TÓM TẮT:

Bài báo trình bày sơ lược về hoạt động nhà khách trong quân đội và sự cần thiết phải xây dựng nội dung kế toán nhà khách trong quân đội. Bài báo cũng trình bày phương pháp kế toán nhà khách trong quân đội, đây là những nội dung kế toán chưa có văn bản hướng dẫn thực hiện một cách cụ thể.

Từ khóa: Nhà khách trong quân đội, kế toán nhà khách trong quân đội, chế độ kế toán 5555.

1. Đặt vấn đề

Năm 2015, Quốc hội đã thông qua Luật Kế toán, cùng với đó, các cơ chế tài chính áp dụng cho đơn vị hành chính sự nghiệp cũng thay đổi như Luật Ngân sách nhà nước 2015 thay thế Luật Ngân sách nhà nước năm 2002; Luật Phí, lệ phí năm 2015 thay thế Pháp lệnh Phí, lệ phí năm 2001,… Vì vậy, chế độ kế toán hành chính sự nghiệp (HCSN) cũng phải sửa đổi để phù hợp với sự đổi mới của cơ chế tài chính, ngân sách và lập báo cáo tài chính theo Luật Kế toán. Ngày 10/10/2017, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 107/2017/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán HCSN thay thế cho Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC và Thông tư số 185/2010/TT-BTC. Sau khi được sự chấp thuận của Bộ Tài chính, ngày 31/8/2018, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã ký Quyết định số 3585/QĐ-BQP ban hành Chế độ kế toán đơn vị dự toán, sự nghiệp trong Bộ Quốc phòng, trong đó giao Cục Tài chính hướng dẫn Chế độ kế toán đơn vị dự toán, sự nghiệp trong Bộ Quốc phòng áp dụng từ ngày 01/01/2019. Ngày 25/9/2018, Cục trưởng Cục Tài chính/BQP ban hành Văn bản số 5555/CTC-CĐQLHL hướng dẫn Chế độ kế toán đơn vị dự toán, sự nghiệp trong Bộ Quốc phòng (sau đây viết gọn là Chế độ kế toán 5555) thay thế Quyết định số 709/QĐ-CTC ngày 11/3/2005 của Cục trưởng Cục Tài chính ban hành Chế độ kế toán đơn vị dự toán trong Quân đội (sau đây viết gọn là Chế độ kế toán 709). So với Chế độ kế toán 709, Chế độ kế toán 5555 đã có những thay đổi căn bản về hệ thống tài khoản kế toán và phương pháp kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Kế toán phải hạch toán nhiều bút toán đồng thời hơn so với trước đây.

Nhà khách được tổ chức biên chế ở nhiều đơn vị trong quân đội như ở các quân khu, quân đoàn, quân binh chủng, tỉnh đội, sư đoàn,... Sau khi chế độ kế toán 5555 ra đời, công việc hạch toán kế toán tại nhà khách quân đội cũng phải thay đổi từ chế độ kế toán 709 sang chế độ kế toán này.

2. Hoạt động nhà khách trong quân đội và thực trạng kế toán nhà khách trong quân đội

Nhà khách trong quân đội là điểm trung chuyển để tiếp đón cán bộ, chiến sỹ, nhân viên đi nhận công tác; nghỉ trong thời gian công tác; cán bộ nghỉ chờ hưu đến lưu trú... Nhà khách quân đội có nhiều cấp khác nhau, có thể trực thuộc quản lý của văn phòng bộ tư lệnh quân khu, quân đoàn...; trực thuộc văn phòng bộ chỉ huy quân sự tỉnh...; trực thuộc ban hành chính của phòng tham mưu sư đoàn...;... Có thể phân loại nhà khách thành 2 loại: một loại tương đương cấp đại đội, tiểu đoàn; loại thứ hai tương đương cấp trung đoàn trở lên. Nhà khách quân đội ngoài nhiệm vụ chính tiếp đón cán bộ, chiến sỹ, công nhân viên quốc phòng, nhà khách có thể tận dụng năng lực dôi dư để kinh doanh dịch vụ có thu.

Trong quá trình hoạt động, nhà khách thực hiện nhiều nghiệp vụ kinh tế khác nhau, do đó kế toán cũng phải thường xuyên xử lý hạch toán các nghiệp vụ phát sinh. Kế toán nhà khách phải xác định xem loại hình nhà khách tại đơn vị mình tương đương cấp đại đội, tiểu đoàn hoặc cấp trung đoàn trở lên để lựa chọn phương pháp hạch toán cho phù hợp.

Thực trạng hiện nay cho thấy, sau khi Cục Tài chính, các Quân khu,  Quân đoàn, Quân binh chủng,... đã tổ chức nhiều cuộc tập huấn về công tác kế toán, do vậy hoạt động kế toán nói chung trong toàn quân và công tác kế toán nói riêng tại các nhà khách đã đi vào nền nếp và đúng chế độ kế toán 5555 do Cục Tài chính ban hành. Tuy nhiên, hiện nay, công tác kế toán tại một số nhà khách vẫn còn hạn chế; nhiều nhân viên kế toán còn gặp khó khăn khi vận dụng chế độ kế toán 5555 vào hạch toán các hoạt động tại nhà khách, đặc biệt là ở những đơn vị áp dụng hạch toán kế toán cấp đại đội, tiểu đoàn. Bên cạnh đó, chưa có văn bản nào hướng dẫn cụ thể hạch toán kế toán tại các nhà khách. Chính vì những lý do trên, xây dựng nội dung phương pháp hạch toán kế toán nhà khách trong quân đội là cần thiết.

3. Giải pháp nhằm hoàn thiện phương pháp kế toán nhà khách trong quân đội

Để khắc phục những hạn chế nêu trên, tác giả đưa ra hướng dẫn một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu tại nhà khách và cách thức hạch toán được đề xuất trong nội dung bài dưới đây.

3.1. Đối với những nhà khách tương đương cấp đại đội tiểu đoàn

a) Kế toán các hoạt động theo nhiệm vụ chính của nhà khách

Sơ đồ 1: Kế toán các hoạt động theo nhiệm vụ chính của nhà khách tương đương cấp đại đội, tiểu đoàn

ke_toan_cac_hoat_dong_theo_nhiem_vu_chinh

 (1) Nhập lương thực thực phẩm để chi ăn cho bộ đội.

Nợ TK 156

Có TK 111

(2) Xuất lương, thực thực phẩm chi ăn theo chế độ

Nợ TK 611

          Có TK 156

(3) Thu tiền ăn của khách đến công tác:

Nợ TK 111

Có TK 338

(4) Tổng hợp tiền ăn trong tháng theo chế độ:

Nợ TK 611

          Có TK 338

(5) Nhận được thông tri chuẩn quyết toán tiền ăn của trên:

Nợ TK 511

          Có TK 611

b) Kế toán các hoạt động có thu tại nhà khách (Sơ đồ 2)

Sơ đồ 2: Kế toán các hoạt động có thu tại nhà khách tương đương

cấp đại đội, tiểu đoàn

ke_toan_cac_hoat_dong_co_thu_tai_nha_khach

 (1) Mua nhu yếu phẩm: giấy vệ sinh, kem đánh răng, bàn chải, khăn mặt để phục vụ khách:

Nợ TK 156

          Có TK 111, 112, 331

(2) Mua lương thực, thực phẩm để chi ăn cho khách: 

Nợ TK 156

Có TK 111, 112, 331

(3) Mua trang thiết bị sửa chữa nhà khách: quạt điện, bóng đèn, ổn áp, dây điện, công tắc,...

Nợ TK 156

Có TK 111, 112, 331

(4) Mua dụng cụ cấp dưỡng: bát, đũa, giấy ăn, dao, thớt,... :

Nợ TK 156

          Có TK 111, 112, 331

(5) Trả tiền phí vệ sinh, giặt ga, gối, đệm...:

Nợ TK 632

Có TK 111, 112, 331

(6) Chi phí sửa chữa trang thiết bị nhà khách:

Nợ TK 632

          Có TK 111, 112, 331

(7) Chi phí điện nước:

Nợ TK 632

          Có TK 111, 112, 331

(8) Thu phí tiền đám cưới:

Nợ TK 111, 112

          Có TK 632

(9) Thu phí dịch vụ trông giữ xe:

Nợ TK 111, 112

Có TK 632

- Cuối kỳ xác định kết quả kinh doanh, theo đó, việc phân phối nguồn thu hoạt động dịch vụ của nhà khách: sau khi trừ chi phí và nộp thuế được phân phối như sau, nộp cấp trên; còn lại thì bổ sung kinh phí hoặc trích quỹ đơn vị.

(10a) Nếu lãi, đơn vị nộp tiền lãi lên cơ quan cấp trên.

Nợ TK 632

Có TK 111,112

          (10b) Tiền lãi còn lại, nếu đơn vị hạch toán bổ sung kinh phí:

                    Nợ TK 632

                             Có TK 331

          (10c) Tiền lãi còn lại, nếu đơn vị hạch toán trích vào quỹ đơn vị:

                    Nợ TK 632

                             Có TK 431

          (11) Nếu lỗ, nếu thủ trưởng đơn vị quyết định dùng quỹ bù lỗ:

                    Nợ TK 431

                             Có TK 632

3.2. Đối với những nhà khách tương đương cấp trung đoàn trở lên

Sơ đồ 3: Kế toán các hoạt động có thu tại nhà khách cấp trung đoàn trở lên

ke_toan_cac_hoat_dong_co_thu_tai_nha_khach_trung_doan

 (1) Mua nhu yếu phẩm: giấy vệ sinh, kem đánh răng, bàn chải, khăn mặt để phục vụ khách:

Nợ TK 156

          Có TK 111, 112, 331

(2) Mua lương thực, thực phẩm để chi ăn cho khách: 

Nợ TK 156

Có TK 111, 112, 331

(3) Mua trang thiết bị sửa chữa nhà khách: quạt điện, bóng đèn, ổn áp, dây điện, công tắc,...

Nợ TK 156

Có TK 111, 112, 331

 (4) Mua dụng cụ cấp dưỡng: bát, đũa, giấy ăn, dao, thớt,...:

Nợ TK 156

          Có TK 111, 112, 331

(5) Xuất dùng lương thực, thực phẩm, dụng cụ cấp dưỡng,...

Nợ TK 632

          Có TK 156

(6) Trả tiền phí vệ sinh, giặt ga, gối, đệm,... (phí dịch vụ trực tiếp):

Nợ TK 632

Có TK 111, 112, 331

 (7) Chi phí sửa chữa trang thiết bị nhà khách:

Nợ TK 632

          Có TK 111, 112, 331

(8) Chi phí tiền điện nước thanh toán cho nhà cung cấp:

Nợ TK 632

          Có TK 111,112, 331

 (9) Chi phí quản lý:

Nợ TK 642

          Có TK 111, 112

(10) Chi phí thuế môn bài:

Nợ TK 642

          Có TK 333

(11) Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp:

Nợ TK 821

          Có TK 333

(12) Thu phí tiền dịch vụ đám cưới, trông giữ xe,...

Nợ TK 111, 112

          Có TK 531

(13) Cuối kỳ, kế toán tính thuế GTGT phải nộp tính trên phần GTGT do cơ quan thuế xác định, ghi (đơn vị nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp):

Nợ TK 531-Doanh thu hoạt động SXKD, dịch vụ  

Có TK 333- Các khoản phải nộp nhà nước (33311).

(14a) Kết chuyển chi phí giá vốn hàng bán:

Nợ TK 911

          Có TK 632

(14b) Kết chuyển chi phí quản lý:

Nợ TK 911

          Có TK 642

(14c) Kết chuyển chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp:

Nợ TK 911

          Có TK 821

(15) Kết chuyển doanh thu:

Nợ TK 531

          Có TK 911

- Kết chuyển lãi, lỗ:

(16a) Nếu kết quả kinh doanh lãi:

Nợ TK 911

          Có TK 421

(16b) Nếu kết quả kinh doanh lỗ:

Nợ TK 421

          Có TK 911

- Cuối kỳ xác định kết quả kinh doanh, theo đó, việc phân phối nguồn thu hoạt động dịch vụ của nhà khách: sau khi trừ chi phí và nộp thuế được phân phối như sau, nộp cấp trên; còn lại thì bổ sung kinh phí hoặc trích quỹ đơn vị.

(17a) Nếu lãi, đơn vị nộp tiền lãi lên cơ quan cấp trên:

Nợ TK 421

Có TK 366

          (17b) Tiền lãi còn lại, đơn vị hạch toán bổ sung kinh phí:

                   Nợ TK 018

          (18) Tiền lãi còn lại, đơn vị hạch toán trích vào quỹ đơn vị:

                   Nợ TK 421

                             Có TK 431

4. Kết luận

Xây dựng và hoàn thiện nôi dung kế toán là một trong những vấn đề giúp các nhà khách trong quân đội dễ dàng hơn trong quá trình phản ánh, phân tích, tổng hợp báo cáo tình hình hoạt động. Nội dung trọng tâm của bài viết đã xây dựng phương pháp kế toán nhà khách trong quân đội. Với nội dung này, nhân viên kế toán các nhà khách sẽ dễ dàng hơn trong công việc theo chức trách được giao.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

  1. Bộ Quốc phòng (2018). Văn bản số 5555/CTC-CĐQLHL hướng dẫn Chế độ kế toán đơn vị dự toán, sự nghiệp trong Bộ Quốc phòng, ngày 25/9/2018.
  2. Bộ Tài chính (2017). Thông tư số 107/2017/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán hành chính sự nghiệp, ngày 10/10/2017.
  3. Bộ Quốc phòng (2001). Quyết định số 3365/2001/QĐ BQP ngày 17/12/2001, về việc ban hành quy định quản lý tài chính các hoạt động có thu tại các đơn vị dự toán trong quân đội.

 

PERFECTING THE ACCOUNTING METHODS

FOR MILITARY’S GUEST HOUSES

Master. NGUYEN TAT THANG

Faculty of Finance

Military Academy of Logistics

ABSTRACT:

The article presents an overview on the operations of military’s guest houses and the need for developing accounting content for military’s guest houses. This article also introduces the accounting methods of military’s guest houses which do not have specific implementation guidelines.

Keywords: Military’s guest houses, accounting for guest houses of military, accounting regime No.5555.

[Tạp chí Công Thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, Số 16, tháng 7 năm 2020]