Diễn đàn Logistics khu vực châu Âu - châu Mỹ 2022: Mở thêm cánh cửa cho nhiều ngành hàng xuất khẩu

Logistics là một trong những ngành tăng trưởng nhanh và ổn định nhất, với mức tăng trưởng trung bình 14-16% mỗi năm, đóng góp vào GDP từ 4 đến 5%.

Đó là nhận định của Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải, tại "Diễn đàn Logistics khu vực châu Âu - châu Mỹ 2022”. Diễn đàn do Vụ Thị Trường Châu Âu - Châu Mỹ - Bộ Công Thương tổ chức trực tiếp và trực tuyến, sáng ngày 20/12/2022 tại TP. Hồ Chí Minh.

dien dan
Các đại biểu quan khách tham dự Diễn đàn Logistics châu Âu - châu Mỹ 2022

Diễn đàn có sự hiện diện của Lãnh đạo các UBND, Sở Công thương các tỉnh, thành phố, các cơ quan ngoại giao cúa các nước khu vực Âu - Mỹ, đại diện thương mại của Việt Nam tại khu vực Âu - Mỹ, các diễn giả, chuyên gia uy tín ngành Logistics của Cục XNK Bộ Công Thương, các Hiệp hội, doanh nghiệp của Việt Nam và nước ngoài, đại diện các Tập đoàn lớn trong và ngoài nước, đại diện các Hiệp hội và Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam, Hiệp hội rau quả Việt Nam, Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ Việt Nam (HAWA), các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Logistcs XNK hàng hóa sang Khu vực Âu - Mỹ…

Phát biểu khai mạc Diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải khẳng định, Logistics luôn là một trong những lĩnh vực nhận được sự quan tâm hàng đầu của Chính phủ Việt Nam.

Chính phủ đã xác định logistics là ngành dịch vụ quan trọng trong cơ cấu tổng thể nền kinh tế quốc dân, đóng vai trò hỗ trợ, kết nối và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của cả nước cũng như từng địa phương, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

Với vị trí địa lý đặc biệt, nằm trong khu vực phát triển năng động của thế giới, là nơi tập trung luồng hàng hoá toàn cầu, Việt Nam có nhiều lợi thế trong việc đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu, phát triển dịch vụ logistics.

Cùng với sự quan tâm của Chính phủ, cộng với sự nổ lực của cộng đồng doanh nghiệp, ngành logistics Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể. Đến nay, cả nước đã có khoảng 30.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics, với khoảng hơn 5.000 doanh nghiệp chuyên nghiệp.

Logistics cũng là một trong những ngành tăng trưởng nhanh và ổn định nhất với mức tăng trưởng trung bình 14-16% mỗi năm, đóng góp vào GDP từ 4 đến 5%. Theo Báo cáo về chỉ số logistics thị trường mới nổi năm 2022, Việt Nam hiện đang đứng thứ 11 trong bảng xếp hạng Top 50 quốc gia đứng đầu thị trường logistics mới nổi, đứng thứ 4 tại khu vực Đông Nam Á. Đó là những tín hiệu rất đáng mừng cho triển vọng phát triển của ngành logistics của Việt Nam.

thu truong hai
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải khẳng định, Logistics luôn là một trong những lĩnh vực nhận được sự quan tâm hàng đầu của Chính phủ Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Công Thương chia sẻ thêm: "Sự phát triển của ngành logistics nước nhà gắn liền với những thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế, nhờ vào việc đẩy mạnh mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế, tích cực tham gia các Hiệp định thương mại tự do (FTA) với những cam kết sâu rộng và toàn diện, mang tới nhiều cơ hội cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp logistics nói riêng. Nổi bật trong bức tranh hội nhập kinh tế của Việt Nam là sự phát triển trong quan hệ hợp tác thương mại với khu vực châu Âu - châu Mỹ".

Từ nhiều năm nay, khu vực châu Âu - châu Mỹ đã được biết đến là khu vực thị trường quan trọng, là nơi có những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam như Hoa Kỳ (lớn nhất), Liên minh châu Âu (lớn thứ 3) cùng nhiều đối tác quan trọng và tiềm năng khác. dù phải chịu tác động của đại dịch Covid-19, trao đổi thương mại giữa Việt Nam và các đối tác khu vực châu Âu - châu Mỹ vẫn đạt được những kết quả tích cực.

Năm 2021, kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và khu vực châu Âu - châu Mỹ đạt mức tăng trưởng ấn tượng gần 21%, đạt gần 212 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu từ Việt Nam sang khu vực này đạt gần 165 tỷ USD, tăng 22,6%; nhập khẩu đạt gần 47 tỷ USD, tăng 15,2%. Bước sang năm 2022, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đứng trước rất nhiều khó khăn, thách thức, lạm phát tăng cao, cạnh tranh địa chính trị giữa các nước lớn ảnh hưởng tiêu cực tới dòng chảy thương mại thế giới,

Trong bối cảnh đó, để có thể nắm bắt được các cơ hội nói trên, các giải pháp logistics đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc duy trì tính bền vững, nâng cao tính chống chịu của chuỗi cung ứng, cũng như nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp, mở ra cánh cửa cho nhiều ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam.

Bên cạnh những thuận lợi trên, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cũng chia sẻ thẳng thắng những hạn chế: "Chúng ta phải nhìn nhận một thực tế là các doanh nghiệp Việt Nam khi trao đổi thương mại với thế giới nói chung và với khu vực châu Âu - châu Mỹ nói riêng vẫn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức, trong đó phải kể đến các vấn đề như: cơ sở hạ tầng hạn chế, thiếu đồng bộ, đặc biệt là hạ tầng giao thông và hạ tầng logistics như kho bãi, trung tâm logistics; quy trình thủ tục hải quan còn chồng chéo; doanh nghiệp logistics còn thiếu thông tin; thiếu liên kết, ứng dụng công nghệ lạc hậu... Đây là những hạn chế rất lớn khiến chi phí logistics của Việt Nam những luôn ở mức rất cao, là gánh nặng cho doanh nghiệp".

dien gia
Các Diễn giả chia sẻ kinh nghiệm để phát triển ngành Logistics

Đặc biệt, những hạn chế trên cộng với những tác động từ bối cảnh tình hình kinh tế thế giới diễn biến phức tạp như ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, xung đột địa chính trị hay lạm phát leo thang, đã và đang ảnh hưởng tới dòng vốn dịch chuyển thương mại, đầu tư toàn cầu, đòi hỏi Việt Nam phải có những giải pháp thiết thực và kịp thời để nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp logistics, doanh nghiệp xuất khẩu, từng bước hiện thực hóa mục tiêu đưa Việt Nam thành Trung tâm logistics của khu vực.

Theo ông Tạ Hoàng Linh - Vụ trưởng Vụ Thị trường Châu Âu - Châu Mỹ Bộ Công Thương, Trong năm 2023, theo dự báo sẽ có nhiều khó khăn, tuy không được kỳ vọng như những năm trước đây, nhưng xét tổng thể qua các con số như: Tính đến hết tháng 11, kim ngạch thương mại tăng trưởng ở mức 11,8%, đạt 212 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 171 tỷ USD tăng gần 16%, xuất siêu sang khu vực đạt hơn 128 tỷ USD.

Bên cạnh đó, nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đã đi vào hiệu lực như Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Vương quốc Anh (UKVFTA)... khu vực thị trường quan trọng với quy mô gần 2 tỷ dân hứa hẹn sẽ tiếp tục mang tới nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam trong việc tăng cường trao đổi thương mại, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá, mở rộng thị trường trong thời gian tới.

Đối chiếu qua các số liệu trên, ông Tạ Hoàng Linh cho biết, chúng ta có thể tự tin  rằng lĩnh vực này đang trên đà phục hồi, cộng với nhiều DN trong ngành Logistics đang tích cực đẩy nhanh chuyển đổi số, cập nhật các ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành, nhằm tạo sự đột phá để nâng cao năng lực cạnh tranh, nhằm giảm chi phí logistics, tăng cường thương mại điện tử, sàn giao dịch online, thanh toán online. Các DN đã tăng tính chủ động và hội nhập quốc tế, tăng cường khả năng thích ứng với rủi ro của chuỗi cung ứng, Theo dõi chặt chẽ bám sát những diễn biến của thị trường thế giới, nhất là thị trường ÂU - MỸ để có những chiến lược riêng phù hợp với năng lực của từng DN mình.

Theo bà Võ Thị Phương Lan - Phó Chủ tịch Hiệp hội Logistics TP. Hồ Chí Minh (HLA) trong chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn XK hàng Việt Nam đi châu Âu - Châu Mỹ, bà Phương Lan cho biết, hiện cước vận tải quốc tế từ tháng 07/2022 đã giảm nhiều so với năm 2021 và đến quý 4/2022 cước vận tải quốc tế đang có xu hướng trở về trạng thái bình thướng như giai đoạn 2019 - 2020, khi mà tình trạng tắt nghẽn cảng đã được cải thiện nhiều tại các cảng trên thế giới. Tình trạng khan hiếm rỗng container đã được giải quyết. Tình trạng khan hiếm chỗ đã không còn, các khách hàng có thể lựa chọn nhiều khách hàng vận chuyển phù hợp.

dien gia
Các diễn giả trao đổi kinh nghiệm tại Diễn đàn

Về giải pháp để nâng cao sức cạnh tranh, Phó Chủ tịch Hiệp hội HLA nhận định, chi phí logistics của Việt Nam chiếm khoảng 17% giá trị hàng hóa, cao gấp đôi so với các nền kinh tế phát triển, trong đó chi phí vận tải chiếm tới 60%, do đó các doanh nghiệp XNK nên thay đổi điều kiện bán hàng, mua hàng sang CIF thay vì FOB, nhằm mục đích chủ động hơn trong việc sử dụng các lịch vận chuyển phù hợp, tìm kiếm nhà cung cấp cạnh tranh uy tín, nhằm tiết kiệm chi phí cước tàu và rủi ro trong quá trình vận chuyển.

Các nhà xuất - nhập khẩu nên thỏa thuận với các hãng vận chuyển cho phép áp dụng chính sách swap container hàng xuất - nhập, nhằm giảm thiểu chi phí vận tải. Kiểm soát các phụ phí hàng xuất - nhập thu theo định mức tiêu chuẩn tránh thu phí tràn lan. Tối ưu hóa chi phí logistics bằng cách sử dụng tích hợp chuỗi dịch vụ khai báo hải quan +vận chuyển nội địa…

[Quảng cáo]

 

Hồng Lực