Hỗ trợ doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia

Các doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia (THQG) đã được Bộ Công Thương hỗ trợ quảng bá, tham gia một số hội chợ, triển lãm có quy mô lớn và uy tín ở trong và ngoài nước nước theo định hướng xuất khẩu.
Thương hiệu Quốc gia Việt Nam
Thương hiệu Quốc gia Việt Nam được định giá 247 tỷ USD 

 

Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam (Vietnam Value) là Chương trình duy nhất của nước ta được triển khai nhằm quảng bá hình ảnh quốc gia, thương hiệu quốc gia thông qua thương hiệu sản phẩm.

Trong khuôn khổ Chương trình, định kỳ 2 năm/lần, Bộ Công Thương tổ chức Lễ Công bố các doanh nghiệp có sản phẩm đạt THQG nhằm khuyến khích các doanh nghiệp tiếp tục chia sẻ và theo đuổi các giá trị của Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam là Chất lượng - Đổi mới, sáng tạo - Năng lực tiên phong.

Các doanh nghiệp tham gia Chương trình đều duy trì tốc độ tăng trưởng cao về lợi nhuận, doanh thu, thị phần trong và ngoài nước.

Thông qua Chương trình, các doanh nghiệp có sản phẩm đạt THQG đã được Bộ Công Thương hỗ trợ quảng bá, tham gia một số hội chợ, triển lãm có quy mô lớn và uy tín ở trong và ngoài nước nước theo định hướng xuất khẩu cũng như được Bộ Công Thương hỗ trợ công tác quảng bá, phát triển thương hiệu qua các diễn đàn, hội nghị, hội thảo cũng như các sự kiện trong khuôn khổ Chương trình THQG.

Theo thông tin từ tổ chức định giá tư vấn doanh nghiệp Brand Finance, trong bảng xếp hạng 100 thương hiệu quốc gia giá trị nhất thế giới năm 2019, Thương hiệu quốc gia Việt Nam được định giá 247 tỷ USD (tăng 5,4% so với con số 235 tỷ USD năm 2018) và xếp hạng thứ 42.

Thương hiệu quốc gia
Đạp xe Diễu hành Thương hiệu quốc gia 2019

 

Trong ba năm qua, thứ hạng của Thương hiệu quốc gia Việt Nam liên tục được cải thiện, tăng 8 bậc và nằm trong nhóm thương hiệu mạnh.

Sự thăng hạng nhanh chóng này xuất phát từ những nỗ lực của Chính phủ về cải cách môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao thành tích xuất nhập khẩu, hỗ trợ thương hiệu sản phẩm và doanh nghiệp và những dự báo tích cực về tăng trưởng GDP. Trong đó, có sự đóng góp đáng kể của Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam.

Thông qua Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam, nhiều tập đoàn và doanh nghiệp Việt Nam đã ý thức được vai trò quan trọng của thương hiệu như là chìa khóa giúp gia tăng giá trị cho sản phẩm cũng như giá trị của doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp đã từng bước xây dựng, phát triển và quản trị thương hiệu của mình, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và khẳng định vị trí trên thị trường trong và ngoài nước.

Do đó, số lượng doanh nghiệp được công nhận có sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia tăng đều qua các thời kỳ (cụ thể: năm 2008: 30 doanh nghiệp; 2010: 43 doanh nghiệp; 2012: 54 doanh nghiệp; 2014: 63 doanh nghiệp; 2016: 88 doanh nghiệp và tại Lễ công bố lần thứ 6 diễn ra vào năm 2018, đã có 97 doanh nghiệp được công nhận).

3 tiêu chí xét chọn sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam:

Tiêu chí 1. Chất lượng gồm 5 nội dung: Áp dụng, duy trì hệ thống quản lý chất lượng (HTQLCL) ISO 9001; áp dụng, duy trì hệ thống quản lý tiên tiến (ISO 14001, SA 8000, VietGap, Global Gap... hoặc tương đương); công bố về chất lượng sản phẩm theo quy định của pháp luật; đầu tư duy trì chất lượng sản phẩm; các giải thưởng chất lượng.

Tiêu chí 2. Đổi mới sáng tạo gồm có 8 nội dung: Chính sách khuyến khích đổi mới, sáng tạo; tổ chức công tác nghiên cứu và phát triển (R&D); các giải thưởng sáng tạo…

Tiêu chí 3. Năng lực tiên phong gồm 14 nội dung: Tầm nhìn doanh nghiệp; giá trị cốt lõi của doanh nghiệp; kế hoạch phát triển nguồn nhân lực; tầm nhìn thương hiệu; định vị thương hiệu; bảo vệ thương hiệu

Hòa Vang