Hiện trạng chất lượng nước mặt sông Tiền đoạn chảy qua thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp

ThS. LÊ BẢO VIỆT - HỒ THẢO VY (Trường Đại học Tài Nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh)

TÓM TẮT:

Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu hiện trạng chất lượng nước sông Tiền đoạn chảy qua thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Theo kết quả khảo sát, chất lượng nước sông đều vượt quy chuẩn cho phép về các thông số , N-N, P-P, COD, TSS, Coliforms, E.coli. Tuy nhiên, các thông số chất lượng nước như, COD, TSS, Coliforms đang dần được cải thiện, giá trị trung bình năm sau khả quan hơn những năm trước đó. Kết quả chỉ số WQI cho thấy, nước sông Tiền tại địa bàn thành phố Cao Lãnh đã bị ô nhiễm, chỉ có thể cung cấp nước với mục tiêu tưới tiêu và giao thông đường thủy.

Bài viết phân tích chất lượng môi trường nước lưu vực sông Tiền, cũng như đưa ra các biện pháp quản lý tổng hợp và tăng cường giám sát các nguồn thải trên sông. Đồng thời, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành liên quan, các phòng chức năng của địa phương trong công cuộc quản lý môi trường nước mặt.

Từ khóa: Sông Tiền, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, chất lượng nước, chỉ số WQI.

1. Đặt vấn đề

Thành phố Cao Lãnh là một trong các trung tâm của vùng Đồng Tháp Mười, trung tâm thương mại - dịch vụ, hành chính, y tế, công nghiệp dược phẩm, nông nghiệp đô thị của tỉnh, là đô thị phát triển nhất của tỉnh Đồng Tháp.

Thành phố Cao Lãnh nằm ở tả ngạn sông Tiền dọc theo quốc lộ 30, cách Thành phố Hồ Chí Minh 154km, thành phố Cần Thơ 80 km; phía Bắc và phía Đông giáp huyện Cao Lãnh, phía Nam giáp huyện Lấp Vò, phía Tây giáp huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.

Sông Tiền đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nước, vận chuyển đường thủy, đồng thời cũng là nơi tiêu thoát nước cho các hoạt động nông nhiệp và sinh hoạt của người dân trong vùng.  Chính vì vậy, thực hiện Đánh giá chất lượng nước mặt sông Tiền đoạn chảy qua thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháplà rất cấp bách, cần thiết, hỗ trợ tích cực cho triển khai mục tiêu bảo vệ môi trường theo định hướng Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của Tỉnh.

2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu

2.1. Nội dung đề tài

Phạm vi đề tài: Sông Tiền đoạn chảy qua thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Số liệu quan trắc từ năm 2016 - 2018.

Nội dung đề tài: Tiến hành khảo sát, đo đạc, thu thập số liệu quan trắc các thông số lý hóa sinh về  chất lượng môi trường nước. So sánh các thông số chỉ tiêu chất lượng nước sông Tiền với QCVN 08: 2008/BTNMT cột A2. Tính WQI để đánh giá chất lượng nước mặt trên sông Tiền đoạn chảy qua thành phố Cao Lãnh. Xác định các nguồn gây ô nhiễm và đề xuất giải pháp nhằm cải thiện chất lượng của sông Tiền.

Hình 1:  Bản đồ sông Tiền đoạn chảy qua thành phố Cao Lãnh,

tỉnh Đồng Tháp

ban_do_song_tien_doan_chay_qua_thanh_pho_cao_lanh_tinh_dong_thap

 Nguồn: Tài liệu phân tích thành phố Cao Lãnh và bối cảnh khu vực “Quy hoạch phát triển bền vững thành phố Cao Lãnh”

2.2. Phương pháp nghiên cứu

Quá trình nghiên cứu sử dụng các nhóm phương pháp khảo sát thực địa; điều tra thu thập thông tin; so sánh đánh giá kết quả và phân tích thống kê, xử lý số liệu. Các thông tin thứ cấp được thu thập bao gồm điều kiện KT-XH, số liệu quan trắc chất lượng nước Sông Tiền đoạn chảy qua thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Kế thừa các kết quả quan trắc nước mặt trên địa bàn tỉnh và hoạt động điều tra đánh giá hiện trạng xả nước thải tại thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Dữ liệu nghiên cứu được phân tích, xử lý bằng phần mềm Excel.

Với đối tượng nghiên cứu là nguồn cấp cho mục đích cấp sinh hoạt nên giá trị giới hạn các chất ô nhiễm trong nguồn nước được xác định theo Quy chuẩn QCVN 08-MT:2015/BTNMT, cột A2.

Để mô tả định lượng về chất lượng nước và khả năng sử dụng của nguồn nước đó, nghiên cứu sử dụng chỉ số chất lượng nước (WQI - Water Quality Index). WQI được tính toán dựa vào Quyết định số 1460/QĐ - TCMT về việc Hướng dẫn kỹ thuật tính toán và công bố chỉ số chất lượng nước của Việt Nam ngày 12/11/2019. (Bảng 1)

Bảng 1. Thang điểm đánh giá VN WQI

thang_diem_danh_gia_vn_wqi

Nguồn: Quyết định số 1460/QĐ - TCMT ngày 12/11/2019.

* Việc tính toán WQI được áp dụng theo công thức sau:

Trong đó:

 WQII: Kết quả tính toán đối với thông số nhóm I (thông số pH).

WQIII: Kết quả tính toán đối với các thông số nhóm II (nhóm thông số thuốc bảo vệ thực vật), bao gồm các thông số Aldrin, BHC, Dieldrin, DDTs (p,p’-DDT, p,p’-DDD, p,p’-DDE), Heptachlor & Heptachlorepoxide.

WQIIII: Kết quả tính toán đối với các thông số nhóm III (nhóm thông số kim loại nặng), bao gồm các thông số As, Cd, Pb, Cr 6+, Cu, Zn, Hg.

WQIIV: Kết quả tính toán đối với các thông số nhóm IV (nhóm thông số hữu cơ và dinh dưỡng), bao gồm các thông số DO, BOD5, COD, TOC, N-NH4, N-NO3, N-NO2, P-PO4.

WQIV: Kết quả tính toán đối với thông số nhóm V (nhóm thông số vi sinh), bao gồm các thông số Coliform, E.coli.

Đối với thủy vực cần chú ý vấn đề ô nhiễm hữu cơ, tính toán WQI với trọng số của nhóm thông số được quy định như sau:

tinh_toan_wqi_voi_trong_so_cua_nhom

* Tính toán WQI thông số (WQISI)

Đối với các thông số As, Cd, Pb, Cr6+, Cu, Zn, Hg, BOD5, COD, TOC, N-NH4, N-NO2, N-NO3, P-PO4, Coliform, E.Coli, tính toán theo công thức như sau:

coliform_e-coli_tinh_toan_theo_cong_thuc

Trong đó:

BPi: Nồng độ giới hạn dưới của giá trị thông số quan trắc được quy định trong Bảng 2 tương ứng với mức i.

BPi+1: Nồng độ giới hạn trên của giá trị thông số quan trắc được quy định trong Bảng 2 tương ứng với mức i+1.

qi: Giá trị WQI ở mức i đã cho trong bảng tương ứng với giá trị BPi .

qi+1: Giá trị WQI ở mức i+1 cho trong bảng tương ứng với giá trị BPi+1 .

Cp: Giá trị của thông số quan trắc được đưa vào tính toán. (Bảng 2, 3)

Bảng 2. Quy định các giá trị qi, BPi cho các thông số nhóm IV và V

quy_dinh_cac_gia_tri_qi_bpi_cho_cac_thong_so_nhom_iv_va_v 

Nguồn: Quyết định số 1460/QĐ - TCMT ngày 12/11/2019.

 

Bảng 3. Quy định các giá trị qi, BPi cho các thông số kim loại nặng

(nhóm III)

 quy_dinh_cac_gia_tri_qi_bpi_cho_cac_thong_so_kim_loai_nang_nhom_iii

Nguồn: Quyết định số 1460/QĐ - TCMT ngày 12/11/2019.

Ghi chú: Trường hợp giá trị Cp của thông số trùng với giá trị BPi đã cho trong Bảng, thì xác định được WQI của thông số chính bằng giá trị qi tương ứng.

* Đối với thông số DO (WQIDO), tính toán thông qua giá trị DO % bão hòa.

Bước 1: Tính toán giá trị DO % bão hòa

- Tính giá trị DO bão hòa: DObaohoa = 14,652 - 0,41022T + 0,0079910T2 - 0,000077774T3

T: nhiệt độ môi trường nước tại thời điểm quan trắc (đơn vị: 0C).

- Tính giá trị DO % bão hòa: DO%bão hòa = DOhòa tan / DObão hòa * 100

DOhòa tan: Giá trị DO quan trắc được (đơn vị: mg/l)

Bước 2: Tính giá trị WQIDO

tinh_toan_wqi_duoc_ap_dung_theo_cong_thuc

Trong đó: Cp: giá trị DO % bão hòa. BPi, BPi+1, qi, qi+1 là các giá trị tương ứng với mức i, i+1 trong Bảng 4.

Bảng 4. Quy định các giá trị BPi và qi đối với DO% bão hòa

quy_dinh_cac_gia_tri_bpi_va_qi_doi_voi_do_bao_hoa

Nguồn: Quyết định số 1460/QĐ - TCMT ngày 12/11/2019.

Nếu DO% bão hòa < 20 hoặc DO% bão hòa > 200, thì WQIDO = 10. Nếu 20 < DO% bão hòa < 88, thì WQIDO tính theo công thức 2 và sử dụng Bảng 4. Nếu 88 ≤ DO% bão hòa ≤ 112, thì WQIDO = 100. Nếu 112 < DO% bão hòa < 200, thì WQIDO tính theo công thức 1 và sử dụng Bảng 4.

* Đối với thông số pH

Bảng 5. Quy định các giá trị BPi qi đối với thông số pH

quy_dinh_cac_gia_tri_bpi_va_qi_doi_voi_thong_so_ph

Nguồn: Quyết định số 1460/QĐ - TCMT ngày 12/11/2019.

Nếu pH < 5,5 hoặc pH > 9, thì WQIpH = 10. Nếu 5,5 < pH < 6, thì WQIpH tính theo công thức 2 và sử dụng Bảng 5. Nếu 6 ≤ pH ≤ 8,5, thì WQIpH bằng 100.Nếu 8,5 < pH < 9, thì WQIpH được tính theo công thức 1 và sử dụng Bảng 5.

3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

3.1. Hiện trạng chất lượng nước sông Tiền đoạn chảy qua thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp

Chất lượng nước sông Tiền đoạn chảy qua thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp được đánh giá dựa vào 3 điểm quan trắc: NM01 (kinh độ 105°33'51.91", vĩ độ 10°30'4.94"): sông Tiền, Phường 11, thành phố Cao Lãnh. NM02 (kinh độ 105°34'53.24", vĩ độ 10°25'11.06"): Sông Tiền, xã Tân Thuận Đông, thành phố Cao Lãnh (ngay bến đò Cồn Lân). NM02 (kinh độ 105°38'41.78", vĩ độ 10°24'54.17"): Sông Tiền, Phường 6, thành phố Cao Lãnh. Tần suất quan trắc: 4 lần/năm (tháng 02, 05, 08 và tháng 11).

Diễn biến chất lượng nước sông Tiền đoạn chảy qua thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp từ năm 2016 - 2018 được thống kê tổng hợp và trình bày ở Bảng 6.

Bảng 6. Kết quả quan trắc chất lượng nước sông Tiền đoạn chảy qua

thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp từ năm 2016 đến năm 2018

ket_qua_quan_trac_chat_luong_nuoc_song_tien Nguồn: Trung tâm Quan trắc Kỹ Thuật Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Tháp

Cả 3 trạm quan trắc nước mặt trên sông Tiền đoạn chảy qua thành phố Cao Lãnh đều có thông số vượt QCVN08-MT:2015/BTNMT cột A2. Các thông số quan trắc vượt quy chuẩn cho phép tại tất cả các điểm quan trắc là BO, COD, TSS, N-N, P, Coliforms, E.coli. Giá trị độ đục thấp vào mùa kiệt và tăng lên vào mùa lũ. Giá trị DO thấp rơi vào mùa kiệt do mực nước giảm làm ảnh hưởng đến việc nuôi thủy sản trên sông. Nồng độ COD tại các điểm quan trắc cao do ảnh hưởng bởi nước thải từ các khu dân cư ven sông, KCN Trần Quốc Toản và các vùng nuôi thủy sản trên sông.

Về mức độ ô nhiễm, các vị trí quan trắc không chênh lệch nhau đáng kể do hệ thống sông, kênh, rạch tại thành phố Cao Lãnh đều được thông lưu, nguồn nước dễ dàng chảy qua các sông, kênh, rạch làm cho quá trình phát tán chất ô nhiễm trong lưu vực ít bị hạn chế. Bên cạnh đó, khả năng tự làm sạch của hệ thống sông, kênh, rạch tại địa phương còn khá tốt.

Trong những năm qua, công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đã được thực hiện có hiệu quả; ý thức của người dân tăng lên; nước thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, y tế,... được quản lý, xử lý tốt hơn; làm giảm tác động đến nguồn nước mặt tại địa phương. Hiệu quả của công tác bảo vệ môi trường được thể hiện bởi kết quả quan trắc chất lượng nước mặt năm 2018  thông các thông số BO, COD, TSS, Coliforms giảm so với năm 2016 và 2017.

3.2. Chỉ số chất lượng nước WQI

Sông Tiền đoạn chảy qua thành phố Cao Lãnh tiếp nhận chất thải từ một số nguồn chính như nước thải từ khu dân cư ven sông, KCN Trần Quốc Toản, các vùng nuôi thủy sản trên sông. Chất lượng nước Sông Tiền đoạn chảy qua thành phố Cao Lãnh được biểu diễn qua một thang điểm VN WQI như trong Bảng 7.

Bảng 7. Chỉ số WQI tại các trạm quan trắc từ năm 2016-2018

chi_so_wqi_tai_cac_tram_quan_trac

(Nguồn: Tác giả tính toán theo các số liệu quan trắc năm 2016-2018 của Trung tâm Quan trắc Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Tháp)

Tại vị trí bến phà Mỹ Hiệp (NM01) và bến đò Cồn Lân (NM02) theo chỉ số chất lượng nước (WQI) cho thấy, chất lượng mặt tại vị trí này chỉ số WQI thấp, do chịu ảnh hưởng của nước thải công nghiệp xả thải ra sông Tiền, như KCN Trần Quốc Toản, vùng nuôi thủy sản Tân Thuận Tây, Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn - Vùng nuôi thủy sản Tân Thuận Đông. Chất lượng nước năm 2016 chỉ phù hợp cho giao thông thủy. Tại vị trí bến phà Cao Lãnh (NM03), nơi đây chịu ảnh hưởng chủ yếu của hoạt động giao thông đường thủy, nước thải sinh hoạt từ khu dân cư, của các vùng nuôi thủy sản Mỹ Xương, Tân Khánh Trung. Chỉ số WQI ở vị trí này rất thấp (WQI = 23 năm 2016) chứng tỏ nước sông khu vực này bị ô nhiễm nặng cần có biện pháp kiểm soát trong tương lai. Những năm gần đây, công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đã được thực hiện có hiệu quả; ý thức của người dân tăng lên; nước thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, y tế,... được quản lý, xử lý tốt hơn làm giảm tác động đến nguồn nước mặt tại địa phương. Chất lượng nước tại các vị trí quan trắc đã được cải thiện, có thể sử dụng tốt cho mục đích tưới tiêu và các mục đích tương đương khác.

3.3. Một số giải pháp cải thiện chất lượng nước mặt sông tiền trên địa bàn thành phố Cao Lãnh

Triển khai các chương trình hành động và tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường nước mặt sông Tiền như xây dựng, phát sóng video clip về môi trường. Tiếp tục duy trì thực hiện tốt chuyên mục "Môi trường và Cuộc sống" phát trên sóng Đài Phát thanh - Truyền hình Đồng Tháp. Nhân rộng và xây dựng thêm các mô hình điểm như: Mô hình Hố rác gia đình; Mô hình Thu gom rác thải thuốc bảo vệ thực vật; Mô hình Ngày Chủ nhật sạch; Mô hình Tổ Phụ nữ, Thanh niên tự quản bảo vệ môi trường.

Hoàn thành việc đầu tư xây dựng hệ thống quan trắc nước thải tự động liên tục, truyền số liệu trực tiếp về Sở Tài nguyên và Môi trường đối với nước thải từ các khu, cụm công nghiệp và các đơn vị có lưu lượng xả thải từ 1.000 /ngày trở lên, theo đúng quy định tại khoản 3 Điều 39 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu.

Tỉnh Đồng Tháp còn là tỉnh có thế mạnh về nuôi trồng thủy sản, nhất là ngành Cá tra. Nước thải từ hoạt động nuôi trồng thủy sản là một trong những nguồn tác nhân lớn gây ô nhiễm nguồn nước mặt, vì hầu hết nước thải chỉ được xử lý bằng các ao lắng sinh học, lắng lọc tự nhiên trước khi thải ra nguồn tiếp nhận là sông Tiền nên hàm lượng các chất ô nhiễm cao và không đảm bảo quy chuẩn nước mặt theo quy định. Nên áp dụng kỹ thuật nuôi trồng thủy sản hữu cơ, không sử dụng các chất hóa học, không sử dụng các sản phẩm biến đổi gen, các sản phẩm tạo ra từ công nghệ gen, áp dụng các biện pháp tốt nhất bảo vệ hệ sinh thái, gìn giữ đa dạng sinh học, hạn chế tối đa tác động gây ô nhiễm và mất an toàn từ các hoạt động nuôi trồng tới con người và môi trường.

4. Kết luận

Cả 3 điểm quan trắc nước mặt trên sông Tiền tại thành phố Cao Lãnh đều vượt quy chuẩn cho phép về các thông số , N-N, P-P, COD, TSS, Coliforms, E.coli. Chỉ số WQI của 3 trạm quan trắc thấp, chất lượng nước chỉ có thể sử dụng cho mục đích tưới tiêu và giao thông thủy. Nước mặt bị ô nhiễm có nguyên nhân chủ yếu do hoạt động của con người: Nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt, vùng nuôi thủy sản chưa được xử lý tốt trước khi thải vào nguồn nước. Hàm lượng TSS cao chủ yếu là do hoạt động vận tải của các phương tiện thủy sinh ra, nhất là khi triều kiệt và lượng phù sa trong nước vào mùa lũ.

 Trong những năm qua, công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đã được thực hiện có hiệu quả; ý thức của người dân tăng lên; nước thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, y tế,... được quản lý, xử lý tốt hơn làm giảm tác động đến nguồn nước mặt tại địa phương. Hiệu quả của công tác bảo vệ môi trường được thể hiện bởi các thông số, COD, TSS, Coliforms có xu hướng giảm nhẹ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

  1. Tổng cục Môi trường (2019), Quyết định số 1460/QĐ - TCMT về việc Hướng dẫn kỹ thuật tính toán và công bố chỉ số chất lượng nước của Việt Nam.
  2. Trung tâm Quan trắc Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Tháp (2016), Báo cáo tổng hợp kết quả quan trắc môi trường tỉnh Đồng Tháp năm 2016.
  3. Trung tâm Quan trắc Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Tháp (2017), Báo cáo tổng hợp kết quả quan trắc môi trường tỉnh Đồng Tháp năm 2017.
  4. Trung tâm Quan trắc Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Tháp (2018), Báo cáo tổng hợp kết quả quan trắc môi trường tỉnh Đồng Tháp năm 2018.
  5. Barbieri Nelly (2010), Tài liệu phân tích thành phố Cao Lãnh và bối cảnh khu vực “Quy hoạch phát triển bền vững thành phố Cao Lãnh”.
  6. UBND tỉnh Đồng Tháp (2017), Báo cáo “Công tác bảo vệ môi trường tỉnh Đồng Tháp năm 2017”.
  7. UBND tỉnh Đồng Tháp (2018), Báo cáo “Công tác bảo vệ môi trường tỉnh Đồng Tháp năm 2018”.

 

THE CURRENT SITUATION OF WATER QUALITY IN TIEN PHU RIVER FLOWING THROUGH CAO LANH CITY, DONG THAP PROVINCE

Master. LE BAO VIET

HO THAO VY

Ho Chi Minh City University of Natural Resources and Environment

ABSTRACT:

This paper presents the research on the current situation of water quality of Tien River which runs through Cao Lanh City, Dong Thap Province. According to the survey results, all parameters of BOD5, N-NH4+, P-PO43-, COD, TSS, Coliforms and E.coli for the water quality exceed the permissible standards. However, the water quality parameters of BOD5, COD, TSS and Coliforms are gradually improved over the year. The WQI index indicates that Tien River which runs through Cao Lanh City has been polluted and the river water is only usable for irrigation purposes and water traffic. In order to manage water quality in the basin of Tien River, integrated management measures and monitoring of waste sources on Tien River are required. At the same time, it is necessary for having a close coordination between relevant departments and local functional departments in the management of surface water environment.

Keywords: Tien River, Cao Lanh City, Dong Thap Province, water quality, WQI index.

[Tạp chí Công Thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, Số 19, tháng 8 năm 2020]