Hiệp hội May mặc và Giày Dép Mỹ kêu gọi hỗ trợ tiêm vắc xin cho NLĐ ngành Dệt May - Da Giày.

Thông tin từ Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas) cho biết, trước nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu do đại dịch Covid-19 gây ra, Hiệp hội May mặc và Giày Dép Mỹ (AAFA) đã chính thức gửi thư tới lãnh đạo 2 nước để được hỗ trợ tiêm vắc xin cho NLĐ ngành Dệt May - Da Giày.

Dệt May - Da Giày là một ngành đặc thù sử dụng số đông lao động tại Việt Nam, hơn nữa thị trường may mặc xuất khẩu sang Mỹ lại chiếm tỷ lệ lớn nhất (hơn 40%) so với các thị trường khác trên thế giới. Trong khi đó Việt Nam lại nằm trong Top 3 nước đứng đầu Thế giới về xuất khẩu Dệt May. Chính vì thế nếu ảnh hưởng từ địa dịch Covid -19 tới 2 ngành này, đặc biệt là ngành Dệt May Việt Nam thì sự ảnh hưởng kép do đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu là không hề nhỏ.

Trước tình hình trên, Hiệp hội May mặc và Giày Dép Mỹ (AAFA) đã chính thức  gửi thư tới Thủ tướng Phạm Minh Chính, đồng thời gửi đến Tổng Thống Biden để được hỗ trợ tiêm vắc xin cho NLĐ ngành Dệt May - Da Giày.

Giải pháp tháo gỡ khó khăn cho  ngành Dệt May - Da Giầy là cần Chính phủ hỗ trợ tiêm Vắc xin cho CN và NLĐ
Giải pháp tháo gỡ khó khăn cho  ngành Dệt May - Da Giầy là cần Chính phủ
hỗ trợ tiêm Vắc xin cho CN và NLĐ

Phía (AAFA) đã thông báo với Đại sứ Hà Kim Ngọc để có tiếng nói chuyển lên chính phủ, với nội dung liên quan đến cuộc khủng hoảng Covid  đang gia tăng ở Việt Nam và tác động của nó đối với người lao động trong ngành Dệt May - Da Giày và trên toàn miền Nam.
Đồng thời AAFA cũng đang trao đổi trực tiếp với Chính phủ Mỹ đề nghị tài trợ thêm vắc-xin và các nguồn cung cấp khác (PPE, xét nghiệm) cho Việt Nam. Vắc xin được hỗ trợ sẽ đến thẳng CN, NLĐ dệt may và da giày, có như vậy mới bảo toàn được sản xuất, chuỗi cung ứng và an sinh xã hội, đại diện lãnh đạo Vitas cho biết thêm thông tin.

Theo số liệu của Vitas: Tại thời điểm này có đến 97% các doanh nghiệp trong ngành dệt may tại các tỉnh phía Nam đều phải đóng cửa vì dịch bệnh COVID-19. Còn lại khoảng 3% vẫn hoạt động theo phương án "3 tại chỗ", chủ yếu phục vụ khâu phát triển mẫu hoặc do có các đơn hàng gấp, nếu dừng sản xuất thì thiệt hại rất lớn. Hiện đã có một số đối tác lo ngại chuỗi cung ứng hàng hóa của họ sẽ bị đứt gãy đã có động thái dịch chuyển đơn hàng sang các nước khống chế dịch tốt hơn.

Thu Hoài