Trung Quốc khuyến khích và mở rộng nhập khẩu

Theo Tổng cục Hải Quan Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc tháng 8/2010 đạt 628,6 triệu USD, tăng 11,6% so với tháng 7/2010. Tính chung 8 tháng đầu năm 2010, kim ngạc

Một số mặt hàng chủ lực có kim ngạch tăng khá mạnh như: Hạt điều (21,4 triệu USD, tăng 81%); thủy sản (14,4 triệu USD, tăng 29,9%); cao su (164,8 triệu USD, tăng 25,9%); than đá… Các mặt hàng có kim ngạch giảm đáng chú ý gồm gỗ và sản phẩm gỗ (đạt 39,6 triệu USD, giảm 19,3%); cà phê (2,7 triệu USD, giảm 9,2%); máy tính và linh kiện điện tử (21,7 triệu, giảm 5,3%); chất dẻo; hóa chất; sắt thép… 

Kinh tế Trung Quốc đang tăng trưởng nhanh và đúng hướng chiến lược đề ra, quý II/2010 đạt tốc độ tăng trưởng 10,3%. Theo Tổng cục Thống kê Trung Quốc, nước này đang chịu áp lực do lạm phát gia tăng bởi giá nông sản tăng cao. CPI Trung Quốc đã liên tục tăng kể từ đầu năm 2010, riêng tháng 8/2010 đã tăng 3,5% so với cùng kỳ năm 2009, là mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 10/2008. CPI nhóm hàng thực phẩm tháng 8/2010 đã tăng tới 7,8% so với cùng kỳ năm 2009 và tăng 2% so với tháng 7/2010. Trong khi đó, giá hầu hết các mặt hàng công nghiệp lại có chiều hướng giảm do dư cung. 

Nhằm tăng cường khuyến khích và mở rộng nhập khẩu, thúc đẩy cân bằng thương mại, ngày 06/9/2010, Bộ Thương mại Trung Quốc đã tổ chức “Diễn đàn nhập khẩu của Trung Quốc năm 2010”, với chủ đề "Thị trường Trung Quốc mở cửa và thương mại toàn cầu”. Diễn đàn đã xây dựng không gian cho việc kết nối giữa Trung Quốc với nước ngoài, phân tích các biện pháp và hiệu quả mà Trung Quốc đã áp dụng trong việc mở rộng nhập khẩu, nghiên cứu thảo luận về tiềm lực và cơ hội của thị trường Trung Quốc, tăng cường sự hiểu biết và nhận thức của các bạn hàng, tạo cơ hội giao lưu giữa giới doanh nghiệp trong và ngoài nước, hợp tác cùng có lợi theo chiều sâu, thúc đẩy nhập khẩu tiếp tục phát triển. 

Theo đó, Trung Quốc sẽ áp dụng các biện pháp để khuyến khích mở rộng nhập khẩu, tiếp tục mở cửa thị trường một cách ổn định, thúc đẩy thương mại phát triển cân bằng, thể hiện ở 3 phương diện: Điều chỉnh và xây dựng tốt cơ cấu nhập khẩu; tạo thuận lợi cho nhập khẩu; hoàn thiện hệ thống xúc tiến nhập khẩu. 

Cụ thể, Trung Quốc sẽ tích cực khuyến khích nhập khẩu các mặt hàng, tài nguyên trong nước còn thiếu, kỹ thuật tiên tiến và thiết bị then chốt, cần thiết cho phát triển kinh tế xã hội và đời sống nhân dân trong nước; xử lý thỏa đáng các tranh chấp thương mại, cố gắng tăng cường nhập khẩu từ các nước chính mà Trung Quốc xuất siêu, nhằm cân bằng thương mại; làm tốt cơ cấu thuế nhập khẩu và tiếp tục thúc đẩy các công tác liên quan, hướng dẫn doanh nghiệp mở rộng nhập khẩu. 

Trung Quốc sẽ tiếp tục loại bỏ các biện pháp phi thuế quan, đồng thời tiến hành sửa đổi và hoàn thiện các biện pháp chính sách mà hiện nay không còn phù hợp, đơn giản hóa và nới lỏng một phần biện pháp quản lý nhập khẩu, giảm bớt các khâu và thủ tục, hạ thấp chi phí và giá thành nhập khẩu. 

Để hoàn thiện hệ thống xúc tiến thương mại, Trung Quốc sẽ xây dựng và hoàn thiện hệ thống phục vụ thông tin công cộng về công tác nhập khẩu, nâng cao độ minh bạch của chính sách, xây dựng sàn thông tin về cung cầu hàng hóa nhập khẩu, tạo môi trường thương mại công bằng, công khai cho các doanh nghiệp trong ngoài nước; tổ chức các hội chợ triển lãm, giới thiệu hàng hóa nhập khẩu, tạo nhiều không gian cho mở rộng nhập khẩu; nghiên cứu vận dụng các nguồn tài chính, thuế để hỗ trợ cho mở rộng nhập khẩu...