Khuyến công Tiền Giang: Tập trung đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Hiện nay ở Tiền Giang nhiều doanh nghiệp vẫn đang thiếu lao động có trình độ, tay nghề kỹ thuật cao. Để đáp ứng nhu cầu, từ nay tới năm 2020, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp tỉn

Để thực hiện có hiệu quả các mục tiêu trên, tỉnh Tiền Giang tiếp tục đẩy mạnh Chương trình khuyến công giai đoạn 2016 – 2020. Trong giai đoạn này, tỉnh có kế hoạch mở 20 khóa đào tạo nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp, giúp 40 lượt cơ sở công nghiệp nông thôn xây dựng những mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất ra những sản phẩm mới hoặc áp dụng công nghệ mới, hỗ trợ áp dụng sản xuất sạch hơn cho 15 lượt cơ sở công nghiệp; tổ chức 2 kỳ bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh...

Mục tiêu nhằm khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp và cá nhân đầu tư phát triển công nghiệp, góp phần giải quyết công ăn việc làm và thu nhập cho người lao động, đảm bảo an sinh xã hội đồng thời thúc đẩy chuyển dịch trong cơ cấu kinh tế cũng như xây dựng nông thôn mới thành công.

Cùng với nhiều nội dung chương trình, hoạt động đào tạo, truyền nghề; nâng cao tay nghề cho lao động nông thôn gắn với hoạt động sản xuất kinh doanh và nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp được coi là một trong những hoạt động trọng tâm của công tác khuyến công trên địa bàn tỉnh Tiền Giang và đã đem lại những hiệu quả rõ rệt.

Kết thúc các lớp đào tạo nghề, trên 80% số lao động có việc làm

Cụ thể trong năm 2016, Trung tâm Khuyến công đã phối hợp với các doanh nghiệp mở lớp dạy nghề may công nghiệp cho 30 lao động nông thôn tại Hộ kinh doanh Lê Quang Thắng, xã Bình Phục Nhứt, huyện Chợ Gạo và lớp dạy nghề may công nghiệp cho 31 lao động nông thôn tại Chi nhánh Công ty TNHH MTV SX - TM - DV Phan Thái Tuấn (xã Bình Phú, huyện Cai lậy).

Kết thúc các lớp đào tạo nghề, trên 80% số lao động có việc làm. Các lớp đào tạo, nâng cao tay nghề đã góp phần quan trọng vào việc thay đổi cơ cấu kinh tế của nhiều làng xã, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Tiền Giang góp phần tạo công ăn việc làm cho người lao động, tăng thu nhập và phát triển kinh tế địa phương.

Ngoài ra, thông qua các hoạt động cụ thể như: Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị sản xuất đồ chơi trẻ em và sản xuất sản phẩm gia dụng bằng gỗ hoặc hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn, sản xuất chế biến các loại trái cây, rau củ quả đông lạnh... các dự án giúp sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu rác thải, khắc phục ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khỏe con người; đồng thời góp phẩn vào sự phát triển công nghiệp – định hướng phát triển kinh tế - xã hội mang tính chiến lược của tỉnh giai đoạn 2016 – 2020 và tầm nhìn 2030.

Ông Nguyễn Thanh Tấn, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển tỉnh Tiền Giang cho biết, kinh phí mở lớp được lấy từ nguồn khuyến công quốc gia, các lớp học không chỉ giúp doanh nghiệp giảm bớt chi phí đào tạo nguồn lao động mà còn góp phần tạo việc làm và thu nhập cho người lao động nông thôn, góp phần ổn định an ninh trật tự tại địa phương

Trong năm 2016, để thực hiện tốt công tác đào tạo, truyền nghề, Trung tâm đã phối hợp với các cơ sở công nghiệp nông thôn chủ yếu tập trung vào các sản phẩm dễ học, không đòi hỏi về trình độ văn hóa để nhiều người có thể tham gia học, có thể truyền lại cho con cháu, ông Nguyễn Thanh Tấn cho biết thêm.

Giai đoạn 2017 – 2020, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp tỉnh Tiền Giang sẽ tích cực đẩy mạnh hoạt động khuyến công trên địa bàn tỉnh, phổ biến chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đối với dạy nghề; Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác dạy nghề, tạo điều kiện cho các học viên tham quan các mô hình sản xuất ngay trong quá trình học; Tăng cường công tác tập huấn, nâng cao năng lực cho đội ngũ làm công tác khuyến công; Rà soát các thủ tục hành chính theo hướng đơn giản hóa nhưng vẫn đảm bảo các quy định về sử dụng kinh phí khuyến công.

Bên cạnh đó, tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra để các đề án khuyến công được triển khai có hiệu quả; Tăng định mức hỗ trợ cho đào tạo, truyền nghề; Khuyến khích doanh nghiệp mở rộng sản xuất ở vùng nông thôn; Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên định hướng phát triển của địa phương và theo nhu cầu của người lao động.