Giá trị kinh tế tài nguyên- tiêu chí phân loại tài nguyên khoáng sản theo mức độ kinh tế

Hiện nay, việc đánh giá kinh tế tài nguyên được tiến hành theo các giai đoạn nhưng không đánh giá giá trị kinh tế tài nguyên (giá trị tài nguyên trong lòng đất). Các tiêu chí đánh giá kinh tế tài nguy

Mục đích đánh giá kinh tế tài nguyên là xác định giá trị của khoáng sàng (giá trị tài nguyên trong lòng đất, giá trị thương mại, giá trị hiệu quả kinh tế quốc dân) và hiệu quả của đầu tư trong điều kiện sử dụng hợp lý tài nguyên và tuân thủ các yêu cầu về xã hội và sinh thái.

Nguyên tắc đánh giá mức độ hiệu quả kinh tế:

- Khai thác tài nguyên khoáng sản mang lại hiệu quả kinh tế trực tiếp cho công nghiệp khai khoáng hoặc nhà đầu tưư.

- Tài nguyên khoáng sản mang lại hiệu quả kinh tế của các ngành sử dụng tài nguyên khoáng sản. Nó đáp ứng nhu cầu về nguyên, nhiên liệu ban đầu cho các ngành kinh tế mũi nhọn phục vụ cho phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật hoặc an ninh quốc phòng của đất nưước.

- Khai thác tài nguyên khoáng sản mang lại hiệu quả cho chủ sở hữu tài nguyên (nhà nước) và cho sự phát triển kinh tế xã hội của một vùng hoặc địa phưương.

 Các giai đoạn đánh giá:

- Nghiên cứu cơ bản về địa chất và khoáng sản (do Nhà nước thực hiện)

- Khảo sát;  - Thăm dò; - Khai thác; - Chế biến (do các công ty khai thác thực hiện)

Các giai đoạn đánh giá trước đây

Các giai đoạn đánh giá hiện nay

Mô tả kinh tế – kỹ thuật

TEC

Nghiên cứu cơ hội đầu tư

NCKQuát

Tính toán kinh tế kỹ thuật

TEP

Nghiên cứu tiền khả thi

NCTKT

Luận chứng kinh tế kỹ thuật

TEO

Nghiên cứu khả thi

NCKT

 

 

Thiết kế kỹ thuật - TDT

TKKT-TDT

Mức độ chi tiết và chính xác của việc đánh giá tuỳ thuộc vào thông tin ở từng giai đoạn. Sau mỗi giai đoạn đánh giá kết quả sẽ là tiền đề để tiếp tục đánh giá các giai đoạn tiếp theo.

Nội dung của việc đánh giá kinh tế tài nguyên khoáng sản gồm:

- Đặc điểm kinh tế - địa lý, điều kiện tự nhiên và địa chất khoáng sàng: Vị trí địa lý, đặc điểm dân cư, kinh tế - xã hội; đặc điểm địa hình, sông ngòi, giao thông và cơ sở hạ tầng; lịch sử thăm dò, phương pháp thăm dò, hiện trạng và mức độ tin cậy. Cấu tạo địa chất khoáng sàng: Cấu trúc, đặc điểm địa tầng, kiến tạo; đặc điểm vỉa than, chất lượng vỉa, khí mỏ. Đặc điểm địa chất công trình và địa chất thuỷ văn của khoáng sàng.

- Biên giới, trữ lượng khai trường: Biên giới mỏ theo phương, theo hướng dốc trên mặt đất và trong lòng đất; biên giới hành chính của mỏ. Trữ lượng địa chất theo báo cáo thăm dò; trữ lượng địa chất huy động (theo chiều dầy, góc dốc, mức cao và cấp trữ lượng); trữ lượng công nghiệp và mức tổn thất.

Công suất, tuổi thọ và chế độ làm việc của mỏ.

- Công nghệ khai thác: Sơ đồ khai thông mở mỏ; công nghệ sàng, tuyển chế biến khoáng sản.

- Kỹ thuật mỏ: Phương pháp khai thác, hệ thống khai thác; vận tải; thông gió; cấp thoát nước; cung cấp điện; thông tin liên lạc; an toàn, vệ sinh công nghiệp; Bảo vệ môi trường và phục hồi môi sinh.

- Hiệu quả kinh tế: Nhu cầu vốn đầu tư ; Các chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật khai thác mỏ; phương án tối ưu khai thác mỏ và ý nghĩa kinh tế- xã hội

Chỉ tiêu đánh giá phân loại tài nguyên theo mức độ kinh tế hiện nay, chủ yếu sử dụng các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất - kinh doanh, hiệu quả đầu tư và hiệu quả kinh tế xã hội bao gồm:

1/Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh:

Stt

Chỉ tiêu

đvị

Kýhiệu

Cách tính

1

Thu nhập trước thuế

Tr đ

Ptt

 

2

Lợi nhuận sau thuế

Tr đ

Pn

 

3

Chỉ tiêu doanh thu theo chi phí

đ/đ

SOC

D/C

4

Chỉ tiêu doanh thu trên 1 đồng vốn

đ/đ

SOI

D/I

5

Tỉ suất doanh lợi theo vốn

đ/đ

ROI

P/I

6

Tỉ suất doanh lợi theo doanh thu

đ/đ

PMS

P/D

7

Tỉ suất doanh lợi theo chi phí

đ/đ

PMC

P/C

2/Nhóm chỉ tiêu hiệu quả đầu tư:

Stt

Chỉ tiêu

đvị

Kýhiệu

Cách tính

1

Giá trị hiện tại thực NPV (với r=9,6%)

Tr đ

NPV

NPV=ồ(Ci-Co)at

2

Tỉ suất giá trị hiện tại thực

đ/đ

S

S=NPV/PVI

3

Tỉ lệ lợi ích- chi phí B/C

đ/đ

B/C

ồ(Ci)at/ồ(Co)at

4

Tỉ lệ lãi nội tại IRR

%

IRR

IRR=r khi NPV=0

5

Thời gian hoàn vốn

năm

T

khi Io=ồ(Pn+Kh+Lv)

6

Thời gian thu hồi vốn (có chiết khấu)

năm

Tc

 khi PVI=ồ(Pn+Kh+Lv)at

3/ Nhóm chỉ tiêu hiệu quả kinh tế-xã hội:

Stt

Chỉ tiêu

đvị

Kýhiệu

Cách tính

1

Giá trị gia tăng VA (GDP)

Tr đ

VA

VA = D - Ctg

2

Giá trị gia tăng thực (GDPn)

Tr đ

GDPn

GDPn=ồVA*at

3

Giá trị gia tăng quốc dân ròng (NI)

Tr đ

NVA

NVA=D-(Ctg+I+Rp)

4

Giá trị gia tăng quốc dân thực

Tr đ

NNVA

NNVA=ồNVA*at

5

Giá trị thặng dưư xã hội (M)

Tr đ

M

M=NNVA-V

6

Gía trị thặng dưư xã hội thực (Mn)

Tr đ

Mn

Mn=ồM*at

Qua nôi dung và các chỉ tiêu đánh giá kinh tế địa chất tài nguyên cho thấy: Hiệu quả kinh tế được phân tích là hiệu quả kinh tế xét từ góc độ nhà đầu tư tương tự như đánh giá hiệu quả của các dự án đầu tư. Trong khi đó, phân loại trữ lượng theo mức độ hiệu quả kinh tế không xét từ góc độ chủ sở hữu tài nguyên. Chưa đề cập đến phần xác định giá trị kinh tế tài nguyên (giá trị tài nguyên trong lòng đất).

Giá trị là phạm trù riêng của sản xuất hàng hoá, khi sản phẩm lao động trở thành hàng hoá, thì lao động của con người mới thể hiện thành giá trị. Giá trị là do lao động của con người sản xuất hàng hoá sáng tạo ra, quan hệ trao đổi theo giá trị hàng hoá thực tế là trao đổi lao động giữa những người sản xuất hàng hoá với nhau.

Hàng hoá là sản phẩm của lao động, nó được sản xuất ra để bán, trao đổi trên thị trường. Bởi vậy chúng phải có giá trị và hai thuộc tính của hàng hoá là giá trị sử dụng và giá trị trao đổi. Giá trị của hàng hoá được biểu hiện trong trao đổi. Giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện của giá trị hàng hoá. Do đó giá trị được hình thành chỉ khi sản phẩm trở thành (hoặc dự kiến trở thành) hàng hoá.

Như vậy, nếu giá cả phù hợp với giá trị thì nhà tư bản trong công nghiệp khai thác mỏ sau khi sản xuất và bán hàng hoá đi sẽ thu được khoản lợi nhuận bao gồm phần lợi nhuận được chuyển hoá giá trị thặng dư tuyệt đối và tương đối (nếu có điều kiện sản xuất đúng bằng điều kiện sản xuất trung bình xã hội) và giá trị thặng dư siêu ngạch (nếu ở điều kiện có năng suất lao động cao hơn năng suất lao động trung bình xã hội).

Các khoáng sản, cũng như đất đai, thường đem lại một khoản tô (tô mỏ) cho người sở hữu chúng và khoản tô này cũng như địa tô là kết quả chứ không bao giờ là nguyên nhân của giá khoáng sản cao. Giá khoáng sản cũng giống như giá nông sản trên thị trường bị quyết định bởi giá của khoáng sản ở mỏ có điều kiện xấu nhất hoặc nghèo nhất và do đó cần nhiều chi phí lao động nhất. Thu nhập của nhà tư bản từ mỏ nghèo nhất không phải trả tô sẽ chi phối tiền tô của tất cả các mỏ có năng suất cao hơn. Mỏ nghèo này chỉ đem lại lợi nhuận thông thường cho nhà tư bản nếu không nhà tư bản phải đóng cửa mỏ, còn tất cả các mỏ giàu có hơn đều phải nộp tô cho chủ sở hữu.

Như vậy, giá trị kinh tế tài nguyên (giá trị tài nguyên khoáng sản trong lòng đất G) - Là phần giá trị thặng dư còn lại sau khi trừ phần lợi nhuận ròng của nhà đầu tư vào mỏ, tính cho cả đời mỏ và đã được chiết khấu về thời điểm bắt đầu khai thác.

Đối với chủ sở hữu tài nguyên thì giá trị kinh tế tài nguyên là phần giá trị thặng dư dành cho chủ sở hữu tài nguyên (m). Mức thu lợi nhuận của chủ sở hữu được chia thành hai phần: Phần thu vào tô mỏ và một phần thu bằng thuế thu nhập doanh nghiệp.

Đối với nhà đầu tư thì giá trị kinh tế tài nguyên là chi phí (c) phải trả cho chủ sở hữu do được quyền khai thác tài nguyên khoáng sản và thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo luật định.

Như vậy, trong việc đánh giá kinh tế địa chất tài nguyên khoáng sản phục vụ cho việc quản trị tài nguyên. Chỉ tiêu giá trị kinh tế tài nguyên được sử dụng như một tiêu chí để phân cấp trữ lượng theo mức độ kinh tế.

Nếu giá trị kinh tế tài nguyên G³ 0 có thể xếp trữ lượng là kinh tế.

Trường hợp xấu nhất là giá trị kinh tế tài nguyên bằng không (G=0) có nghĩa là khai thác khoáng sàng vẫn có hiệu quả kinh tế, nhưng lợi nhuận của việc khai thác mỏ chỉ đủ để trả cho nhà đầu tư.

Lúc đó chủ sở hữu xét trên góc độ hiệu quả chung của nền kinh tế quốc gia vẫn cần phải khai thác tài nguyên để phục vụ cho các ngành kinh tế khác hoặc đáp ứng nhu cầu chung của toàn xã hội có thể miễn thuế và miễn thu tô mỏ.

Nếu G<0 trữ lượng không kinh tế.

Từ đó cho thấy, giá trị kinh tế tài nguyên - Một nội dung quan trọng đánh giá kinh tế địa chất tài nguyên khoáng sản. Cơ sở phân tích giá trị kinh tế tài nguyên đó là điều kiện tự nhiên của khoáng sàng bao gồm: Trữ lượng, chất lượng, điều kiện đầu tư, công nghệ và khai thác mỏ. Giá trị kinh tế tài nguyên là một tiêu chí quan trọng của chủ sở hữu để phân loại khoáng sản theo mức độ kinh tế. Đồng thời nó cũng là cơ sở để xem xét chính sách thuế đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Tuy nhiên, chỉ tiêu này không thay thế cho những chỉ tiêu hiệu quả đầu tư trong phân tích hiệu quả dự án đầu tư. Việc có bỏ vốn đầu tư vào mỏ hay không sẽ do nhà đầu tư quyết định trên cơ sở tuân thủ luật lệ, thuế phí về bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên khoáng sản do Nhà nước Việt Nam quy định.

Mặt khác, đánh giá giá trị kinh tế tài nguyên qua chỉ tiêu giá trị tô mỏ còn có thể xác định được, nếu trữ lượng tài nguyên khoáng sản được chủ sở hữu bán cho chủ thể khai thác thì bán với giá bao nhiêu? Và nếu cho chủ thể khai thác thuê thì phải trả tô mỏ ra sao? Tính bằng phần trăm trên doanh thu hay bình quân trên 1 tấn than khai thác./.

  • Tags: