Năm 2020 và đầu năm 2021 là thời điểm giá cổ phiếu POW có nhiều biến động nhất. Giai đoạn tháng 3/2020 là giai đoạn khó khăn khi cú sốc Covid ảnh hưởng khiến giá cổ phiếu POW sụt giảm và có thời điểm đóng cửa thấp nhất tại 7.090 đồng/cp. Nguyên nhân một phần do cổ phiếu POW là một trong những cổ phiếu vốn hóa lớn nằm trong nhóm VN30 nên cũng chịu áp lực không nhỏ bởi yếu tố khối ngoại rút vốn ròng khỏi các quỹ ETF.

Kể từ thời điểm tạo đáy, diễn biến giá cổ phiếu POW dần quay trở lại nhịp tăng bền bỉ và đã tăng trở lại hơn 100.28% kể từ đáy, đóng cửa ngày 13/01/2021 tại giá 14,200 đồng/cổ phiếu và là một trong những cổ phiếu có mức tăng tốt nhất trong các cổ phiếu ngành điện

Tình hình giao dịch cổ phiếu POW với các cổ phiếu ngành điện

bieu do 1

Khối lượng giao dịch POW cũng tăng mạnh với khối lượng giao dịch trung bình trong năm 2020 đạt kỷ lục 5,348,090 cổ phiếu/phiên, tăng gấp 2.74 lần so với cùng kỳ 2019. So với các cổ phiếu ngành điện khác, POW cũng có thanh khoản tốt nhất với giá trị giao dịch bình quân đạt 54.79 tỷ, cao gấp 5.68 lần so với cổ phiếu xếp thứ 2.

 Top 5 cổ phiếu ngành Sản xuất và Phân phối Điện có KLGD cao nhất trong năm 2020 bieu do 2

           Nguồn: PSI tổng hợp

Sự tích cực trong diễn biến cổ phiếu POW đến từ nhiều yếu tố hỗ trợ như (i) Tình hình phòng chống dịch bệnh khả quan, (ii) kết quả kinh doanh Quý 4 khả quan đã thu hút mạnh dòng tiền của nhà đầu tư trong nước.

Hết Quý 4/2020, tổng sản lượng điện PV Power năm 2020 ước đạt 19,293 triệu kwh hoàn thành 104% so với kế hoạch điều chỉnh. Dịch Covid đã gây ra sự đình trệ trong sản xuất, nguồn cung của hệ thống điện quốc gia lại tăng đáng kể do các dự án năng lượng tái tạo đưa vào vận hành trong năm, đồng thời điều kiện thuỷ văn không thuận lợi trong nửa năm đầu 2020... đã ảnh hưởng đến việc huy động sản lượng điện năm 2020 từ các nhà máy điện (NMĐ) của PV Power.

Với tâm thế của một doanh nghiệp điện hàng đầu, PV Power đã có những điều chỉnh trong kế hoạch sản xuất kinh doanh, tăng huy động từ điện than Vũng Áng, giảm huy động từ thuỷ điện để vẫn đảm bảo hiệu quả trong hoạt động. Năm 2020 sản lượng điện từ nhà máy Vũng Áng 1 đạt hơn 6,500 triệu kwh, đóng góp 34.07% vào tổng sản lượng của PV Power và hoàn thành 105% kế hoạch năm.

Tổng sản lượng điện của PV Power (triệu kwh) 2015-2020 

tong san luong dien

                              Nguồn: PV POWER, PSI tổng hợp                 

  Sản lượng điện từng nhà máy năm 2020

san luong dien

Nguồn: PV POWER, PSI tổng hợp

Doanh thu của toàn Tổng công ty năm 2020 ước đạt 30,472 tỷ đồng, bằng 107% KH năm 2020 điều chỉnh, LNST thuế toàn Tổng công ty ước đạt 2,335 tỷ đồng, đạt 114% kế hoạch Quý 4 năm 2020, PV Power ghi nhận khoản hồi tố CLTG năm 2016-2017 là 1,130 tỷ đồng từ EVN/EPTC.

Kết quả kinh doanh PV Power qua các năm (2015-2020)

bieu do 3

Nguồn: PV POWER, PSI tổng hợp

Ngoài ra, điểm sáng của PV Power là năng lực tài chính ngày một được cải thiện khi chi phí tài chính trong 9 tháng đầu năm giảm 180 tỷ đồng so với cùng kỳ, trong đó riêng chi phí lãi vay giảm 232 tỷ đồng.

PV Power cũng đang sở hữu nguồn lực khá dồi dào với tổng tiền gửi ngân hàng của PV Power lên đến 8,000 tỷ đồng, trong đó với 885 tỷ đồng tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn (tăng 718 tỷ đồng so với đầu năm), tiền gửi kỳ hạn dưới 3 tháng còn 6,250 tỷ đồng (tăng 1,338 tỷ đồng so với đầu năm) và 865 tỷ đồng tiền gửi kỳ hạn trên 3 tháng đến dưới 12 tháng tại ngân hàng (tăng 208 tỷ đồng so với đầu kỳ).  

Đây là tiền đề PV Power tiếp tục đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư các dự án điện mới, nghiên cứu mở rộng nguồn nhiên liệu mới đặc biệt trong bối cảnh Nghị quyết 55 – NQ/TW của Bộ Chính Trị khuyến khích mở rộng đầu tư điện khí – vốn là lĩnh vực mà PV Power có nhiều kinh nghiệm.

Năm 2021, trước những diễn biến phức tạp của dịch Covid 19, bối cảnh kinh tế thế giới nói chung và Việt nam nói riêng có nhiều yếu tố bất định, PV Power đã xây dựng những chiến lược phát triển xúc tiến đầu tư các dự án điện mới, và nghiên cứu mở rộng nguồn nhiên liệu mới.

Đến thời điểm hiện tại, PV Power là đơn vị duy nhất tại Việt Nam đã hoàn thành lập FS dự án để đầu tư xây dựng 2 nhà máy điện sử dụng khí LNG là Nhà máy điện Nhơn Trạch 3&4. Một điểm sáng lợi thế với PV Power trong năm tới nữa là Đường ống Khí Sao Vàng Đại Nguyệt đã đi vào hoạt đông, cung cấp đủ nguồn khí để vận hành các nhà máy điện, đảm bảo nguồn điện tại các tỉnh Đông Nam Bộ.

Đồng thời PV Power đã chính thức bước vào lĩnh vực năng lượng tái tạo thông qua góp vốn thành lập Công ty CTCP Năng lượng tái tạo Điện lực Dầu khí (PV Power REC), bắt đầu bằng việc lắp điện mặt trời áp mái tại các nhà máy điện hiện tại của PV Power. POW đặt mục tiêu công suất của năng lượng tái tạo đạt 55MW vào năm 2025 (chiếm 1% tổng công suất POW) và 855 MW vào năm 2035 (chiếm 9% tổng công suất POW).

Theo NQ 55-BCT về Định hướng phát triển năng lượng Quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tỉ lệ các nguồn năng lượng tái tạo trong tổng cung năng lượng sơ cấp đạt khoảng 15 - 20% vào năm 2030; 25 - 30% vào năm 2045. Việc này có ý nghĩa quan trọng khi mà các nguồn nhiên liệu như than, khí gas đang dần suy giảm giúp hoạt động sản xuất kinh doanh được đa dạng, không chỉ phụ thuộc vào việc vận hành các nhà máy hiện hữu.

Đồng thời đúng với Chiến lược phát triển của PV Power là trở thành Tổng công ty Công nghiệp điện – Dịch vụ mạnh: Hiệu quả trong sản xuất kinh doanh – Chuyên nghiệp về quản trị – Mạnh về tài chính – Cao về sức cạnh tranh – Xanh về môi trường.

Về khoản công nợ tiền điện của EVN, PV Power vẫn đang tích cực làm việc với EVN và Bộ Công thương để tiến hành thu hồi công nợ. Năm 2021, PV Power đặt kế hoạch sản lượng đạt 21,212.6 triệu Kwh, tăng 10% so với thực hiện năm 2020, tổng doanh thu đạt 34,094.6 tỷ đồng, tăng 11.88% so với năm 2020.