Giá dầu, vàng tăng giảm trái chiều trước diễn biến của tình hình thế giới

Căng thẳng tiếp diễn tại biên giới Nga-Ukraine tiếp tục ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư khiến thị trường vàng biến động. Trong khi đó, thông tin về việc Mỹ - Iran đã tiến đến gần một thoả thuận hạt hạt nhân, đồng thời cho phép Iran tăng sản lượng bán dầu ra toàn cầu và đồng USD suy yếu đã khiến giá dầu hôm nay đồng loạt giảm mạnh, trong đó dầu Brent trượt về mứchoạạ 91,13 USD/thùng.

Dầu hạ nhiệt tạm thời trước những kỳ vọng tăng nguồn cung

Giá dầu sáng ngày 17/2 giảm mạnh sau khi thị trường dầu thô ghi nhận khả năng sản lượng dầu Iran sẽ tăng mạnh thời gian tới khi thoả thuận hạt nhân được cả giới chức Mỹ và Iran khẳng định đã có những bước tiến lớn.

Chốt phiên giao dịch sáng nay, giá dầu thô WTI của Mỹ được giao dịch giảm 0,7% ở mức 92,98 USD / thùng, sau khi giảm hơn 2% trước đó. Dầu thô Brent giao dịch giảm 0,6% ở mức 94,2 USD sau khi cũng giảm hơn 2% trước đó.

So với cùng thời điểm ngày 16/2, giá dầu WTI giao tháng 3/2022 đã giảm 2,34 USD/thùng. Giá dầu Brent giao tháng 4/2022 cũng giảm tới 1,47 USD so với cùng thời điểm ngày 16/2.

giá vàng
Biến động giá dầu trong ngày 17/2/2022. Nguồn: Trading economics

Trước đó, giá dầu đã có xu hướng giảm sau khi Pháp và Iran cho biết các bên đang tiến gần hơn đến một thỏa thuận nhằm cứu vãn thỏa thuận hạt nhân năm 2015 của Iran với các cường quốc trên thế giới, giảm bớt căng thẳng về Ukraine.

Trong một báo cáo trước đó, Tập đoàn Eurasia cho biết trong trường hợp đạt được thỏa thuận, Iran sẽ có thể tham gia thị trường để tăng nguồn cung nhanh hơn so với thỏa thuận vào năm 2015. “Khoảng thời gian này, việc thực hiện thỏa thuận có thể mất 1-2 tháng, nhưng Iran có thể sẽ bắt đầu tăng cường xuất khẩu dầu ngay lập tức, cả hợp pháp và bất hợp pháp,” Eurasia nhấn mạnh, đồng thời cho biết thêm rằng nguồn cung có thể đến từ kho chứa nổi mà Iran đang nắm giữ.

Tuy nhiên, xu hướng giảm của giá dầu ngày được nhận định sẽ sớm kết thúc khi thị trường dầu thô vẫn đang ghi nhận nguy cơ về tình trạng thiếu hụt nguồn cung ngày một lớn.  Trong những tuần qua, thị trường dầu mỏ đã bị “đe dọa” bởi xung đột  của Nga đối với Ukraine với lo ngại rằng sự gián đoạn nguồn cung từ nhà sản xuất có thể đẩy giá dầu lên 100 USD / thùng.  Căng thẳng Nga – Ukraine sau lại nóng lên với các cáo buộc của Mỹ và đồng minh rằng không có chuyện Nga rút quân khỏi biên giới Ukraine, thậm chí là một số lực lượng của Nga vẫn được điều động đến khu vực này. Tina Teng, nhà phân tích tại CMC Markets cho biết: “Trong vài tuần qua, thị trường đã định giá trong căng thẳng Nga-Ukraine sẽ dẫn đến gián đoạn sản xuất và nguồn cung nhiều hơn trong bối cảnh nguồn cung vốn đã eo hẹp trên thị trường dầu mỏ,”

Bênh cạnh đó, nhu cầu nhiên liệu ở Mỹ đang ở mức kỷ lục, trong khi tồn kho dầu thô tại Cushing, Oklahoma, trung tâm lưu trữ và điểm giao hàng cho các hợp đồng tương lai của Mỹ giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 9/2018.

Dự trữ dầu thô của Mỹ đã giảm khoảng 80 triệu thùng kể từ đầu năm 2021 và khoảng 22 triệu thùng kể từ đầu năm 2020. Dự trữ dầu thô toàn cầu cũng ở mức thấp. Trong tuần trước, API đã báo cáo lượng tồn kho dầu thô giảm 2,025 triệu thùng sau khi các nhà phân tích dự đoán mức tăng 675.000 thùng.

Cụ thể, mặc dù tồn kho dầu của Mỹ tăng 1,1 triệu thùng trong tuần trước nhưng tồn kho tổng thể tại Cushing, Oklahoma lại gảm 1,9 triệu thùng. Sản lượng cung ứng, dữ liệu cho thấy mức độ tiêu thụ, đạt mức kỷ lục 22,1 triệu thùng/ngày trong 4 tuần gây đây.

Bộ Thương mại Mỹ ngày 16/2 cũng công bố dữ liệu cho biết, doanh số bán lẻ của nước này đã tăng 3,8% trong tháng 1/2022, vượt xa con số dự báo 2,1% được đưa ra trước đó và tăng mạnh so với mức tăng 1,9% của tháng 12/2021.

Lo ngại về xung đột Nga – Ukraine kéo giá vàng đi lên

Ở chiều ngược lại, căng thẳng căng thẳng Nga – Ukraine  nóng lên đã khiến giá vàng hôm nay tăng mạnh.

Ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 17/2/2022, theo giờ Việt Nam, giá vàng giao ngay đứng ở mức 1.870,83 USD/Ounce, giảm khoảng 19 USD so với cùng thời điểm ngày 16/2.

giá vàng
Diễn biến giá vàng trong thời gian qua. Nguồn: Trading economics

Quy theo giá USD ngân hàng, chưa tính thuế và phí, giá vàng thế giới giao ngay có giá 51,92 triệu đồng/lượng, thấp hơn khoảng 10,98 triệu đồng/lượng so với giá vàng SJC trong nước.

Trong khi đó, giá vàng thế giới giao tháng 3/2022 ghi nhận trên sàn Comex thuộc New York Mercantile Exchanghe ở mức 1.871,3 USD/Ounce, tăng 0,7 USD/Ounce trong phiên và đã tăng khoảng 17 USD so với cùng thời điểm ngày 16/2.

Giá vàng ngày 17/2 tăng mạnh khi lo ngại về tình hình căng thẳng Nga – Ukraine lại gia tăng, kéo theo đó là các rủi ro về mặt kinh tế.

Những phiên giao dịch gần đây, sự gia tăng căng thẳng giữa Nga – Kraine đã đẩy giá kim loại quý tăng vọt khi giới đầu tư lo ngại về một cuộc khủng hoảng năng lượng có thế xảy ra nếu như xung đột nổ ra. Điều này sẽ đặt các triển vọng tăng trưởng, phục hồi trước những thách thức, rủi ro lớn, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh và lạm phát vẫn đang diễn biến phức tạp.

Ngoài ra, giá vàng hôm nay tăng mạnh còn do đồng USD suy yếu khi nền kinh tế Mỹ tiếp tục ghi nhận tín hiệu phục hồi tích cực làm gia tăng sự hoài nghi về việc Fed có thể chưa vội tăng lãi suất cơ bản đồng USD.

Dữ liệu được Bộ Thương mại Mỹ công bố ngày 16/2 cho biết, doanh số bán lẻ của nước này đã tăng 3,8% trong tháng 1/2022, vượt xa con số dự báo 2,1% được đưa ra trước đó và tăng mạnh so với mức tăng 1,9% của tháng 12/2021.

Ghi nhận cùng thời điểm, chỉ số đo sức mạnh của đồng bạc xanh so với rổ 6 loại tiền tệ chính, đứng ở mức 95,820 điểm, giảm 0,18%.

Lợi suất trái phiếu Mỹ giảm cũng là nhân tố hỗ trợ giá vàng đi lên.

Tại thị trường trong nước, hiện giá vàng SJC đang được niêm yết tại TP Hồ Chí Minh ở mức 62,20 – 62,90 triệu đồng/lượng (mua vào/bán ra). Tại DOJI, giá vàng niêm yết tại Hà Nội ở mức 61,85 – 62,55 triệu đồng/lượng. Còn tại Phú Quý SJC, giá vàng 9999 được niêm yết tại Hà Nội ở mức 62,20 – 62,85 triệu đồng/lượng.

Nguyên Hà