Giá cua biển tăng kỷ lục trong 5 năm qua

Ông Huỳnh Thanh Hương, phường Nhà Mát, thành phốc Bạc Liêu cho biết, giá cua hiện tại tăng cao kỷ lục trong khoảng 5 năm qua tại tỉnh này.
Từ đầu năm đến nay, đặc biệt trong những ngày trước, trong và sau Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018, giá cua biển thương phẩm ở Bạc Liêu nói riêng, các tỉnh trong khu vực nói chung tăng cao kỷ lục, tăng hơn gấp đôi so với cuối năm 2017.

Cụ thể, trong những ngày Tết, giá cua gạch son đạt 800.000 đồng/kg; cua Y (cua đực), cua Yếm vuông (cua cái chưa có gạch son) 400.000 đồng/kg, tăng từ 200.000- 400.000 đồng/kg so với trước đó, nhất là cua gạch son giá tăng hơn gấp đôi so với cuối năm 2017.

Ông Huỳnh Thanh Hương, phường Nhà Mát, thành phốc Bạc Liêu cho biết, giá cua hiện tại tăng cao kỷ lục trong khoảng 5 năm qua tại tỉnh này. Đặc biệt, trong những ngày giáp Tết Nguyên đán vừa qua, cua biển sốt giá, khang hiếm hàng, các thương lái tìm không đủ nguồn hàng cung cấp cho thị trường. Theo ông Hương, với giá cua này, được xem là con nuôi thủy sản có giá đắc đỏ và cho lợi nhuận cao, người nuôi cua rất phấn khởi.

Theo ngành Công Thương tỉnh Bạc Liêu, giá cua tăng đột biến trong những ngày qua là do nguồn hàng khan hiếm, trong khi thị trường tiêu thụ, xuất khẩu tăng mạnh. Nhất là đối với cua gạch son nghịch mùa, còn các loại cua khác cũng hết vụ thu hoạch.

Trước giá cua biển tăng mạnh gần đây, người nuôi cua tỉnh này rất phấn khởi tích cực đầu tư, cải tạo ao đầm thả nuôi vụ mới. Theo ghi nhận, từ sau Tết đến nay, thị trường cua giống trên địa bàn cũng sôi động, đẩy giá cua giống “ăn theo” cua thương phẩm tăng mạnh.

Hiện các cơ sở ép, ương cua giống đang hoạt động hết công sức nhằm kịp cung cấp cho thị trường, đồng thời nhập hàng ngoài tỉnh về cung cấp cho người nuôi.

Trước giá cua tăng, thị trường mua bán sôi động hiện nay, ngành chức năng tỉnh này đẩy mạnh công tác tuyên truyền, khuyến cáo người sản xuất thận trọng lựa chọn con giống chất lượng thả nuôi. Đặc biệt, sản xuất tuyệt đối không chạy theo thị trường giá cả, không thả nuôi những nơi không đủ điều kiện, nguồn nước, môi trường không đảm bảo.

Bạc Liêu có diện tích nuôi trồng thủy sản khoảng 130.000 ha, trong đó phần lớn diện tích nuôi tôm kết hợp nuôi cua. Bạc Liêu phấn đấu năm 2018, nâng diện tích nuôi chuyên canh cua, cá và một số loài thủy sản có giá trị kinh tế cao lên hơn 5.000 ha.
Theo BNEWS/TTXVN