Điện gió "vận tốc thấp" đã có mặt tại Việt Nam

Hiện Envision Energy đã có một dự án điện gió “vận tốc thấp” tại Việt Nam với tổng công suất 120 MW đã được ký kết và chuẩn bị hoàn thành. Cùng với đó, Tập đoàn này đã cơ bản hoàn thành đàm phán hợp t

Theo báo cáo chi tiết khảo sát về năng lượng gió khu vực Đông Nam Á của Ngân hàng Thế giới thì Việt Nam có tiềm năng gió lớn nhất và hơn hẳn các quốc gia lân cận là Thái Lan, Lào và Campuchia. Việt Nam có tới 8,6% diện tích lãnh thổ được đánh giá có tiềm năng từ “tốt” đến “rất tốt” để xây dựng các trạm điện gió.

Ưu điểm của năng lượng gió cũng không có gì phải bàn: Là nguồn năng lượng có thể tái tạo; Không gây ô nhiễm môi trường; Chỉ cần một diện tích nhỏ để xây dựng; Chi phí lắp đặt một tuabin gió thấp hơn so với một nhà máy điện than; Không có chi phí mua, vận chuyển nhiên liệu vào tua bin gió…

Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất năng lượng gió là điện chỉ có thể được sản xuất khi gió đủ mạnh; do đó việc phát điện không ổn định, khi hòa lưới sẽ gặp phải nhiều vấn đề. Thời gian gần đây Tập đoàn Envision Energy đã đi tiên phong trong phát triển, sản xuất tua bin gió thông minh. Các tua bin điện gió của Envision Energy có thể vận hành với tốc độ gió chỉ 4m/s. Trong khi một nghiên cứu của Ngân hàng thế giới chỉ ra rằng, Việt Nam là nước có tiềm năng gió lớn nhất trong khu vực với hơn 39% tổng diện tích của Việt Nam được ước tính là có tốc độ gió trung bình hàng năm lớn hơn 6m/s ở độ cao 65m, tương đương với tổng công suất 512GW.

Nhận thấy tiềm năng to lớn này, năm 2017, Envision Energy bắt tay xây dựng đội ngũ nhân lực để phát triển thị trường Việt Nam, trong vòng 1 năm đã đăng ký thành lập Văn phòng đại diện, nội địa hóa nhân lực bản địa. Tính đến thời điểm hiện tại đã có dự án tổng công suất 120 MW quyết định sử dụng tua bin gió của Envision Energy. Tua bin gió của Envision Energy thuộc loại tua bin thông minh, trụ có chiều cao lớn và đường kính cánh quạt lớn để cung cấp phù hợp cho thị trường điện gió có vận tốc thấp của Việt Nam.

Gọi là thông minh vì chúng được tích hợp với hệ thống phần mềm Greenwich gồm 5 lớp số liệu, bao gồm số liệu vệ tinh Mesoscale, số liệu của các trạm đo gió trên toàn cầu và dữ liệu truyền về từ các cảm biến được lắp đặt trên từng tua bin gió của các dự án. Từ đó tính toán và cung cấp một bản đồ tài nguyên gió chính xác và có tính đại diện cho vùng dự án. Một phần mềm khác mang tên Wind OS được dùng để quản lý vận hành và giám sát từ xa, kiểm soát theo thời gian thực toàn bộ số liệu và tình hình tại hiện trường dự án, thông qua hệ thống dự đoán công suất gió nhằm đưa ra dự báo về vận tốc gió và lượng phát điện cho 7 ngày tiếp theo.

Hiện Envision Energy đã có một dự án điện gió “vận tốc thấp” tại Việt Nam với tổng công suất 120 MW đã được ký kết và chuẩn bị hoàn thành. Cùng với đó, Tập đoàn này đã cơ bản hoàn thành đàm phán hợp tác đầu tư dự án 155 MW và đã đầu tư xây dựng các trạm đo gió tại một số tỉnh nước ta như Cà Mau, Tiền Giang, Đắc Lắc… Trong năm 2018, Envision Energy đã xúc tiến với nhiều địa phương bàn về đầu tư điện gió trên địa bàn. Tháng 4 năm 2018 gặp UBND tỉnh Sóc Trăng xin chủ trương và nộp hồ sơ thực hiện dự án đầu tư tại tỉnh. Gần đây nhất, tháng 6 năm 2018 Envision Energy đã tiếp xúc các cơ quan chức năng tỉnh Đắk Nông thuyết trình về 2 dự án điện gió trên địa bàn tỉnh, dự kiến tổng công suất ban đầu 240MW, dự kiến tổng số vốn đầu tư 220 triệu USD. Khu vực khảo sát trắc gió phục vụ dự án điện gió tại tỉnh là các huyện Đăk Song, Krông Nô, Tuy Đức, Đắk Mil.