Chuẩn mực kế toán công về báo cáo tài chính: một số mô hình trên thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam

ThS. NGUYỄN THỊ THU HÀ (Khoa Kế toán - Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp)

TÓM TẮT:

Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước tiến mạnh mẽ, hòa nhập với xu thế phát triển chung của nền kinh tế thế giới. Cùng với những chuyển biến tích cực của nền kinh tế thị trường, thì bộ phận tài chính công cũng có những thay đổi đáng để. Tuy nhiên, kế toán khu vực công ở Việt Nam vẫn còn một khoảng cách rất lớn với các chuẩn mực kế toán công quốc tế, nhất là bước cuối cùng trong quy trình hạch toán kế toán là lập báo cáo tài chính (BCTC). Mặc dù đã có nhiều văn bản hướng dẫn cho việc lập BCTC trong các đơn vị sự nghiệp công lập nhưng vẫn chưa đảm bảo được việc công bố thông tin cho đông đảo các đối tượng quan tâm. Chính vì thế mà hoàn thiện BCTC theo chuẩn mực kế toán công là vô cùng cần thiết cho Việt Nam hiện nay.

Từ khóa: Chuẩn mực kế toán công, báo cáo tài chính, kinh nghiệm thế giới, Việt Nam.

I. Chuẩn mực kế toán công quốc tế về báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính khu vực công là các báo cáo được trình bày theo một cấu trúc chặt chẽ về tình hình tài chính của đơn vị và các giao dịch được thực hiện bởi một đơn vị thuộc khu vực công. BCTC trong khu vực công cung cấp nguồn thông tin rất quan trọng phục vụ cho các đối tượng liên quan tổng hợp và kiểm soát tình hình quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước (NSNN). Hệ thống chuẩn mực kế toán công quốc tế được ban hành làm cơ sở cho việc lập và trình bày BCTC ở các đơn vị sự nghiệp công lập. Theo đó, tất cả các BCTC phải được lập và trình bày theo một khuôn mẫu thống nhất cho phù hợp với hệ thống chuẩn mực công quốc tế. Chuẩn mực kế toán công quốc tế về BCTC được giới thiệu trong các IPSAS 1 - Trình bày các báo cáo tài chính, IPSAS 2 - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, IPSAS 6 - Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán các khoản đầu tư vào đơn vị bị kiểm soát, IPSAS 8 - Báo cáo tài chính đối với các khoản lợi ích từ hoạt động liên doanh, IPSAS 10 - Báo cáo tài chính trong nền kinh tế siêu lạm phát, IPSAS 18 - Báo cáo bộ phận, IPSAS 24 - Trình bày thông tin ngân sách trong BCTC. Trong khi đó, kế toán công ở Việt Nam thực hiện theo chế độ kế toán hành chính sự nghiệp (HCSN) được xây dựng trên cơ sở Luật Ngân sách Nhà nước (NSNN), Luật Kế toán và các chính sách tài chính áp dụng cho đơn vị HCSN vẫn còn nhiều điểm khác biệt so với hệ thống chuẩn mực kế toán công quốc tế.

II. Mô hình báo cáo tài chính theo chuẩn mực kế toán công quốc tế ở một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Theo báo cáo đánh giá của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Mỹ và Úc là hai trong bảy quốc gia đã thành công trong việc công bố thông tin trên BCTC khu vực công trên cơ sở kế toán dồn tích một cách rông rãi và toàn diện. Nam Phi là quốc gia đang phát triển được đánh giá thành công nhất trong việc cải cách chế độ kế toán khu vực công, BCTC được đánh giá cao về sự minh bạch và hữu ích.

III. Kết luận

Hiện nay, các nước phát triển có nền kế toán công phát triển mạnh, nhưng vẫn sử dụng đồng thời 2 cơ sở kế toán: cơ sở tiền mặt và cơ sở dồn tích. Do đó việc sử dụng cơ sở dồn tích có điều chỉnh trong đơn vị HCSN như hiện nay ở Việt Nam vẫn còn hợp lý. Do đó, khi Việt Nam tiếp cận IPSAS để xây dựng và hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính cho đơn vị HCSN cũng phải điều chỉnh cho phù hợp với nền kinh tế chính trị - xã hội của Việt Nam là lấy nền tảng kế toán trên cơ sở dồn tích để định hướng cho việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống kế toán cho đơn vị HCSN phù hợp với xu hướng chung của thế giới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. Bộ Tài chính, 2006, Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp.

2. Đặng Thái Hùng, Chuẩn mực kế toán công tại Việt Nam, sự cần thiết và định hướng ban hành, Tạp chí Kế toán số 79.

3. TS. Ngô Thanh Hoàng, Vận dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế vào Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Tạp chí Nghiên cứu tài chính kế toán số 02 (127)-2014.

4. ThS. Phạm Quang Huy, Kế toán khu vực công và chu trình quản trị tài chính công hiện đại, Phát triển và Hội nhập, số 10 (20) - Tháng 5-6/2013.

5. Bộ Tài chính (2011), Tài liệu hội thảo về CMKT công quốc tế và lộ trình xây dựng CMKT công Việt Nam.

6. http://www.taichinhdientu.vn/tai-chinh/can-phai-ap-dung-chuan-muc-ke-toan-cong-quoc-te-116094.html.

7. ThS. Đào Thị Kim Yến, Vận dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế để hoàn thiện báo cáo tài chính trong đơn vị hành chính sự nghiệp có thu.

IPSAS: SOME MODELS APPLIED IN THE WORLD

AND LESSONS FOR VIETNAM

MA. NGUYEN THI HANG

Faculty of Accounting, University of Economic and Technical Industries

ABSTRACT:

Vietnam has attained many significant economic achievements in recent years and has deeply integrated into the global economy. The public finance sector of Vietnam has also witnessed some considerable changes. However, the fact shows that the standards of Vietnams public accounting have fallen behind with International Public Sector Accounting Standards (IPSAS), particularly international standards associated with preparation of financial statements. Although Vietnamese agencies have issued many documents related to preparation of financial statements in governmental administrative units, the financial statements of these agencies still do not satisfy the demand for accouting information of public. Therefore, one of the most important tasks for the public financial sector of the country is to complete standards related to preparation of financial statements towards the IPSAS.

Keywords: International Public Sector Accounting Standards (IPSAS), financial statements, global experience, Vietnam.

Xem toàn bộ ấn phẩm Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ số 04 + 05 tháng 04/2017 tại đây