Đa yếu tố NPK Văn Điển, một hướng đi mới trong canh tác nông nghiệp bền vững

Vùng đất giàu tiềm năng nhưng nhiều thách thức

Vùng miền núi phía Bắc bao gồm 14 tỉnh, diện tích tự nhiên 95.264,4km², chiếm 28,6% diện tích cả nước, ¾ là đất đồi dốc. Các tỉnh miền núi phía Bắc do nhiều điều kiện, đặc thù khí hậu, độ cao, thổ nhưỡng, tập quán canh tác, có lợi thế để phát triển các hàng hóa nông sản có giá trị cao như các vùng chè lai, chè Ô Long, chè San Tuyết... tại Phú Thọ, Yên Bái, Hà Giang, Lai Châu, các vùng cà phê chè ở Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, đang trở thành các vùng nông sản hàng hóa có nhiều tiềm năng, tuy nhiên cũng nhiều thách thức, phát triển kém bền vững. Các thách thức chủ yếu là hiện tượng xói mòn, rửa trôi dinh dưỡng của các đồi trồng cây, làm cho sản lượng, năng suất, chất lượng ngày càng giảm nếu như không có biện pháp cải thiện chất đất. Các nhà khoa học ước tính, trung bình mỗi ha hàng năm bị trôi rửa mất 200 tấn đất, 1-2%/năm lượng đất dốc bị trôi rửa, dinh dưỡng ngày càng nghèo kiệt, nhiều vùng chè ở Thái Nguyên, việc dùng phân khoáng không hợp lý, nhất là sử dụng quá nhiều chất đạm và phân lân gốc acid dẫn đến làm mất cân đối chất dinh dưỡng cho cây chè, làm cho đất bị chua hóa, tăng hàm lượng Al3+, Fe3+, làm tăng độ bạc màu và làm xấu đi thành phần lý, hóa tính của đất, độ chua tụt xuống pH còn rất chua 3-4 do chế độ canh tác thiếu khoa học.

Những giải pháp bồi bổ đất dốc

Tại các vùng trồng cây công nghiệp, ngoài những giải pháp luân canh khoa học, làm ruộng bậc thang, hàng rào xanh bảo vệ đất, bón thêm phân hữu cơ, rất cần thiết phải tìm ra loại phân bón bồi bổ lại dinh dưỡng cả đa (NPK), trung và vi lượng, nâng cao được pH của đất lên 5,6 – 7. Phân lân Văn Điển, NPK đa yếu tố Văn Điển đang trở thành người bạn đồng hành, nguồn phân không thể thiếu cho các vùng cây công nghiệp.

Những năm gần đây, nhiều hộ đã tiếp cận sử dụng phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển đã có bước đột phá về năng suất, chất lượng, bước đầu năng suất, chất lượng cho chè và cà phê.

Phân bón Văn Điển dùng cho cây công nghiệp gồm có: Phân lân Văn Điển thành phần dinh dưỡng: P2O5 hữu hiệu bằng 16%, Caxi (vôi) = 30%; Magie (MgO) = 15% SiO2 = 24%; kẽm = 0,4%; Bo = 0,2%, Sắt (Fe) = 0,02%, Mangan (Mn) = 0,4%, Mo= 0,02%; pH = 8, tổng dinh dưỡng của phân lân Văn Điển cây trồng sử dụng được là trên 85%.

Phân đa yếu tố ( ĐYT) NPK 5.10.3 Văn Điển có hàm lượng dinh dưỡng: N = 5%; P2O5 = 10%, K2O = 3%; CaO = 15%; MgO = 9%, S = 2%; SiO2 = 14% và các chất vi lượng Zn, B, Fe, Mn, Mo tổng dinh dưỡng là 58%.

Phân đa yếu tố NPK 12.5.10 có hàm lượng dinh dưỡng N = 12%; P2O5 = 5%, K2O = 10%; CaO = 5%; MgO = 2%, S = 11%; SiO2 = 4% và các chất vi lượng Zn, B, Fe, Mn, Mo tổng dinh dưỡng là 49%.

Phân bón Văn Điển có ưu điểm vượt trội không phải phân hóa học, có tính kiềm nhẹ, bên cạnh lân dễ tiêu 16% còn chứa lượng vôi 30% để khử chua cho đất điều hòa pH thích hợp, chất magie chiếm đến 15% có tác dụng nâng cao hiệu suất quang hợp để tổng hợp dinh dưỡng cho chè, cà phê có hương vị đặc biệt.

Chất Silic trong lân Văn Điển chiếm đến 24%, làm tăng độ xốp cho đất nâng cao khả năng chống hạn cho cây các chất vi lượng giúp cho quá trình tổng hợp đường và vitamin ở trong quả được thuận lợi. Lân Văn Điển không tan trong nước, không bị rửa trôi mà tan từ từ thông qua sự tiết dịch chua của rễ cây, cây cần đến đâu thì hấp thu đến đó.

Các loại phân đa yếu tố NPK cân đối dinh dưỡng theo từng nhu cầu của giai đoạn sinh trưởng, bên cạnh các chất dinh dưỡng đa lượng NPK thì các chất dinh dưỡng trung lượng, vi lượng chiếm tỷ lệ cao (từ 22 - 40%) trong từng loại phân mà các loại NPK thông thường khác không có được.

Khuyến cáo bón phân cho cây chè

Đất trồng chè phải có phản ứng chua, pH tốt nhất là 5 - 5,5. Mức độ pH (hay nồng độ H+) của đất tuy ít ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng cây chè, nhưng rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến sự phân giải phân hóa học và các chất khó tiêu trong đất thành các chất dễ tiêu cho cây. Bên cạnh đó, pH xác định vai trò của các dinh dưỡng khoáng cho cây trồng. pH thấp sẽ hạn chế sự phát triển rễ, làm rối loạn chức năng của màng plasma, vách tế bào, hạn chế sự sinh trưởng của cây trồng, đặc biệt của mô phân sinh đỉnh; mặt khác còn ảnh hưởng xấu đến sự sử dụng các chất N, P, K, Ca, Mg của cây chè. Đất quá chua có thể gây ngộ độc nhôm (Al) cho cây. Ngược lại, trong môi trường pH < 5, các chất Al, Fe, và Mn trở nên dễ hoà tan và có thể gây độc cho cây. Chỉ khi cây tiết acid hoặc trong môi trường chua thì phân mới tan và phóng thích ra các ion A++ vừa có tác dụng khử chua vưà bồi dục đất nông nghiệp, điều chỉnh môi trường đất về trạng thái phù hợp hơn với cây trồng nói chung và cây chè nói riêng.

Khi kết hợp lân nung chảy Văn Điển với các chất đạm, kali và các nguyên tố vi lượng để sản xuất ra các sản phẩm phân đa yếu tố NPK chuyên bón cho chè: Công thức 16.8.8 hoặc 16.8.4 với tổng hàm lượng dinh dưỡng lên đến 58 - 64%.

Phân bón chuyên dụng chè NPK đa yếu tố Văn Điển phục vụ thâm canh là NPK 4:1:2 với công thức chung 22:5:11 (N: 22%; P: 5%; K: 11%; S: 2%, MgO: 5%; CaO: 9%; SiO2: 8%; Fe, Zn, B, Cu, Mn, Co, Mo…). Thành phần chủ lực trong phân đa yếu tố NPK chuyên dùng cho cây chè là phân lân nung chảy Văn Điển có tính kiềm (pH 8 - 8,5), không độc hại, không tan trong nước mà tan hết trong dịch chua của rễ cây. Khi bón vào đất không bị rửa trôi, cung cấp lân và các chất dinh dưỡng đa, trung vi lượng cho cây trồng và nâng độ pH lên mức 4,5 - 5,5

Bón phân sau khi trời mưa ẩm độ đất đạt 80-85%, cuốc đất dọc theo tán chè, bỏ phân xuống và vùi đất lấp kín phân.

Bà con nông dân có thể sử dụng phân bón NPK Văn Điển loại 22:5:11, 16.8.8 hoặc 16.8.4 có tổng hàm lượng dinh dưỡng trên 60% với mức bón từ 60 - 80 kg/sào/năm tuỳ theo điều kiện thổ nhưỡng và được chia làm 2 lần bón: Lần 1 bà con bón vào tháng 3: 50% lượng phân. Lần 2 bón vào tháng 8, tháng 9 hết số phân còn lại.

Bà con bón theo cách bón xới đất giữa 2 hàng chè rồi rải phân sau đó lấp đất kín phân hoặc đào hố giữa hàng đối với đất bằng, đất dốc thì đào hố mép chè phía trên tả luy dương mỗi hố rộng 15 - 20cm, sâu 20 - 25cm, hố cách hố 30 - 40cm, sau đó rải phân rồi lấp đất chặt. Đặc biệt bà con nông dân sử dụng phân bón NPK Văn Điển đã thay đổi được phương pháp bón phân là bón vùi qua đất mỗi năm chỉ bón 2 lần thay vì bón 7 -8 lần như trước đây, không phải đầu tư thêm phân đạm và các loại phân khác nhưng hiệu quả vẫn cao gấp nhiều lần.

Cách bón phân đa yếu tố NPK Văn Điển cho cà phê kinh doanh

Phải thường xuyên xới xáo quanh gốc cây để diệt cỏ và tạo độ tơi xốp cho đất quanh cây cà phê. Sau khi xới xáo, dùng rác và cỏ tủ gốc cho cây cà phê. Bón phân Đa yếu tố NPK chuyên dụng kết hợp với phân hữu cơ hợp lý, đầy đủ nhằm giúp cây cà phê sinh trưởng, phát triển tốt để tăng sức chống chọi với sâu bệnh. Đặc biệt, khi cây cà phê phát triển nhiều cành lá xum xuê, rậm rạp sẽ tăng độ che kín thân cây góp phần cản trở sự tấn công của sâu đục thân và sâu tiện vỏ cà phê.

+ Khối lượng phân nguyên chất:

Tuổi cà phê

Khối lượng phân nguyên chất (Kg/ha/năm)

N

P2O5

K2O

Trồng mới (năm 1)

40-50

150-180

30-40

Chăm sóc năm thứ 2

70-95

80-90

50-60

Chăm sóc năm thứ 3

160-185

80-90

180-210

Kinh doanh chu kỳ 1

255-280

90-120

270-300

Cưa đốn (nuôi chồi)

115-140

150-180

120-150

Kinh doanh chu kỳ 2

225-280

90-120

270-300

+ Khối lượng phân thương phẩm:

Tuổi cà phê

Khối lượng phân thương phẩm (Kg/ha/năm)

Urê

Lân Nung chảy

Kaliclorua

Trồng mới (năm 1)

70-108

909-1.090

50-67

Chăm sóc năm thứ 2

152-206

485-545

84-100

Chăm sóc năm thứ 3

347-401

485-545

300-350

Kinh doanh chu kỳ 1

553-607

545-727

451-501

Cưa đốn (nuôi chồi)

250-304

909-1.090

200-250

Kinh doanh chu kỳ 2

553-607

545-727

451-501

(Ghi chú: Căn cứ định lượng phân bón trên, tùy theo từng giống cà phê và mật độ trồng để tính toán điều chỉnh lượng phân cho phù hợp với từng mật độ trồng trên một đơn vị diện tích).

Để đạt năng suất cao nhất cho cây cà phê kinh doanh (cà phê sau trồng từ năm thứ 4 trở đi): 1 năm có 3-4 đợt bón bằng Phân NPK Đa yếu tố Chuyên dùng Văn Điển:

Đợt 1 (bón vào tháng 4 tháng 5 đầu mùa mưa): Bón thúc ra hoa, dùng NPK: 10.12.5, lượng bón 0.5 – 0.7 kg/cây.

Đợt 2 (bón tháng 6 tháng 7): Bón đậu quả và nuôi quả, sử dụng NPK 12.8.2 hoặc NPK: 12.12.12, lượng bón 0.7 – 0.9 kg/cây.

Đợt 3 (bón tháng 8 tháng 9): bón thúc quả lớn, và tăng cường chuyển hóa các chất dinh dưỡng vào hạt cà phê, đồng thời tái tạo cành, lá cho quả năm sau, hạn chế rụng quả, sử dụng NPK: 12.8.12, lượng bón 0.7 – 0.9 kg/cây.

Các đợt bón đều làm theo cách xới đất xung quanh tán lá cà phê cách gốc 30 - 40cm, rộng 15 – 20cm, sâu 5 – 6 cm, rải đều phân NPK Văn Điển rồi lấp đất phủ kín phân. Với nương cà phê có độ dốc cao trên 150 thì bón phân theo hố giữ màu.