Công nghiệp ô tô: Đẩy mạnh phát triển mạng lưới sản xuất tại Việt Nam

Ngày 12/10, tại Hà Nội Bộ Công Thương tổ chức Hội thảo, triển lãm “Công nghiệp ô tô và cơ hội phát triển mạng lưới sản xuất tại Việt Nam” bàn về các giải pháp, cơ chế chính sách hỗ trợ phù hợp, đặc bi

Tham dự Hội thảo, ngoài đại diện các bộ, ngành chức năng, có sự tham dự của hơn 200 doanh nghiệp là các đơn vị sản xuất, lắp ráp ô tô, sản xuất sản phẩm phụ trợ cho ngành công nghiệp (CN) ô tô, XNK linh kiện ô tô.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải phát biểu khai mạc Hội thảo.

Thách thức không hề nhỏ

Đánh giá về thực trạng của sản xuất ô tô trong nước, đại diện Cục Công nghiệp – Bộ Công Thương cho biết trong 2 năm gần đây, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đã phát triển khá nhanh (Năm 2016 sản lượng trên 2 nghìn xe/năm tăng 38% so với năm 2015 và 109 % so với năm 2014, một số sản phẩm đã xuất khẩu sang thị trường Lào, Campuchia, Myanmar, Trung Mỹ… ). Với sự tham gia tích cực và rộng rãi của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trong đó có một số công ty trong nước như Công ty CP Ô tô Trường Hải, Công ty CP TMT và các tập đoàn ô to lớn trên thế giới (Toyota, Ford, Honda, Mitsubishi…). Hiện tổng năng lực sản xuất – lắp ráp khoảng 460 ngành xe/năm  gồm hầu hết các chủng loại xe con (khoảng 200 ngàn xe/năm, còn lại là xe tải và xe khách.

Nhiều doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tham gia triển lãmNhiều hạn chế của ngành công nghiệp ô tô trong nước đã được chỉ ra như: chưa đạt được các tiêu chí của ngành sản xuất ô tô thực sự (phần lớn mới ở mức độ lắp ráp đơn giản); giá bán xe vẫn ở mức cao so với các nước trong khu vực; đối với dòng xe cá nhân đến 9 chỗ ngồi tỷ lệ nội địa hóa còn rất thấp mới đạt bình quân 7-10% (trong khi mục tiêu đặt ra là năm 2005 đạt 40% và năm 2010 đạt 60%). Ngành công nghiệp hỗ trợ bước đầu cũng đã hình thành cung cấp một số phụ tùng cho sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước tuy nhiên hàm lượng công nghệ thấp, mới chỉ sản xuất được một số ít chủng loại phụ tùng đơn giản như ghế ngồi, bộ dây điện, ắc quy, săm lốp, sản phẩm nhựa, một số ít doanh nghiệp đầu tư dây chuyền dập thân, vỏ xe

Tỷ lệ nội địa hóa của công nghiệp ô tô Việt Nam vẫn còn rất thấp và hàm lượng công nghệ không cao

Theo dự báo, năm 2020, mức thu nhập bình quân đầu người tại Việt Nam sẽ đạt  khoảng 3.000 USD; thời kỳ bùng nổ xe hơi sẽ diễn ra ngay sau đó, nhu cầu thị trường ô tô trong nước vào năm 2025 có thể lên tới 600.000 xe/năm.

Tại Hội thảo, đa số các đại biểu cho răng ngành công nghiệp ô tô đang đứng trước nhiều cơ hội song cũng đối mặt với không ít khó khăn do cạnh tranh ngày càng gay gắt. Do vậy, để thực hiện mục tiêu mà Chính phủ đề ra, bên cạnh các cơ chế chính sách hỗ trợ đặc thù, việc tăng cường liên kết giữa các nhà sản xuất, lắp ráp và doanh nghiệp trong nước là một điều kiện tất yếu để phát triển ngành Công nghiệp ô tô.

Đại diện Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) cho rằng, do quy mô thị trường nhỏ bé, sản lượng thấp làm cho chi phí sản xuất tại Việt Nam cao hơn các nước trong khu vực. Và cũng bởi do sản lượng còn quá nhỏ, nên các nhà sản xuất phải nhập khẩu hầu hết các linh kiện, phụ kiện để sản xuất ô tô (70-80%). Điều này dẫn đến các chi phí rất cao cho việc đóng gói, vận chuyển, thuế nhập khẩu.

Thực sự quan trọng và có những cơ chế hỗ trợ đặc thù

Qua đánh giá thực hiện chiến lược quy hoạch, xây dựng các quy định, điều kiện sản xuất lắp ráp nhập khẩu và kinh doanh cũng như nghiên cứu, áp dụng biện pháp tự vệ thương mại(khi ô tô con nguyên chiếc nhập khẩu tăng đột biến) cũng như đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ, tăng tỷ lệ nội đia hóa…cho công nghiệp ô tô, tại Hội thảo Bộ Công Thương đã đề xuất các nhóm giải pháp như: Cần tạo dựng thị trường đủ lớn cho các nhà sản xuất ô tô trong nước; tập trung hỗ trợ có mục tiêu, nâng cao năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước với một số các sản phẩm ô tô chủ lực, có dung lượng thị trường tốt và có khả năng cạnh tranh với sản phẩm nước khác trong khu vực; Thu hút FDI từ các tập đoàn đã quốc gia đầu tư các dự án quy mô tại Việt Nam (nhất là các tập đoàn chưa có cơ sở sản xuất tại khu vực). Thời gian qua Bộ Công Thương đã giao các đơn vị nghiên cứu, áp dụng biện pháp chống gian lận thương mại để hạn chế việc gia tăng nhập khẩu ô tô nguyên chiếc…

Công nghiệp ô tô cần có nhiều chính sách hỗ trợ đặc thù để giải quyết bài toán gia tăng tỷ lệ nội địa hóa.

Ông Phạm Văn Tài – Phó Tổng Giám đốc Công ty CP ô tô Trường Hải (Thaco)cho rằng bên cạnh sự hỗ trợ của Chính phủ thì phải có sự liên kết giữa doanh nghiệp lắp ráp ô tô và công nghiệp hỗ trợ nhằm nâng cao sản lượng và tỷ lệ nội địa hóa vì theo ông điều kiện tiên quyết gia tăng tỷ lệ nội địa hóa cần phải có sản lượng đủ lớn mới có thể đầu tư công nghệ, máy móc thiết bị để đảm bảo năng suất, chất lượng. Hiện với sự đầu tư của Thaco tại Khu công nghiệp Chu Lai đã hình thành một khu phức hợp Cơ khí ô tô có diện tích gần 400 hecta bao gồm 4 nhà máy lắp ráp ô tô với đầy đủ các chủng loại ô tô xe tải, xe khách, xe con và xe chuyên dụng và 14 nhà máy công nghiệp hỗ trợ sản xuất các linh kiện. Theo ông Tài để phát triển ngành công nghiệp ô tô, Chính phủ phải có chính sách hỗ trợ  ổn định và đồng bộ, thời gian đủ dài (tối thiểu là 10 năm) để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ.

Được biết đến với tuyên bố sẽ cho ra đời các sản phẩm ô tô thương hiệu Việt có tỷ lệ nội địa hóa lên đến 60% và tiêu chuẩn khí thải 5.0 và 6.0, mục tiêu trở thành hãng ô tô hàng đầu Đông Nam Á, ưu tiên tối đa nội địa hóa đại diện Vinsfast cho biết đã hợp tác với nhiều đối tác hàng đầu thế giới như Siemens, Bosch…các studio thiết kế xe đẳng cấp đồng thời cho biết sẽ có nhiều hoạt động hỗ trợ, thúc đẩy liên kết sản xuất với các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ cũng như các nhà sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước.

Để trở thành nhà cung cấp linh, phụ kiện ô tô, theo VAMA nhà sản xuất phải cải thiện năng lực trên mọi lĩnh để đáp ứng các yêu cầu cơ bản và yêu cầu về khả năng cung cấp trong đó có các yêu cầu cơ bản như: phải tối ưu hóa cơ cấu chi phí nguyên liệu đến quy trình sản xuất, liên tục cắt giảm chi phí bằng cách áp dụng công nghệ tiên tiến đồng thời phải xây dựng được môi trường làm việc an toàn cho nhân viên (không để xảy ra tai nạn nghiêm trọng trong chất lượng); quy trình bảo hành sản phẩm ngoài ra còn phải đảm bảo khả năng sử dụng phần mềm mô phỏng, chế tạo linh kiện mẫu và thí nghiệm…

Khẳng định vai trò quan trọng của Ngành công nghiệp ô tô cũng như công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô Việt Nam Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải nhận định công nghiệp ô tô Việt Nam vẫn còn nhiều tiềm năng phát triển, trong bối cảnh chính sách thuế ASEAN sắp có hiệu lực (năm 2018) công nghiệp ô tô trong nước trước mắt cần tập trung hỗ trợ nâng cao năng lực sản xuất với một vài dòng ô tô có khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực (áp dụng chính sách thuế đặc biệt, sớm ban hành nghị định, quy định điều kiện sản xuất lắp ráp… )đồng thời phải nghiên cứu áp dụng tự vệ thương mại với các dòng sản phẩm nhập khẩu nhưng phù hợp với cam kết quốc tế.