Để xuất khẩu nông sản vươn xa

Các chuyên gia cũng xác định khoa học công nghệ và tổ chức lại sản xuất là 2 trụ cột quan trọng trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp, liên quan đến xuất khẩu nông sản. Trong khi đó, cả 2 vấn đề này đều liên quan mật thiết đến chuyển đổi số.

Theo các chuyên gia kinh tế, các điểm “mờ” về thông tin như hiện nay sẽ làm ngắt quãng cung - cầu trong xuất khẩu nông sản. Người sản xuất bị “mờ” về thị trường trong khi thị trường “mờ” về sản xuất. Một nền sản xuất và xuất khẩu nông sản “mờ” sẽ dẫn đến hệ quả phải giải cứu.

Việc kết nối vạn vật, kết nối giữa sản xuất và tiêu thụ không thông suốt dẫn đến câu chuyện giải cứu trong nhiều mùa vụ, mang tính chu kỳ. Vì thế, trong bối cảnh hội nhập sâu rộng, chúng ta xuất khẩu nông sản nhiều, và nhập khẩu nông sản cũng ngày càng nhiều; việc định vị và minh bạch dữ liệu, thông tin đến mức nào thì sản xuất và xuất khẩu nông sản sẽ vươn xa tới đó.

Các chuyên gia cũng xác định khoa học công nghệ và tổ chức lại sản xuất là 2 trụ cột quan trọng trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp, liên quan đến xuất khẩu nông sản. Trong khi đó, cả 2 vấn đề này đều liên quan mật thiết đến chuyển đổi số.

Cụ thể, việc xây dựng hệ thống dữ liệu số nông nghiệp cho phép lưu trữ, quản lý dữ liệu của nông nghiệp Việt Nam, kết hợp với ứng dụng hiển thị thông tin dữ liệu là rất cần thiết. Hệ thống bản đồ nông nghiệp số Việt Nam sẽ đáp ứng được mục tiêu quản lý, cập nhật liên tục dữ liệu về thổ nhưỡng, thủy văn, nông sản, lâm sản, thủy sản tại tất cả các tỉnh, thành trên toàn quốc.

Qua đó, giúp cho các cơ quan quản lý nhà nước có đủ dữ liệu, số liệu cập nhật để hoạch định chiến lược, sách lược vĩ mô (gồm hoạch định tìm kiếm thị trường, hoạch định chính sách quản lý, hoạch định vùng cây trồng...).

Hệ thống dữ liệu số trong nông nghiệp cũng sẽ giúp kết nối giữa bên mua và bên bán, mở rộng thị trường đầu ra, nâng cao giá trị sản phẩm. Các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp có thông tin khách quan, cập nhật, đầy đủ để hoạch định chiến lược, kế hoạch kinh doanh.

Kế hoạch chuyển đổi số trong nông nghiệp đặt ra mục tiêu thúc đẩy các doanh nghiệp, người dân tham gia các hoạt động trong nông nghiệp tăng cường ứng dụng công nghệ số vào quy trình sản xuất, cung cấp dịch vụ nông nghiệp. Quản lý, giám sát nguồn gốc; hình thành hệ sinh thái nông nghiệp số nhằm khuyến khích người dân và doanh nghiệp tham gia vào chuyển đổi số; ứng dụng công nghệ số trong quy trình sản xuất, cung cấp dịch vụ nông nghiệp.

Mục tiêu cụ thể: 80% cơ sở dữ liệu về nông nghiệp được xây dựng, cập nhật trên nền tảng dữ liệu lớn (Big data) có sự đóng góp của tổ chức, cá nhân, cộng đồng.

Trong đó sẽ cơ bản hoàn thành cơ sở dữ liệu về cây trồng, vật nuôi, thủy sản; Xây dựng bản đồ số nông nghiệp sẵn sàng kết nối, chia sẻ và cung cấp dữ liệu mở để thực hiện dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân và doanh nghiệp, vận hành Chính phủ điện tử, tiến tới Chính phủ số, phát triển kinh tế số, xã hội số. Xây dựng nền tảng ứng dụng công nghệ chuỗi khối để cung cấp thông tin về môi trường, thời tiết, chất lượng đất đai phục vụ nông dân nâng cao năng suất và chất lượng cây trồng, hỗ trợ chia sẻ các thiết bị nông nghiệp qua nền tảng số.

Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam cho rằng, việc xây dựng hệ thống dữ liệu số nông nghiệp cho phép lưu trữ, quản lý dữ liệu của nông nghiệp Việt Nam, kết hợp với ứng dụng hiển thị thông tin dữ liệu đó trên GIS một cách sinh động, trực quan là rất cần thiết. Hệ thống bản đồ nông nghiệp số Việt Nam sẽ đáp ứng được mục tiêu quản lý, cập nhật liên tục dữ liệu về thổ nhưỡng, thủy văn, nông sản, lâm sản, thủy sản tại tất cả các tỉnh, thành trên toàn quốc.

Hệ thống dữ liệu số trong nông nghiệp cũng sẽ giúp kết nối giữa bên mua và bên bán, mở rộng thị trường đầu ra, nâng cao giá trị sản phẩm. Các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp có thông tin khách quan, cập nhật, đầy đủ để hoạch định chiến lược, kế hoạch kinh doanh.

Khi hệ thống dữ liệu trong nông nghiệp sớm được hình thành sẽ xóa đi điểm "mờ" trong sản xuất và nhất là xuất khẩu nông sản.

Bạch Long