AUN - QA nhằm hình thành chất lượng toàn trường đạt được chuẩn mực khu vực về đào tạo đại học.

2. Cơ sở lý luận

2.1. Các khái niệm

Theo ISO 9000:2015, chất lượng là mức độ của một tập hợp các đặc tính vốn có đáp ứng các yêu cầu. ĐBCL là một phần của quản lý chất lượng tập trung mang lại lòng tin về các yêu cầu chất lượng sẽ được thực hiện [6].

Trong Tuyên ngôn Thế giới về giáo dục đại học thế kỷ XXI (tháng 10/1998), “ĐBCL trong giáo dục đại học là một khái niệm đa chiều, bao quát nhiều chức năng và hoạt động; giảng dạy và CTĐT, nghiên cứu và phát triển tri thức, phát triển đội ngũ, người học, cơ sở vật chất, trang thiết bị, phục vụ cộng đồng và môi trường học thuật. Hoạt động đánh giá nội bộ và đánh giá ngoài việc cần được triển khai minh bạch và do chuyên gia độc lập, chuyên gia quốc tế (nếu có điều kiện) thực hiện. Đây là hoạt động cốt lõi giúp cải tiến chất lượng trong giáo dục đại học” [8].

Kỹ năng xã hội (KNXH) là bất kỳ năng lực tạo thuận lợi cho sự tương tác và giao tiếp với những người khác, nơi các quy tắc xã hội và các mối quan hệ được tạo ra, truyền đạt cũng như thay đổi theo cách nói và không lời. Kỹ năng xã hội là một loại công cụ giúp mọi người giao tiếp, học hỏi, yêu cầu giúp đỡ, đáp ứng nhu cầu theo những cách thích hợp, hội nhập với người khác, kết bạn, phát triển mối quan hệ lành mạnh, bảo vệ bản thân và nói chung, có thể tương tác với xã hội một cách hài hòa [4].

Elliott and Shin (2002) định nghĩa sự hài lòng của SV là “Những đánh giá chủ quan của SV về các yếu tố đầu ra và những kinh nghiệm có liên quan đến giáo dục. Sự hài lòng của SV đang tiếp tục được hình thành qua những kinh nghiệm được tích lũy trong môi trường đại học”. Các tác giả cũng cho rằng, “Việc tập trung vào sự hài lòng của SV không chỉ giúp trường đại học cơ cấu lại tổ chức để thích nghi với nhu cầu và mong muốn mà còn góp phần phát triển hệ thống bằng cách kiểm tra, đánh giá mức độ đáp ứng nhu cầu của SV” [3].

2.2. Tổ chức AUN và tiêu chuẩn AUN - QA 3.0

2.2.1. Sơ nét về tổ chức AUN

Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 4 năm 1992 đã kêu gọi các nước thành viên trong khu vực Đông Nam Á trợ giúp việc “thúc đẩy sự đoàn kết và phát triển khu vực thông qua tăng cường phát triển nguồn nhân lực cũng như thắt chặt thêm mạng lưới các trường đại học và viện giáo dục hàng đầu trong khu vực”. Ý tưởng này dẫn đến thành lập AUN vào tháng 11 năm 1995 với việc ban hành Hiến chương về giáo dục đại học cho 6 nước thành viên. Năm 2007, AUN bắt đầu đảm nhiệm vai trò là tổ chức thực hiện quan trọng của Đông Nam Á về văn hóa - xã hội. Các hoạt động hiện tại của AUN được phân thành 5 lĩnh vực bao gồm: (1) Các chương trình trao đổi dành cho giới trẻ, (2) Hợp tác học thuật, (3) Các  tiêu chuẩn, Cơ chế, Hệ thống và Chính sách hợp tác giáo dục đại học, (4) Môn học và Phát triển chương trình và (5) Các diễn đàn về chính sách khu vực và toàn cầu [9].

2.2.2. Bộ tiêu chuẩn AUN - QA 3.0 cấp chương trình đào tạo

AUN - QA là bộ tiêu chuẩn với các tiêu chuẩn, tiêu chí cụ thể, tập trung đánh giá những điều kiện ĐBCL đào tạo của toàn bộ một chương trình đào tạo. (Hình 1)

Hình 1: Mô hình đảm bảo chất lượng cấp chương trình đào tạo theo AUN-QA (phiên bản 3.0) [1]

Hoàng Mạnh Dũng

3. Phương pháp nghiên cứu

3.1. Phương pháp nghiên cứu định tính:

Là phương pháp mô tả và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ĐBCL cấp CTĐT thông qua nghiên cứu bàn giấy. Phương pháp nghiên cứu này giúp khẳng định khung nghiên cứu thích hợp tại Trung tâm. Thông qua thảo luận chuyên gia giúp đánh giá khách quan về kết quả quá trình đã và đang thực hiện ĐBCL, CTĐT, KNXH tại Trung tâm. Bài viết mời 5 chuyên gia bao gồm 1 thành viên là Phó Hiệu trưởng TDMU phụ trách lĩnh vực ĐBCL và KĐCL; 3 chuyên gia là những thành viên nồng cốt đang triển khai AUN - QA tại TDMU và 1 thành viên là lãnh đạo của Trung tâm.

3.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng:

Tập trung thu thập dữ liệu sơ cấp. Phương pháp này thể hiện với cuộc khảo sát sự hài lòng của các bên quan tâm về từng tiêu chí Bộ tiêu chuẩn AUN - QA tại Trung tâm. Bài viết sử dụng công thức của Fatma & Karen (2016), tính giá trị của thành phần mờ  và LAT (giá trị trung bình của từng tiêu chuẩn) [4] theo công thức tính sau:

Hoàng Mạnh Dũng

Trong đó: m là số nhân tố; nj là số chỉ số thành quả có trong mỗi nhân tố j (hay số câu hỏi trong nhóm nhân tố định tính);  giá trị thành phần mờ của chỉ số thành quả thứ i trong nhân tố thứ j.

4. Kết quả nghiên cứu

4.1. Kết quả hoạt động của Trung tâm Đào tạo kỹ năng xã hội

Nghiên cứu lấy mẫu từ tất cả các lớp thuộc Trung tâm đang giảng dạy vào thời điểm khảo sát từ tháng 1/2021 đến tháng 5/2021. Số lượng mẫu được tính theo công thức Slovin (1960) là 392 đối với SV và giảng viên, cán bộ viên chức cùng các bên liên quan là 80. Tổng cộng phiếu phát ra là 480. Sau khi tiến hành chọn lọc còn 465 phiếu điều tra hợp lệ. Dữ liệu sơ cấp được xử lý bằng phần mềm SPSS để phân tích thống kê mô tả.

  • Cơ cấu mẫu theo năm học gồm SV năm 1 chiếm tỷ lệ 49.03%; SV năm 2 chiếm tỉ lệ 31.83%; SV năm 3 chiếm tỉ lệ 10.32% và năm 4 chiếm tỉ lệ 8.82%.
  • Cơ cấu theo giới tính: SV nữ chiếm 66.67% và SV nam chiếm 33.33%.
  • Cơ cấu theo tiến độ học tập: SV đúng hạn chiếm 73.76%; SV trễ hạn chiếm 26.24%.
  • Cơ cấu theo giảng viên giảng dạy KNXH: 16 phiếu; CBVC thuộc TDMU: 39; các bên liên quan: 14 phiếu. Tổng cộng: 69 phiếu hợp lệ

Bảng 1. Số lượng sinh viên theo học kỹ năng xã hội (2017 - 2020)

Hoàng Mạnh Dũng

Nguồn: Trung tâm Đào tạo kỹ năng xã hội, 2021[11]

Bảng 2. Số lượng sinh viên đăng ký theo học phần kỹ năng (2017 - 2020)

Hoàng Mạnh Dũng

Nguồn: Trung tâm Đào tạo kỹ năng xã hội, 2021 [11]

Qua Bảng 1 và 2 minh chứng cho nhu cầu thực tế về học tập kỹ năng xã hội dành cho SV TDMU và các cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Đây là điều kiện có ý nghĩa để ứng dụng mô hình ĐBCL đối với lĩnh vực đào tạo KVXH tại Trung tâm.

4.2. Kết quả khảo sát sự hài lòng về đảm bảo chất lượng theo AUN - QA tại Trung tâm 

Bảng 3. Kết quả tính LAT đối với 11 tiêu chuẩn theo AUN - QA tại Trung tâm

Hoàng Mạnh Dũng

Hoàng Mạnh Dũng

Nguồn: Kết quả phân tích số liệu, 2021

5. Kết luận

Thiết lập, triển khai và duy trì hoạt động quản lí chất lượng là yếu tố thúc đẩy quá trình nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu của các bên liên quan cũng như gia tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục. Tuy nhiên, chọn lựa mô hình phụ thuộc vào điều kiện và bối cảnh của từng nơi. Đảm bảo chất lượng giáo dục đại học là trách nhiệm của tất cả cơ sở giáo dục đại học, bởi không chỉ phục vụ mục tiêu đánh giá ngoài/kiểm định chất lượng giáo dục mà còn hướng đến khả năng thích nghi, hội nhập cũng như cạnh tranh với khu vực và thế giới. Bài viết dựa vào kết quả hài lòng của người học và các bên liên quan; đồng thời kết hợp với ý kiến của 5 chuyên gia về những mặt chưa đạt của từng tiêu chuẩn tại Trung tâm theo 3 mức độ là: 1 (-): Đã có văn bản hướng dẫn nhưng chưa triển khai; 2(--): Chưa triển khai nội dung này tại Trung tâm; 3(---): Chưa nhận thức ý nghĩa của tiêu chí này tại Trung tâm. Từ đó, đề xuất các nhóm giải pháp cải tiến chất lượng đào tạo tại Trung tâm vào giai đoạn 2022 - 2024. (Bảng 4)

Bảng 4. Thứ tự ưu tiên của 11 tiêu chuẩn cần cải tiến tại Trung tâm

Hoàng Mạnh Dũng

Nguồn: Tác giả tổng hợp, 2021

Trung tâm là đơn vị cung cấp dịch vụ đào tạo kỹ năng hỗ trợ cho các chương trình đào tạo của TDMU nên các giải pháp đề ra cần tránh dàn trải. Nghiên cứu chấp nhận quan điểm trên và hình thành 2 nhóm giải pháp cải tiến như Bảng 5.

Bảng 5. Giải pháp cải tiến chất lượng tại Trung tâm khi áp dụng AUN - QA (2022 - 2024)

Hoàng Mạnh Dũng

Nguồn: Tác giả phân tích và tổng hợp (2021)

Nếu trước đây, giáo dục đại học được xem đơn thuần như một sự nghiệp đào tạo con người mang tính phi lợi nhuận thì ngày nay dưới tác động của nền kinh tế thị trường, giáo dục đại học được xem như một “dịch vụ”, ở đó khách hàng và các bên quan tâm sẵn sàng đầu tư và lựa chọn cơ sở đào tạo với chất lượng phù hợp nhất. Để tồn tại và phát triển, Trung tâm cần chú trọng vào chất lượng đào tạo nhằm nâng cao sự hài lòng của người học trên cơ sở áp dụng thống nhất về Bộ tiêu chuẩn AUN - QA trong TDMU. Nếu thành công, sẽ là nền tảng cho TDMU càng khẳng định vị trí trong ngành Giáo dục đại học của cả nước nói riêng và khu vực nói chung./.

Tài liệu tham khảo:

  1. ASEAN University Network, (2015). Guide to AUN - QA Assessment at Programme Level Version 3.0. Chulalongkorn University, Thailand.
  2. Cục Quản lý chất lượng - Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2021). Danh sách các cơ sở giáo dục được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục. Truy cập tại: https://moet.gov.vn/giaoducquocdan/khao-thi-va-kiem-dinh-chat-luong-giao-duc/Pages/Default.aspx?ItemID=7404
  3. Elliott, K. & Shin, D., (2002). Student satisfaction: an alternative approach to assessing this Important Concept. Journal of Higher Education Policy and Management, 97-109.
  4. Fatma Pakdil and Karen Moustafa Leonard (2014). Criteria for a lean organisation: development of a lean assessment tool. International Journal of Production Research Taylor & Francis, 52(15), 4587-4607.
  5. Huỳnh Văn Sơn (2008). Nhận diện kỹ năng sống. Báo Người Lao động. Truy cập tại: https://nld.com.vn/tinh-yeu-hon-nhan/ky-nang-song-can-thiet-cho-moi-nguoi-220261.htm
  6. International Organization for Standardization (2015). ISO 9000:2015 Quality management systems - Fundamentals and vocabulary. ISO/TC 176, Switzerland.
  7. Nguyễn Thị Oanh (2010). Kỹ năng sống cho tuổi vị thành niên. Nhà xuất bản Trẻ, TP. Hồ Chí Minh.
  8. UNESCO (1998). Tuyên ngôn thế giới về giáo dục đại học. Hội nghị Thế giới về giáo dục Đại học: “Giáo dục đại học vài thế kỷ 21 - Tầm nhìn và hành động, Truy cập tại: https://123docz.net/document/1851418-tuyen-ngon-the-gioi-ve-giao-duc-dai-hoc-1998.htm
  9. Trường Đại học Quốc tế - Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh (2021). Giới thiệu về AUN. Truy xuất từ: https://hcmiu.edu.vn/kiem-dinh-chat-luong-giao-duc/gioi-thieu-ve-aun/
  10. Trường Đại học Thủ Dầu Một (2021). Giới thiệu. Truy xuất từ: https://tdmu.edu.vn/Gioi-thieu.
  11. Trung tâm đào tạo kỹ năng xã hội (2021). Báo cáo tổng kết hoạt động của Trung tâm từ năm 2017 đến năm 2020. Trường Đại học Thủ Dầu Một, Bình Dương.

IMPROVING THE TRAINING QUALITY OF CENTER OF TRAINNING SOCIALL SKILLS UNDER THU DAU MOT UNIVERSITY

Ph.D Hoang Manh Dung 1

Nguyen Viet Xuan Sang 2

1 Faculty of Economics, Thu Dau Mot University

2 Specialist, Center of Social Skills Training, Thu Dau Mot University

Abstract:

The ASEAN University Network (AUN) has recognized the importance of quality in higher education as well as the need to develop an overall quality assurance system to help set academic standards and improve training quality among member universities. Since its establishment, the AUN has promoted, developed and implemented many quality assurance activities. In the context of integration, Thu Dau Mot University has applied the AUN-QA standard version 3.0 since 2015. Accordingly, quality assurance activities have also been widely deployed in academic programs of Thu Dau Mot University. Center of Trainning Sociall Skills is an unit of Thu Dau Mot University, hence it is necessary for the center to apply a model of quality assurance in its operations.

Keywords: quality assurance, AUN-QA Standards version 3.0, Center of Trainning Sociall Skills - Thu Dau Mot University.

[Tạp chí Công Thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, Số 19, tháng 8 năm 2021]