Tây Ban Nha là quốc gia có kinh tế phát triển ở châu Âu. Tuy dân số không đông, nhưng tiếng Tây Ban Nha đang được sử dụng làm ngôn ngữ chính ở 21 nước trên thế giới, trong đó có những quốc gia mà giới doanh nghiệp Việt Nam đang nhắm tới như Mêhicô, Chi lê..., riêng ở Mỹ có tới 40 triệu người nói tiếng Tây Ban Nha. Nhiều nhà đầu tư nước ngoài đang muốn tìm kiếm đối tác kinh doanh ở Việt Nam. Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam cần được khai thác. Tây Ban Nha là một quốc gia có nhiều ngành công nghiệp phát triển mạnh. Nước này đã xây dựng và phát triển hệ thống tàu điện ngầm ở nhiều thành phố lớn trên thế giới như Mêhicô City, Oasinhtơn, Rome, Hồng Kông... và hiện đang mở rộng hợp tác trong lÜnh vùc này với nhiều nước trên thế giới. Riêng hệ thống tàu điện cao tốc mà Tây Ban Nha đang cung cấp cho các nước châu Âu đến năm 2010 sẽ lên tới 7.000 km.

            Hiện nay, có 5 lĩnh vực mà các doanh nghiệp Tây Ban Nha đang quan tâm ở Việt Nam là cơ khí dân dụng, xử lý nước thải, năng lượng tái tạo, hệ thống tàu điện ngầm, hàng không vũ trụ. Hàng hóa của Tây Ban Nha xuất khẩu sang Việt Nam trong những năm qua chủ yếu là nhóm hàng vật liệu xây dựng, thiết bị y tế, dụng cụ cơ khí, đồ da, hóa chất... Đến nay, đã có nhiều doanh nghiệp Tây Ban Nha đang kinh doanh trên thị trường Việt Nam trong những lÜnh vùc như đóng tàu, điện tử, thiết bị đường ống, da giày, thủy hải sản, đồ mỹ nghệ... trong số đó có những doanh nghiệp đã mở văn phòng đại diện tại Việt Nam. Trong hợp đồng xây dựng và tư vấn kỹ thuật cho Dự án nhà máy lọc dầu Dung Quất được ký với Tổ hợp các nhà thầu, trong đó Technicas Remidas có mức đóng góp vốn 200 triệu USD, đánh dấu hoạt động có qui mô lớn nhất của các đối tác Tây Ban Nha tại Việt Nam.

            Trao đổi thương mại Việt Nam - Tây Ban Nha trong những năm gần đây liên tục tăng nhanh, trong đó Việt Nam luôn ở thế xuất siêu lớn. Tây Ban Nha có những vùng khí hậu rất lạnh nên nhu cầu về hàng may mặc mùa đông khá lớn, ngoài ra nhu cầu về các mặt hàng như giày dép, đồ gia dụng, thủy hải sản... cũng khá cao. Đây chính là những mặt hàng thế mạnh của Việt Nam. Hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Tây Ban Nha mới chỉ tập trung ở một số mặt hàng truyền thống, chưa quan tâm mở rộng sang các lÜnh vùc khác nên nhiều cơ hội xuất khẩu bị bỏ lỡ. Các doanh nghiệp Việt Nam có thể tìm kiếm cơ hội hợp tác trong sản xuất hàng hóa với phía đối tác Tây Ban Nha phục vụ mục đích xuất khẩu sang các thị trường lân cận. Phía doanh nghiệp Tây Ban Nha cho biết, họ đang mong muốn hợp tác và chia sẻ với các doanh nghiệp Việt Nam về kinh nghiệm và công nghệ.

            Tây Ban Nha có truyền thống và chú trọng phát triển ngành đánh bắt và chế biến thủy sản, Tây Ban Nha cũng là một nước tiêu thụ lớn về loại sản phẩm này. Một ngành công nghiệp mũi nhọn khác của Tây Ban Nha là hàng không vũ trụ. Hiện nay, Tây Ban Nha đang tham gia trong Chương trình không gian vũ trụ của châu Âu và là một nước thành viên trong Hệ thống định vị sử dụng vệ tinh. Các công ty của Tây Ban Nha trong lÜnh vùc không gian vũ trụ đang rất quan tâm đến lÜnh vùc xây dựng hạ tầng cơ sở ở Việt Nam cho ngành không gian vũ trụ, mà trước hết là thông tin viễn thông. Nhiều công ty của Tây Ban Nha có kinh nghiệm và thế mạnh trong xây dựng các công trình theo phương thức BOT, BO, BT... và hiện đang rất quan tâm đến dự án phát triển hệ thống tàu điện ngầm ở Tp. Hồ Chí Minh. Nhiều doanh nghiệp Tây Ban Nha hoạt động trên các lÜnh vùc xây dựng hạ tầng, năng lượng, tài chính, công nghệ thông tin, tư vấn kỹ thuật, máy công nghiệp, trang bị nội thất... đang rất quan tâm đến thị trường Việt Nam. Đây là những công ty có bề dày hoạt động ở nhiều nước trên thế giới. Các doanh nghiệp Tây Ban Nha cho rằng, thị trường Việt Nam đang rất hấp dẫn họ bởi đây là thị trường có dân số đông, kinh tế phát triển nhanh và ổn định. Nhiều doanh nghiệp cho rằng, trước đây họ đến tìm kiếm cơ hội kinh doanh ở Việt Nam là để tạo "bàn đạp" thâm nhập sang các thị trường lân cận, nhưng nay chỉ riêng thị trường Việt Nam cũng đã đủ hấp dẫn và "giữ chân" họ làm ăn lâu dài.

            Việt Nam được Tây Ban Nha xếp vào diện nước được ưu tiên nhận viện trợ phát triển của Tây Ban Nha ở khu vực châu Á. Tây Ban Nha bắt đầu cấp viện trợ ODA cho Việt Nam từ năm 1996, chủ yếu tập trung vào những lÜnh vùc chăm sóc sức khỏe, viễn thông, phát triển nguồn nhân lực, phát triển nông thôn, khai thác tài nguyên, thủy sản, du lịch, bảo vệ môi trường... Chính phủ Tây Ban Nha ngày càng quan tâm phát triển quan hệ kinh tế, thương mại với Việt Nam, các doanh nghiệp Tây Ban Nha cũng đang tích cực mở rộng quan hệ buôn bán với các đối tác Việt Nam. Ngày càng có nhiều doanh nghiệp Tây Ban Nha sang Việt Nam du lịch kết hợp tìm kiếm đầu mối để thiết lập quản lý xuất nhập khẩu. Nếu phía doanh nghiệp Việt Nam tích cực thực hiện chiến lược mở cửa thị trường, mục tiêu xuất khẩu 1 tỷ USD sang thị trường Tây Ban Nha vào năm 2010 của Việt Nam là hoàn toàn có thể.

            Tây Ban Nha là một thị trường nhập khẩu lớn, hàng hóa nhập khẩu không chỉ đáp ứng nhu cầu của 44 triệu người dân mà còn phục vụ cho khoảng 55 triệu khách du lịch nước ngoài đến đây hàng năm. Hơn nữa, hàng hóa nhập khẩu còn tái xuất sang các nước thứ 3. Những năm gần đây, trao đổi thương mại song phương đạt tốc độ tăng trung bình 20%/năm. Hiện tại, có nhiều công ty sản xuất thiết bị y tế của Tây Ban Nha đang quan tâm tìm kiếm đối tác ở Việt Nam. Những sản phẩm thiết bị y tế của Tây Ban Nha đều đạt các tiêu chuẩn kỹ thuật của EU, giá lại rẻ hơn tới 50% so với nhập khẩu từ Mỹ và 20% so với nhập khẩu từ Đức, hơn nữa lại phù hợp với khả năng sử dụng ở Việt Nam. Tây Ban Nha cũng đang có nhu cầu nhập khẩu nhiều chủng loại hàng hóa của Việt Nam. Riêng nhóm hàng thủy sản, Tây Ban Nha là một thị trường tiêu thụ lớn tới 11 tỷ EUR (năm 2007). Mặc dù là một nước sản xuất thủy sản lớn, nhưng Tây Ban Nha cũng nhập khẩu nhiều thủy sản nhất EU, chiếm tới 18% tổng kim ngạch nhập khẩu sản phẩm này của EU (năm 2007 nhập khẩu 1,7 triệu tấn, trị giá 4,9 tỷ EUR). Có tới 35% tổng nhập khẩu thủy sản của Tây Ban Nha từ các nước EU như Pháp, Hà Lan, Anh..., nhập khẩu từ các nước đang phát triển chiếm tới 57% tổng nhập khẩu.

            EU là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam với 275 nghìn tấn, trị giá 910 triệu USD năm 2007, trong đó Tây Ban Nha chiếm tỷ trọng lớn nhất, với khoảng 49 nghìn tấn, trị giá 137 triệu USD năm 2007. Trong những năm qua, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào Tây Ban Nha liên tục tăng cả về khối lượng và kim ngạch với những sản phẩm chính là cá, tôm, mực, nghêu, sò, bạch tuộc... Qua khảo sát cho thấy, có tới hơn 50% số người tiêu dùng Tây Ban Nha cho biết, họ thích sử dụng cá đông lạnh, thông thường những người ở độ tuổi từ 55 trở lên thích sử dụng cá và hải sản nói chung hơn so với những người ở lứa tuổi khác. Những năm gần đây, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào Tây Ban Nha tăng trung bình 30%/năm. Thủy sản hiện là 1 trong 4 nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất sang Tây Ban Nha gồm thủy sản, cà phê, may mặc và giày dép.

            Để tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản sang Tây Ban Nha, các doanh nghiệp cần quan tâm trước hết đến chất lượng sản phẩm, trong đó quan trọng nhất là vấn đề dư lượng chất kháng sinh. Để tránh bị kiện chống bán phá giá, doanh nghiệp cần quan tâm kiểm tra chặt chẽ từ khâu nuôi trồng, chế biến sản phẩm. Ngoài ra, các quy định về vấn đề môi trường, ký mã hiệu hàng hóa, thị hiếu người tiêu dùng cũng cần được quan tâm. Theo tin từ Thương vụ tại Tây Ban Nha, xu hướng tiêu thụ sản phẩm nuôi, nhất là nhóm đông lạnh đang gia tăng. Riêng nhóm sản phẩm đông lạnh thường chiếm tới 70% nhu cầu thị trường. Các doanh nghiệp Việt Nam đang xuất khẩu nhiều thủy sản đông lạnh sang Tây Ban Nha, trong đó chủ yếu là cá tra. Các doanh nghiệp cần lưu ý đến những quy định ngày càng chặt chẽ của thị trường đối với vấn đề an toàn cho người sử dụng. Riêng Sắc lệnh về nhãn hiệu quy định, tất cả các sản phẩm thủy sản (nuôi trồng và đánh bắt) đều phải có nhãn hiệu với những thông tin đầy đủ về sản phẩm như tên khoa học, tên thương mại, nguồn gốc sản phẩm, qui trình sản xuất... Doanh nghiệp còn phải tìm hiểu những thông tin về quảng cáo sản phẩm, chính sách thuế, quy định về quota, văn hóa kinh doanh... Việc khảo sát thị trường, tham gia hội chợ - triển lãm có ý nghĩa quan trọng cho việc nắm bắt thông tin và thiết lập quan hệ kinh doanh. Hàng năm, ở Tây Ban Nha có hội chợ thủy sản tổ chức vào tháng 10 ở Vigo, doanh nghiệp nên tham gia hội chợ này.

 

  • Tags: