Công đoàn VEAM: 15 năm - một diện mạo và vị thế mới

Sáng ngày 6/1/2011, Công đoàn Tổng công ty Máy Động lực và Máy Nông nghiệp (VEAM) đã long trọng tổ chức Lễ Kỷ niệm 15 năm thành lập. Đến dự có ông Đỗ Đăng Hiếu - Chủ tịch Công đoàn Công Thương Việt Na

Cách đây 15 năm ngày 09/01/1997, Công đoàn ngành Cơ khí luyện kim Việt Nam đã ban hành Quyết định số 04/QĐ-CL về việc thành lập Công đoàn Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp (nay là Công đoàn Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam- VEAM). Kèm theo Quyết định thành lập gồm 18 công đoàn cơ sở, với gần 6.000 đoàn viên công đoàn (trong đó 02 công đoàn liên doanh có vốn đầu tư nước ngoài). Sau 15 năm xây dựng và phát triển, đến nay Công đoàn VEAM với một diện mạo và vị thế mới trong việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình, thể hiện tiêu biểu qua từng giai đoạn như sau:

Từ năm 1997 đến năm 2002: Đây là giai đoạn được coi là bước ngoặt quan trọng trong bước chuyển đổi cơ chế quản lý doanh nghiệp quốc doanh của Nhà nước sang cơ chế kinh tế mới: Kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Theo đó, sự hình thành các tổ chức Công đoàn trực tiếp ở các Tổng công ty đặt một dấu mốc mới, một trọng trách mới trong nội dung và phương thức tổ chức hoạt động công tác Công đoàn các cấp của Tổng công ty.

Trong giai đoạn 5 năm đầu, khi mới hình thành, Công đoàn VEAM còn nhỏ về quy mô tổ chức và số lượng đội ngũ, khó khăn về kinh phí hoạt động. Ban chấp hành Công đoàn Tổng công ty đã xác định cần tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác Công đoàn từ Tổng công ty tới cơ sở, theo tinh thần “Liên tục đổi mới, thích ứng kịp thời với những thay đổi cơ chế doanh nghiệp của Tổng công ty”. Cán bộ CNVC-LĐ thuộc các thành phần kinh tế trong Tổng công ty đã sát cánh cùng tổ chức Công đoàn vượt qua nhiều khó khăn, thách thức đóng góp có hiệu quả trên mọi lĩnh vực, tạo nền tảng cơ sở vật chất, đảm bảo sự phát triển ổn định, lớn mạnh không ngừng cả về chất và lượng trong phong trào CNVC-LĐ và hoạt động Công đoàn.

Từ năm 2003 - 2007: Bức tranh toàn cảnh về Tổng Cty Máy động lực và Máy nông nghiệp giai đoạn này đã và có nhiều biến đổi sâu sắc về mô hình. Sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế ở một số doanh nghiệp, sáp nhập, thành lập mới, đặc biệt là sự chuyển đổi cơ chế, đầu tư chiều sâu đã đưa một số đơn vị trọng điểm của Tổng công ty trên con đường hội nhập với nền khoa học tiên tiến của khu vực và thế giới. Hàng loạt các sản phẩm công nghệ cao ra đời, hiệu quả và giá trị kinh tế tăng đột biến. Theo đó, diện mạo doanh nghiệp và sự phát triển mạnh mẽ, phong phú các lĩnh vực, các thành viên trong Tổng công ty đã tạo được sự lớn mạnh cả về tổ chức, số lượng và chất lượng của phong trào CNVC-LĐ và hoạt động Công đoàn.

Cùng thời gian này, song song với việc thực hiện thành công chiến lược xây dựng và phát triển của thời kỳ 2005 - 2010, là triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ II Công đoàn Tổng công ty nhiệm kỳ 2003 - 2008. Với mục tiêu: “Xây dựng Công đoàn Tổng công ty vững mạnh về tổ chức, lớn mạnh về số lượng đội ngũ cán bộ, đoàn viên và hiệu quả trong các lĩnh vực hoạt động”. Những kết quả và thành tích đạt được trong chặng đường 5 năm để lại là: số Công đoàn cơ sở tăng tới 28 đơn vị, số lượng đoàn viên đạt tới 13.000 người, nội dung và phương thức hoạt động có sự chuyển biến tích cực. Đội ngũ hơn 650 cán bộ công đoàn ở cơ sở (nhất là các cán bộ công đoàn thuộc các đơn vị liên doanh có vốn đầu tư nước ngoài) đã có bước trưởng thành lớn mạnh về năng lực và kinh nghiệm.

Việc triển khai tổ chức hoạt động công tác Công đoàn trong giai đoạn này bị ảnh hưởng trong bối cảnh có những dấu hiệu ban đầu của khủng hoảng kinh tế và lạm phát cao, thay đổi cơ cấu doanh nghiệp, ảnh hưởng đến đời sống của người lao động. Nhưng tổ chức công đoàn các cấp đã chủ động đi sát với nhịp sống CNVC-LĐ, cùng với họ vượt qua nhiều khó khăn, ổn định cuộc sống. Thông qua mỗi lĩnh vực hoạt động, công tác công đoàn đã góp phần ổn định và nâng cao hiệu quả SXKD của doanh nghiệp. Tổ chức Công đoàn đã thực sự là chỗ dựa tin cậy cho đại đa số cán bộ đoàn viên và CNLĐ của các thành phần kinh tế trong Tổng công ty.

Giai đoạn từ 2008 đến nay: Là một thời kỳ đầy khó khăn do khủng hoảng kinh tế thế giới tác động đến quá trình SXKD của doanh nghiệp. Theo đó phong trào CNVC-LĐ và hoạt động Công đoàn của Tổng công ty phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.

Điểm nổi bật của giai đoạn này là Nghị quyết số 20/NQ-TW ngày 28/1/2008, Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X đã đưa ra các mục tiêu về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước”.

Thành quả về xây dựng và phát triển của VEAM trên các lĩnh vực đã khẳng định sự đồng hành hiệu quả của tổ chức Công đoàn và chuyên môn các cấp trong Tổng công ty. Tổ chức Công đoàn đồng hành cùng doanh nghiệp vượt khó, xây dựng nguồn nhân lực được coi trọng. đội ngũ cán bộ có trình độ quản lý, giữ vững sự ổn định, phát triển bền vững, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động. Nhiều đơn vị đã và sẽ thể hiện đẳng cấp doanh nghiệp, khằng định thương hiệu sản phẩm đối với người tiêu dùng, với bạn bè quốc tế và đưa hình ảnh Công ty lên một tầm cao mới.

Đặc biệt, năm 2011 - năm có nhiều dấu mốc quan trọng đối với Công đoàn VEAM. Tháng 7/2011, Công đoàn VEAM đã tiến hành sơ kết giữa nhiệm kỳ III (2008-2013). Những kết quả và những vấn đề còn tồn tại đã được BCH tổng kết, đánh giá kỹ lưỡng, nghiêm túc nhìn nhận những mặt yếu kém, đồng thời, quyết tâm tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ để đạt mục tiêu trong thời gian tiếp theo.

Năm 2011 cũng là 1 năm ghi nhận nhiều thành tích xuất sắc trong đổi mới nội dung, phương pháp tổ chức hoạt độmg Công đoàn, gắn với mục tiêu ổn định và phát triển bền vững của doanh nghiệp, không ngừng cải thiện đời sồng người lao động. Công đoàn VEAM đã đóng góp những trọng trách quan trọng cùng Công đoàn Công Thương Việt Nam trong công tác đối ngoại với bạn bè quốc tế, đặc biệt là với các đối tác trong các liên doanh vốn đầu tư nước ngoài với hơn 70% đoàn viên công đoàn cơ sở đang làm việc tại đây.

Những kết quả trên đây còn có sự đóng góp to lớn của trên 17.000 lao động, với tinh thần năng động, sáng tạo, đổi mới nội dung và phương thức tổ chức hoạt động theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Công đoàn các cấp và Chỉ thị 22/CT-TW về “Xây dựng quan hệ hài hoà, ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp”. Và để có được những kết quả đó, cần phải kể đến sự chỉ đạo sát sao của Công đoàn cấp trên, Công đoàn Công Thương Việt Nam, Ban chấp hành Công đoàn cơ sở, sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, đặc biệt là sự đồng hành của các cấp chuyên môn trong Tổng công ty đã sát cánh cùng đội ngũ cán bộ Công đoàn từ Công đoàn cơ sở tới Tổng công ty, đã chung sức, đồng lòng xây dựng tổ chức Công đoàn Tổng công ty vững mạnh, xuất sắc, hoàn thành tốt vai trò, nhiệm vụ của mình trong suốt chặng đường 15 năm qua. 



ông Đỗ Đăng Hiếu và ông Lâm Chí Quang (Tổng Giám đốc VEAM) chụp ảnh kỷ niệm cùng Ban Thường vụ Công đoàn VEAM

Những thành tích của Công đoàn Tổng công ty Máy Động lực và Máy Nông nghiệp đã được Đảng và Nhà nước ghi nhận. Tại Lễ Kỷ niệm, thừa ủy quyền Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, ông Đỗ Đăng Hiếu trao Huân chương Lao động hạng Nhì cho Công đoàn Tổng công ty; trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho ông Nguyễn Trọng Thể - Chủ tịch Công đoàn VEAM; ông Mai Xuân Mạnh - Chủ tịch Công đoàn Công ty Desel Sông Công, kiêm Phó chủ tịch Công đoàn VEAM.