Dệt May Việt Nam đang đứng trước vận hội mới

Chào Xuân Ất Mùi 2015, Đảng ủy Khối DNTƯ phối hợp với  Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức chương trình "Dấu son 2014" nhằm vinh danh các tập đoàn kinh tế, tổng công ty và doanh nghiệp có thành tích xuất


Ông Lê Tiến Trường cho biết, năm 2014, ngành dệt may xuất khẩu trên 24 tỷ USD; tăng xấp xỉ 19% so với năm 2013. Trong đó, riêng mặt hàng may mặc đạt khoảng 21 tỷ USD, tăng  17% so với cùng kỳ; còn lại là giá trị xuất khẩu xơ sợi dệt đạt trên 3 tỷ USD.

Thu nhập bình quân của người lao động đạt xấp xỉ 6 triệu đồng/người/tháng, nhiều doanh nghiệp đạt 7 triệu đồng/người/tháng. Các doanh nghiệp (DN) chia cổ tức trên 20%, thậm chí có nhiều DN chia cổ tức 40%. Nhiều doanh nghiệp  thưởng  tết cho công nhân khoảng 20 triệu đồng và tổ chức đưa đón công nhân về quê  ăn tết. Với công nhân ở xa không về quê được, Công ty tổ chức đón tết ấm cúng tại doanh nghiệp.

Trong cơ chế thị trường, Dệt may Việt Nam (DMVN) cạnh tranh bình đẳng với các nhà sản xuất khác trên thế giới. Chúng ta đã chủ động chọn thị trường, chinh phục thị trường khó tính, không phụ thuộc vào một thị trường hay khách hàng chính nhằm tránh rủi ro, lựa chọn mặt hàng xuất khẩu phù hợp đem lại giá trị gia tăng cao.


Dự kiến năm 2015, ngành dệt may sẽ xuất khẩu từ 28 - 28,5 tỷ USD, tạo 300.000 việc làm mới. Đẩy mạnh việc liên doanh liên kết với các đối tác  nhằm đảm bảo tốc độ cao về sản xuất nguyên phụ liệu trong nước để tận dụng tối đa lợi ích mang lại từ các FTA đặc biệt là TPP. Ngoài các thị trường chính, DMVN tiếp tục phát triển mạnh vào thị trường Ấn Độ nhằm thay đổi tỷ trọng nguồn cung ứng nguyên phụ liệu.

Năm 2015 đánh dấu bước chuyển mình quan trọng của Vinatex, chính thức  hoạt động theo mô hình tập đoàn cổ phần. Tiếp tục đầu tư mạnh mẽ để tăng năng lực xuất khẩu, sẽ phát triển thêm 200 chuyền may tại khu vực phía Bắc, miền Trung và TP. Hồ Chí Minh. Theo đó, sản phẩm của toàn Tập đoàn sẽ đáp ứng được các quy tắc xuất xứ khắt khe, với việc nội địa hoá được toàn bộ chuỗi sản xuất từ sợi đến sản phẩm may cuối cùng. Ngành dệt may được kỳ vọng là sẽ tiếp tục hưởng lợi từ việc hiệp định TPP sẽ được thực thi và sự dịch chuyển cơ cấu sản phẩm. Nền kinh tế Nhật và EU đang trên đà suy thoái tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu dệt may (không bao gồm xơ sợi và nguyên phụ liệu) sang 4 thị trường chính là Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc năm 2014 vẫn đạt mức tăng trưởng tốt, đặc biệt thị trường Hàn Quốc còn nhiều cơ hội và tiềm năng cho DMVN. Điều này chứng tỏ sức cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam đang tăng lên rõ rệt. Bên cạnh đó, trừ TPP, việc các hiệp định FTA với Hàn Quốc, EU, Liên minh Thuế quan Nga - Belarus - Kazakhstan đa phần đã kết thúc đàm phán và sẽ được kí kết trong năm 2015 cũng giúp gia tăng sức hấp dẫn với hàng hóa Việt Nam nói chung và hàng dệt may Việt Nam nói riêng.

Để tận dụng cơ hội thị trường, các DN đang tích cực chuyển đổi mô hình sản xuất từ gia công sang FOB (mua nguyên liệu, tự sản xuất và bán hàng trực tiếp không qua trung gian) và ODM (nhà sản xuất thiết kế gốc), chủ động hình thành chuỗi cung ứng dệt may và đã có bước chuẩn bị bài bản các khâu từ sợi, dệt, nhuộm hoàn tất, may và phân phối. Năm 2015 sẽ là năm chuyển động tích cực để chuỗi cung ứng được hoàn thiện, củng cố chặt chẽ hơn mối liên kết giữa DN để hoàn thiện chuỗi, tạo nên dịch vụ hoàn chỉnh cho khách hàng với chất lượng cao hơn.