Giải pháp triển khai ứng dụng Lean trong doanh nghiệp ngành May trong bối cảnh chuyển đổi theo công nghệ số

HOÀNG XUÂN HIỆP - THS. TRẦN THỊ NGÁT (Trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội)

TÓM TẮT:

Mặc đù được đánh giá là có thể giảm được nhiều lãng phí hơn so với Lean truyền thống nhưng việc triển khai các công cụ của Lean kết hợp với công nghệ số đòi hỏi nhiều điều kiện mà các doanh nghiệp (DN) may Việt Nam cần phải hiểu rõ để nâng cao tính khả thi trong thực hiện.

Bài viết tập trung nghiên cứu và đề xuất các giải pháp triển khai ứng dụng Lean trong DN ngành may trong bối cảnh chuyển đổi theo công nghệ số nhằm giúp các DN may Việt Nam tiếp tục nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong thời kỳ chuyển đổi số.

Từ khóa: Giải pháp triển khai, Lean, công nghệ số, điều kiện thực hiện, doanh nghiệp may.

1. Cơ sở lý luận triển khai các công cụ của Lean trong thời kỳ chuyển đổi số

1.1. Các công cụ của Lean có thể triển khai tại DN may trong thời kỳ chuyển đổi theo công nghệ số

Nghiên cứu của nhóm tác giả và nhiều nghiên cứu khác trên thế giới cho thấy, trong thời kỳ chuyển đổi số, có 12 công cụ của Lean có thể ứng dụng tại các DN may. Trong trụ cột JIT, gồm các công cụ E-Kanban, SMED, Takt time, Heijunka và VSM sử dụng IoT và RFID, phần mềm quản lý sản xuất và các thiết bị đầu cuối thông minh như máy tính bảng, điện thoại thông minh. Trụ cột Jidoka gồm các công cụ Andon thông minh, Poka-Yoke, Line stops, 5 Whys sử dụng các loại cảm biến và trí tuệ nhân tạo. Các công cụ nền tảng của Lean TPM, SW và Kaizen thông qua ứng dụng các thiết bị may thông minh và hệ thống dữ liệu lớn, tương tác giữa người và máy [1,4].

1.2 Quy trình triển khai các công cụ của Lean trong thời kỳ chuyển đổi số

Việc triển khai các công cụ của Lean tại DN may ứng dụng công nghệ số thường được thực hiện theo quy trình như sau:  (Bảng 1)

Bảng 1. Quy trình triển khai các công cụ của Lean tại DN may

ứng dụng công nghệ số

TT

Nội dung
triển khai

Công việc cần thực hiện

Số liệu
cần thu thập

Công cụ
cần thiết

1

Nội dung 1

Thành lập nhóm triển  khai

 

 

 

 

 Liệt kê toàn bộ các thành viên cần thiết để triển khai các công cụ của Lean.

Làm rõ số lượng nhân viên và năng lực cần thiết của nhân viên tham gia nhóm triển khai công cụ của Lean.

Bảng mô tả công việc của nhân viên tham gia nhóm triển khai Lean trong thời kỳ chuyển đổi số.

2

Nội dung 2

Huấn luyện phương pháp triển khai 12 công cụ cụ thể của Lean với sự hỗ trợ của công nghệ số tại DN may

 

 

 

 

Liệt kê toàn bộ các công cụ cần triển khai và các nội dung chính cần huấn luyện cho nhân viên tham gia nhóm  triển khai từng công cụ.

Lập danh sách số nhân viên cần tập huấn, đặc biệt là nhân viên của bộ phận IE, tổ trưởng, công nhân.

Máy tính, phần mềm, điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng, mạng Wifi kết nối IoT.

3

Nội dung 3

Thực hiện công cụ của Lean

 

 

 

Bước 1

Làm rõ các bước triển khai từng công cụ của Lean trong DN may ứng dụng công nghệ số.

Làm rõ số liệu cần thu thập trong từng bước triển khai của từng công cụ của Lean tại DN may ứng dụng công nghệ số.

Máy tính, phần mềm, điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng, mạng Wifi kết nối IoT.

 

Bước 2

…………………

………………..

……………………

 

………..

……………………

………………..

……………………

Nguồn: Phát triển của nhóm tác giả

Bảng 1 cho thấy, việc triển khai các công cụ của Lean về cơ bản là tuân thủ quy trình PDCA nhưng tại mỗi bước triển khai, cần đặc biệt chú ý làm rõ các số liệu cần thu thập, đặc biệt là các số liệu thông qua các thiết bị sử dụng công nghệ số. Theo đó, để có thể triển khai từng bước khi thực hiện các công cụ của Lean, cần chỉ rõ cơ sở vật chất cho triển khai, đặc biệt là các thiết bị công nghệ số.

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình triển khai Lean trong thời kỳ chuyển đổi theo công nghệ số

1.3.1 Các yếu tố bên trong

Quá trình triển khai các công cụ của Lean trong thời kỳ chuyển đổi số thường bị tác động bởi các yếu tố sau: (1) Chiến lược và tầm nhìn của lãnh đạo cấp cao nhất DN trong thời kỳ chuyển đổi số phải bắt kịp với tốc độ phát triển của công nghệ số; (2) Các nguồn lực về tài chính để có thể đầu tư các thành tựu của công nghệ số vào DN; (3) Chuẩn bị con người có đủ kiến thức, kỹ năng và phẩm chất để triển khai Lean và các thành tựu của công nghệ số phù hợp với DN; (4) Chuẩn bị cơ sở vật chất và trình độ công nghệ để triển khai Lean đồng bộ tại tất cả các khâu của từng công cụ trong thời kỳ chuyển đổi số [2, 4, 5].

1.3.2 Các yếu tố bên ngoài

Các yếu  tố bên ngoài cũng ảnh hưởng tương đối lớn đến quá trình triển khai Lean tại DN may trong thời kỳ chuyển đổi số. (1)Yếu tố đầu tiên là chính sách của Nhà nước: Nhà nước có các chính sách hỗ trợ nghiên cứu triển khai công nghệ số cho các DN, trong đó có DN may (2) Sự phát triển của CMCN 4.0 cũng là yếu tố tạo điều kiện thuận lợi để ứng dụng Lean trong bối cảnh chuyển đổi theo công nghệ số; (3) Văn hóa xã hội tác động mạnh đến tác phong công nghiệp của người lao động khi triển khai Lean. 

2. Thực trạng triển khai Lean trong bối cảnh chuyển đổi theo công nghệ số tại các DN may Việt Nam

2.1. Thực trạng ứng dụng Lean tại các DN may

Kết quả khảo sát 103 DN may có ứng dụng Lean tại Việt Nam cho thấy, 60,3% DN may trong mẫu khảo sát đã áp dụng cả Lean và công nghệ số. Tuy vậy, khảo sát sâu hơn qua quan sát trực tiếp và phỏng vấn chuyên gia cho thấy trong mỗi DN may chỉ áp dụng được một số công cụ của Lean chứ không phải áp dụng tất cả. Công cụ được áp dụng rộng rãi nhất là cân bằng chuyền với mức 84% DN sử dụng, công cụ được ít DN sử dụng nhất là E_Kanban với mức 3%. Sở dĩ có hiện tượng như vậy vì mức đầu tư hệ thống E_Kanban cao do phải dùng công nghệ RFID hoặc mã vạch cho cả nhà máy trong khi nguồn lực về vốn của các DN may còn nhiều hạn chế [3].  

Theo số liệu tại khảo sát, các công cụ như Andon, chuyển đổi nhanh, ngăn ngừa lỗi, cải tiến liên tục, chuẩn hóa công việc, nhịp dây chuyền cũng là những công cụ được các DN may ứng dụng công nghệ số sử dụng khá phổ biến với tỷ lệ từ 60% trở lên. Sở dĩ các công cụ này được sử dụng khá phổ biến vì đó là những công cụ trực tiếp mang lại hiệu quả trực quan hàng  ngày, bên cạnh đó chi phí để đầu tư thiết bị công nghệ số khi triển khai các công cụ này cũng chỉ ở mức trung bình, phù hợp với các DN vừa và lớn.

2.2. Thực trạng triển khai Lean tại các DN may ứng dụng công nghệ số

2.2.1 Thực trạng nhân lực triển khai Lean tại DN may ứng dụng công nghệ số

Số liệu khảo sát cho thấy, 100% các DN đều thành lập ban IE hoặc ban triển khai Lean; đội ngũ kỹ thuật chuyền tham gia triển khai và giám sát một số công cụ chính như chuyển đổi sản xuất nhanh, hệ thống cảnh báo Andon, cải tiến liên tục, ngăn ngừa lỗi, chiếm tỷ lệ khoảng 70% - 80% tổng số nhân lực triển khai Lean.

Bên cạnh số lượng, năng lực của đội ngũ tham gia triển khai Lean trong thời kỳ chuyển đổi số cũng được phản ánh cụ thể trong bảng 2.

Bảng 2. Kỹ năng vận hành của đội ngũ Lean trong DN

TT

Công cụ

Kỹ năng tốt

Kỹ năng Trung bình

Kỹ năng yếu

SL

(DN)

Tỷ trọng

(%)

SL

(DN)

Tỷ trọng

(%)

SL

(DN)

Tỷ trọng

(%)

1

E-kanban

4

3,9

4

3,9

95

92

2

Chuyển đổi nhanh

49

48

25

24

29

28

3

Nhịp dây chuyền

66

64

25

24

12

11,7

4

Cân bằng chuyền

58

56

29

28

16

15,5

5

Sơ đồ chuỗi giá trị

0

0

12

12

91

88

6

Hệ thống cảnh báo (andon)

54

52

16

15,5

33

32

7

Ngăn ngừa lỗi

49

48

25

24

29

28

8

5 câu hỏi tại sao

45

44

21

20

37

36

9

Dừng chuyền khi có lỗi

8

7,8

12

11,7

82

80

10

Bảo trì năng suất tổng thể TPM

8

7,8

8

7,8

87

84

11

Chuẩn hóa công việc

54

52

12

11,7

37

36

12

Cải tiến liên tục

58

56

16

15,5

29

28

Nguồn: [3]

Số liệu tại Bảng 2 cho thấy, trình độ nhân lực tham gia triển khai một số công cụ được sử dụng nhiều tại DN như cân bằng chuyền, nhịp chuyền, hệ thống cảnh báo Andon đều có năng lực tốt ở mức từ 52% trở lên. Tuy vậy, nhân lực có năng lực không tốt đối với việc triển khai các công cụ như E_Kanban, sơ đồ chuỗi giá trị, dừng chuyền khi có lỗi và bảo trì năng suất tổng thể khi mà tỷ lệ năng lực yếu chiếm tới hơn 80%. Theo đó, nhân lực có kỹ năng hết sức hạn chế về công nghệ số, đặc biệt là đội ngũ công nhân, nhiều người chưa bao giờ sử dụng máy tính bảng, thậm chí là điện thoại thông minh; trình độ tiếng Anh chưa đủ để đọc các hướng dẫn trên thiết bị công nghệ số. Đây chính là điểm khó khăn lớn khi triển khai Lean kết hợp với công nghệ số tại DN may.

2.2.2. Thực trạng phương thức thu thập dữ liệu Lean của các DN may (Bảng 3)

Bảng 3. Phương thức thu thập dữ liệu của DN may

TT

Công cụ

Ghi chép trên giấy

Máy tính

Phần mềm

SL

(DN)

Tỷ trọng

(%)

SL

(DN)

Tỷ trọng

(%)

SL

(DN)

Tỷ trọng

(%)

1

E-kanban

4

3,9

4

3,9

4

3,9

2

Chuyển đổi nhanh

66

64

54

52

0

0

3

Nhịp dây chuyền

62

60

66

64

4

3,9

4

Cân bằng chuyền

70

68

62

60

4

3,9

5

Sơ đồ chuỗi giá trị

8

7,8

8

7,8

0

0

6

Hệ thống cảnh báo (andon)

49

48

62

60

66

64

7

Ngăn ngừa lỗi

58

56

49

48

55

52,4

8

5 câu hỏi tại sao

54

52

54

52

4

3,9

9

Dừng chuyền khi có lỗi

12

11,7

12

11,7

0

0

10

Bảo trì năng suất tổng thể TPM

8

7,8

16

15,5

0

0

11

Chuẩn hóa công việc

21

20

62

60

8

7,8

12

Cải tiến liên tục

29

28

70

68

8

7,8

Nguồn : [3]

Số liệu nêu tại Bảng 3 cho thấy, phương thức thu thập dữ liệu của các công cụ Lean được áp dụng tại DN chủ yếu là ghi trên giấy (68% dữ liệu cân bằng chuyền, 64% dữ liệu chuyển đổi nhanh,...); sau đó các dữ liệu này được nhập vào máy tính để quản lý (66% dữ liệu nhịp dây chuyền, 62% dữ liệu cân bằng chuyền,...). Chỉ riêng có 2 công cụ được nhiều DN thu thập thông tin bằng phần mềm quản lý đó là cảnh báo Andon (tỷ lệ 64%) và ngăn ngừa lỗi (tỷ lệ 52,4%).

Nguyên nhân các DN ít sử dụng phần mềm để thu thập dữ liệu phần lớn là do DN không có đủ thiết bị đầu cuối như máy tính bảng/điện thoại thông minh cũng như thiết bị may kỹ thuật số kết nối với máy chủ. Mặt khác, mạng wifi tại dây chuyền rất yếu và chỉ sử dụng để cán bộ quản lý trao đổi thông tin, không thể dùng cho sản xuất tại dây chuyền may. Tiềm lực tài chính của các DN may cũng hạn chế nên chỉ có thể triển khai các công cụ có chi phí vừa phải, không thể triển khai quá nhiều các công cụ mà mức đầu tư lớn như E_Kanban, hệ thống bảo trì dự báo của TPM,…

2.2.3. Thực trạng cơ sở vật chất triển khai Lean tại DN may sử dụng công nghệ số

Cơ sở vật chất quan trọng nhất là các thiết bị sử dụng công nghệ số hiện có tại DN may. Số liệu cụ thể được thể hiện trong bảng 4.

Bảng 4. Trang thiết bị kỹ thuật số, thiết bị thông thường của DN may

TT

Chủng loại

Số lượng

(chiếc)

Tỷ trọng

(%)

1

Số lượng thiết bị may kĩ thuật số có thể kết nối Internet

10823

2.2

2

Số lượng thiết bị cắt, hoàn thiện có thể kết nối Internet

367

0.1

3

Số lượng thiết bị may lập trình

6370

1.3

4

Robot

0

0.0

5

Thiết bị may thông thường của DN 

463578

96.4

6

Thiết bị khác của DN có thể kết nối Internet

0

0.0

 

Tổng số thiết bị của DN may

481138

100

 Nguồn : [3]

Số liệu tại Bảng 4 cho thấy, tỷ trọng thiết bị sử dụng công nghệ số có thể kết nối mạng Internet chiếm tỷ lệ rất nhỏ là 2,3%. Các thiết bị được đầu tư theo hướng mỗi dây chuyền có từ 4 - 10 thiết bị may kỹ thuật số, một số dây chuyền may được đầu tư hệ thống theo dõi bằng nút bấm sử dụng tín hiệu số. Nguyên nhân của việc đa số DN đầu tư chưa đồng bộ là do tầm nhìn của lãnh đạo về tác động của công nghệ số với DN chưa thấu đáo, chưa có những tư vấn từ Nhà nước, Viện nghiên cứu, trường đại học về hiệu quả cụ thể khi đầu tư thiết bị công nghệ số. Một nguyên nhân quan trọng nữa là tiềm lực tài chính của các DN may còn hạn chế nên chưa thể đầu tư đồng bộ các thiết bị sử dụng công nghệ số.

2.2.4. Đánh giá quá trình triển khai Lean tại DN may ứng dụng công nghệ số
2.2.4.1. Thuận lợi trong quá trình triển khai

- Lãnh đạo DN hết sức ủng hộ để triển khai thí điểm Lean công nghệ số tại DN;

- Các DN triển khai đều là DN vừa và lớn, đã đầu tư từng phần các thiết bị ứng dụng công nghệ số và hệ thống mạng internet, mạng nội bộ;

2.2.4.2. Khó khăn trong triển khai

- Đội ngũ lao động, đặc biệt là công nhân có kỹ năng công nghệ số rất hạn chế; kỹ năng sử dụng các thiết bị thông minh như máy tính bảng, mạng Internet, các phần mềm,... của người lao động rất thấp.

- DN chưa có nền tảng đầy đủ về công nghệ số mà chỉ đầu tư được một số thiết bị riêng lẻ như: Thiết bị may kỹ thuật số, mạng nội bộ có tốc độ chậm.

- Năng lực tài chính không đủ để đầu tư công nghệ số một cách đồng bộ.

3. Giải pháp triển khai các công cụ của Lean tại DN may trong bối cảnh chuyển đổi theo công nghệ số

3.1. Triển khai dần từng công cụ của Lean tại DN may ứng dụng công nghệ số

Do các DN may đều có tiềm lực tài chính, cơ sở vật chất và con người chưa mạnh nên khi triển khai Lean trong thời kỳ chuyển đổi số, cần triển khai từng công cụ và duy trì hiệu quả của công cụ đó, sau đó mới mở rộng từng bước ra các công cụ khác. Các công cụ có thể triển khai thuận lợi đầu tiên là cân bằng chuyền, nhịp dây chuyền, chuyển đổi nhanh, cải tiến liên tục, chuẩn hóa thao tác, hệ thống cảnh báo Andon. Trong quá trình triển khai, DN cần xây dựng quy trình thực hiện chi tiết cho từng công cụ; quy trình phải làm rõ nhu cầu về con người, thiết bị công nghệ số, số liệu cần thu thập và kết quả cần đạt được trong từng bước thực hiện.

Trong giai đoạn đầu triển khai, các DN may nên sử dụng tư vấn để quá trình triển khai có hiệu quả hơn. Các tư vấn cần thiết cho quá trình triển khai gồm: Tư vấn đầu tư Lean công nghệ số, tư vấn thiết kế hệ thống Lean công nghệ số, tư vấn triển khai Lean công nghệ số.

3.2. Đầu tư dần các thiết bị công nghệ số để triển khai kết hợp với công cụ Lean

Để có thể triển khai hệ thống Lean công nghệ số tại DN may thì DN phải đầu tư một số thiết bị ứng dụng công nghệ số như sau:

- Máy tính bảng được gắn tại các máy may. Tùy nhu cầu quản lý mà DN có thể sử dụng từ 8 - 10 máy tính bảng cho một dây chuyền hoặc mỗi máy tính bảng cho một máy may trong dây chuyền;

- Mỗi dây chuyền may có 4 - 10 thiết bị may kỹ thuật số, có thể kết nối Internet;

- Hệ thống mạng IoT, kết nối wifi đến tất cả các thiết bị may kỹ thuật số, máy tính bảng và máy tính của DN;

- Phần mềm quản lý Lean công nghệ số.

3.3. Đào tạo nguồn nhân lực thích ứng tốt với Lean và công nghệ số

Để triển khai được các công cụ của Lean tại DN may ứng dụng công nghệ số thì DN cần chuẩn bị con người với các kỹ năng sau:

- Kỹ năng sử dụng các thiết bị ứng dụng công nghệ số như máy tính bảng, điện thoại thông minh, thiết bị may kỹ thuật số, phần mềm quản lý Lean;

- Kỹ năng sử dụng tiếng Anh tối thiểu để đọc các hướng dẫn sử dụng trên thiết bị thông minh, máy may kỹ thuật số;

- Kỹ năng sử dụng các công cụ của Lean truyền thống.

- Ý thức tuân thủ quy chế, quy định trong triển khai Lean.

3.4. Chuẩn bị đủ nguồn lực tài chính cho đầu tư thiết bị công nghệ số

Nguồn lực tài chính bổ sung là một trong những yêu cầu bắt buộc khi triển khai Lean trong bối cảnh chuyển đổi theo công nghệ số. Chi phí đầu tư các thiết bị cơ bản như sau:

- Mức đầu tư 1 máy tính bảng 7 - 8 inch: 1 - 3,5 triệu đồng/chiếc.

- Hệ thống mạng Wifi cho 50 đầu truy cập trong 1 dây chuyền đồng thời bao gồm:

+ Bộ phát wifi công suất lớn: 5 – 10 triệu đồng /bộ.

+ Cân bằng tải: 7 - 9 triệu đồng /chiếc.

- Máy tính cấu hình cao: 20 triệu đồng - 30 triệu đồng /bộ.

- Phần mềm Digital Lean: 20 triệu đồng - 30 triệu đồng /bộ tùy công cụ lựa chọn.

- Thiết bị may kỹ thuật số: 25 - 28 triệu đồng/chiếc

Mức tài chính đối với những DN may đầu tư từng bước các thành tựu của công nghệ số khi triển khai Lean như sau:

Nếu trong dây chuyền may chỉ cần kiểm soát 10 trạm có ý nghĩa quyết định đến năng suất và chất lượng của dây chuyền thì mức đầu tư như sau:

+ 10 máy tính bảng: 10 x 1.200.000 =            12.000.000 đồng.

+ Một bộ phát Wifi công suất lớn:                 10.000.000 đồng.

+ Một bộ cân bằng tải:                                    7.000.000 đồng.

+ Một máy tính cấu hình cao:                         20.000.000 đồng.

+ Phần mềm    (1 lần cho nhiều chuyền)         20.000.000 đồng.

Tổng mức đầu tư thiết bị một dây chuyền:     69.000.000 đồng.

Số lượng thiết bị công nghệ số cần đầu tư đối với các DN may đầu tư đầy đủ các thành tựu của công nghệ số và ứng dụng đầy đủ các công cụ của Lean được tính như sau:

- Thiết bị may ứng dụng thiết bị số                             : 30 chiếc/chuyền.

- Máy tính bảng                                                           : 35 chiếc/chuyền.

- Máy tính cấu hình cao                                              : 01 chiếc/nhà máy.

- Bộ phát Wifi công suất lớn                                      : 1 chiếc/chuyền.

- Bộ cân bằng tải                                                         : 1 chiếc/2 chuyền.

- Phần mềm                                                                 : 30 triệu/nhà máy.     

Mức đầu tư tài chính cụ thể sẽ phụ thuộc vào số lượng chuyền may và yêu cầu quản lý nhà máy may.

 Lời cảm ơn:

Nhóm tác giả xin cảm ơn sự giúp đỡ của Tổng cục Tiêu Chuẩn đo lường chất lượng, Bộ Khoa học công nghệ và sự hỗ trợ tài chính từ ngân sách nhà nước để thực hiện nghiên cứu này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

  1. BCG.(2017). When Lean meets Insdutry 4.0. The Boston Consulting Group, Inc. [online] Available at: https://image-src.bcg.com/Images/BCG-When-Lean-Meets-Industry-4.0-Dec-2017_tcm104-179091.pdf  [Accessed 15 September 2020].
  2. Nguyễn Thị Thu Hường (2016), Triển khai thí điểm mô hình sản xuất tinh gọn vào các DN may thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ Công Thương, Hà Nội.
  3. Dương Thị Tân và Chu Thị Mai Hương (2020), Báo cáo thực trạng ứng dụng Lean trong DN may có sử dụng công nghệ số, Hà Nội.
  4. Hoàng Xuân Hiệp (2020), Báo cáo tổng kết đề tài “Nghiên cứu,  đề xuất mô hình ứng dụng Lean cho DN ngành may trong bối cảnh chuyển đổi theo công nghệ số”, Hà Nội.
  5. Kotter. (1995). Leading change: Why transformation efforts fail. Havard Business Review,

Solutions to implement the digital lean manufacturing effectively in the garment and textile industry of Vietnam in the context of the digital transformation

Ph.D Hoang Xuan Hiep

Master. Tran Thi Ngat

Hanoi Industrial Textile Garment University

ABSTRACT:

The digital lean manufacturing which is the combination of digital technologies and Lean manufacturing principles is considered to be able to reduce more waste than the traditional Lean manufacturing method. The digital lean manufacturing requires many conditions that Vietnamese garment enterprises need to deeply understand in order to apply this tool effectively. This paper researches and proposes solutions to help Vietnamese garment enterprises implement the digital lean manufacturing productively in the context of the digital transformation.

Keywords: Deployment solution, Lean manufacturing, digital technology, implementation condition, garment enterprise.

[Tạp chí Công Thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, Số 27, tháng 11 năm 2020]