Theo tham luận gửi tới Hội nghị “Giữ vững mối liên kết đảm bảo chuỗi cung ứng hàng Việt Nam, hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, có 3 ài học kinh nghiệm từ đợt dịch COVID-19 lần thứ 4:

Thứ nhất, chủ động ứng phó: mỗi đơn vị xây dựng 03 kịch bản SXKD theo cấp độ dịch tại địa phương: địa phương phương đang không có dịch, địa phương đang có dịch và địa phương đang thực hiện cách ly xã hội. Đảm bảo ứng phó kịp thời, hiệu quả với diễn biến của dịch; tránh bị động và gặp sai lầm trong quá trình triển khai. 

Thứ hai, Đảm bảo chuỗi cung ứng: duy trì nghiệm ngặt các hoạt động phòng chống dịch trong phạm vi nội bộ, đặc biệt với đội ngũ nhân viên tại điểm giao dịch, nhân viên giao hàng, nhân viên lái xe có tính chất công việc tiếp xúc với nhiều người, thường xuyên phải di chuyển giữa nhiều địa điểm, từ đó đảm bảo nhân sự cho hoạt động SXKD, giúp chuỗi cung ứng vận hành liên tục, không đứt gãy.

Thứ ba, sẵn sàng nguồn cung nhu yếu phẩm cho người dân: làm việc với các nhà cung cấp lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng, … trên toàn quốc, đưa sản phẩm lên gian hàng đi chợ hộ của từng tỉnh trên Sàn TMĐT Voso kết hợp với lực lượng nhân sự và mạng lưới Logistics sẵn có để giao hàng tới tận nhà người dân. Sẵn sàng đáp ứng nhu cầu về hàng hóa thiết yếu cho người dân cả trong trường hợp địa phương thực hiện cách ly xã hội.

Trong thời gian tới, bên cạnh việc duy trì nghiêm ngặt các hoạt động phòng chống dịch bệnh để đảm bảo cho hoạt động SXKD, Viettelpost thực hiện chuyển dịch từ Công ty Chuyển phát truyền thống sang công ty Logistics phục vụ cho TMĐT dựa trên nền tảng công nghệ cao, cụ thể:

- Về đầu tư nền tảng: tập trung đầu tư các platform kho, phương tiện, sản phẩm của VTPost để cung cấp đến khách hàng từ chuyển phát, hậu cần kho bãi, giao nhận vận chuyển quốc tế. Nhắm tối đa hóa nguồn lực xã hội, có thể tham gia cung ứng, sử dụng thông qua các nền tảng này. Trên thế giới, xu hướng chính của các công ty truyền thống là nhanh chóng chuyển mình trở thành một doanh nghiệp thành công dựa trên nền tảng. Mô hình kinh doanh dựa trên nền tảng này có 4 đặc điểm chung: Tính mở (open), có thể mở rộng, kết nối và thông minh.

Vì thế, quá trình chuyển đổi số buộc các công ty này phải quyết định chuyển đổi toàn bộ chuỗi giá trị của mình, đầu tư rất nhiều vào một nền tảng tích hợp bao gồm các mối quan hệ với các nhà cung cấp, quản lý nhà máy, hậu cần phân phối và bán hàng để quản lý hàng tồn kho và hậu cần hiệu quả hơn, phản hồi của khách hàng nhanh hơn và tối ưu hóa tổng thể tài sản.

Bên cạnh hạ tầng Logistics, Viettelpost cũng đang tích cực phát triển nền tảng TMĐT Voso với định hướng đưa các sản phẩm đặc sản vùng miền, nông sản, hàng tiêu dùng lên sàn TMĐT, đồng thời đưa hàng hóa  tới từng tỉnh, từng huyện để vừa hỗ trợ hộ sản xuất nông nghiệp, các công ty sản xuất tiêu thụ sản phẩm, vừa sẵn sàng cung ứng lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng bình ổn giá tới tận tay người dân với thời gian nhanh nhất, chi phí rẻ nhất.

- Về đầu tư hạ tầng: Viettel Post đang hướng tới xây dựng mạng lưới Logistics đầu tư vào các hoạt động lưu kho (fulfillment, phân phối), kết nối, chia chọn. Điểm tạo nên lợi thế của Viettel Logistics chính là mạng lưới, cơ sở hạ tầng nhằm tạo thành BACK BONE hạ tầng quốc gia với hệ thống Mega Hub -  Sub - Bưu cục trải dài khắp 63 tỉnh thành trên cả nước.

- Về phương tiện vận chuyển, phục vụ hoạt động logistics, ngoài phương tiện tự đầu tư mới, Viettel Post hướng đến việc thuê xe bên ngoài nhằm tối ưu chi phí, đồng thời đẩy mạnh phát triển sàn Vận chuyển đa phương thức MyGo, vừa tối ưu hiệu suất xe tải hiện có của Viettel Post, đồng thời sẽ là platform kinh doanh dịch vụ vận tải dành cho các đối tác xe tải và khách hàng.

- Về công nghệ, Viettel Post coi đây là USP đối với dịch vụ logistics của Viettel Post. Để cung cấp dịch vụ logistics dựa trên nền tảng công nghệ cao, AI và IOT sẽ được tích hợp để giải quyết bài toán chuỗi dịch vụ của logistics, trên cơ sở đó giải quyết bài toán tối ưu cho các dịch vụ của Logistics. Trong mảng kho vận, Đầu tư ứng dụng AI, Robotics, Automated Picking Tool, xe tự hành AGV, IoT, Corobot (robot cộng tác), hệ thống lưu trữ và truy xuất tự động AS/RS được chúng tôi coi là giải pháp cần được ưu tiên hàng đầu. Năm 2020 và 2021, Viettel Post đã đầu tư hệ thống công nghệ để xây dựng trung tâm chia chọn, kho vận thông minh tại HCM, và sang 2022, đây tiếp tục là định hướng chiến lược của Viettel Post để tiệm cận với mô hình kho thông minh của thế giới, nâng tỷ lệ tự động hóa trong kho lên 50%-60%.