Theo đó, các nhiệm vụ chủ yếu Bộ Công Thương thực hiện trong giai đoạn 2017 - 2020:

a) Hoàn thiện cơ chế chính sách theo hướng điều chỉnh, bổ sung, ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật nhằm đảm bảo khung pháp lý đầy đủ cho việc thực hiện Kế hoạch hành động và các mục tiêu phát triển bền vững; nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về phát triển bền vững ngành Công Thương.

b) Thực hiện các hoạt động truyền thông, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội về các mục tiêu phát triển bền vững và sản xuất tiêu dùng bền vững ngành Công Thương. Từng bước đưa nội dung giáo dục phát triển bền vững, các mục tiêu phát triển bền vững vào giảng dạy trong hệ thống đào tạo, bồi dưỡng trong ngành Công Thương.

c) Tăng cường năng lực cho các địa phương, cơ quan, tổ chức trong việc thực hiện, lồng ghép, giám sát, đánh giá các mục tiêu phát triển bền vững và sản xuất tiêu dùng bền vững ngành Công Thương.

d) Lồng ghép các mục tiêu phát triển bền vững trong quá trình xây dựng các chiến lược, chính sách, quy hoạch phát triển ngành Công Thương.

đ) Nghiên cứu, triển khai thí điểm các giải pháp thực hiện phát triển bền vững, sản xuất tiêu dùng bền vững

e) Giám sát, đánh giá, báo cáo thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Bộ trưởng yêu cầu, căn cứ vào các nhiệm vụ chủ yếu của Kế hoạch hành động và các nhiệm vụ cụ thể được phân công trong Phụ lục 1 và Phụ lục 2 của Quyết định, Tổng cục Quản lý thị trường, các Cục, Vụ, Văn phòng Bộ, Viện nghiên cứu, các đơn vị sự nghiệp, các Sở Công Thương và doanh nghiệp trong ngành Công Thương xây dựng kế hoạch hàng năm, triển khai thực hiện kịp thời và hiệu quả những nhiệm vụ và các đề án, chương trình của Kế hoạch hành động này.