Mạnh dạn đề bạt, trả lương và mạnh dạn... kỷ luật

Tổng Công ty Điện tử - Tin học Việt Nam là một trong những TCty thuộc Bộ Công nghiệp thực hiện nghiêm chỉnh việc sắp xếp lại các doanh nghiệp và có nhiều biện pháp mạnh dạn để phát triển sản xuất kinh

PV: Đ­ược biết, hiện nay nhiều nơi đang thực hiện việc cử ng­ời ở “trên” TCT xuống đại diện cho phần vốn của Nhà n­ớc ở CTCP, vậy Ông có thể nói rõ thêm về vấn đề ng­ời đại diện nhà nước ở các CTCP thuộc TCT ĐT-TH Việt Nam?
Ông Nguyễn Việt Hùng:
Tr­ớc hết, cần nhắc lại một  đặc thù  của CTCP: vai trò của HĐQT của Cty là quyết định trong việc đề xuất mục tiêu, chiến l­ợc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, đặc biệt, trong nguyên tắc phân bổ và sử dụng vốn, lợi nhuận; trong việc giám sát Ban Giám đốc triển khai thực hiện quyết định của HĐQT, thông qua các báo cáo quyết toán Tài chính... Việc cử Đại diện TCT ĐT-TH Việt nam tham gia Hội đồng Quản trị các công ty cổ phần, trong đó Nhà n­ớc giữ cổ phần chi phối, phải đạt đ­ợc 3  mục tiêu chính :
  - Bảo toàn và phát triển vốn Nhà n­ớc tại doanh nghiệp; Thực thi quyền chi phối trong quản lý CTCP, định h­ớng hoạt động Cty theo đúng chủ tr­ơng, chiến l­ợc phát triển của Nhà n­ớc, thông qua TCT; Thực sự vận hành Cty, thông qua hoạt động của HĐQT, trực tiếp tháo gỡ khó khăn của Cty trong phạm vi quyền hạn của mình.
Để thực hiện mục tiêu trên, cần phải giữ vũng một số nguyên tắc trong việc bố trí cán bộ đại diện vào HĐQT CTCP. Về cơ cấu, các cán bộ này phải giữ những vị trí then chốt trong HĐQT (Chủ tịch, Tr­ởng Ban Kiểm soát, Uỷ viên chuyên trách lĩnh vực quan trọng), để thực thi quyền chi phối của Nhà n­ớc thông qua TCT, bao gồm việc điều hành hoạt động của HĐQT: hoạch định chiến l­ợc sản xuất kinh doanh theo định h­ớng của Doanh nghiệp Nhà n­ớc chủ đạo - của TCT; bổ nhiệm cán bộ chủ chốt ; đặc biệt là vấn đề  sử dụng vốn, phân bổ lãi.  Họ phải nắm vững, đầy đủ thông tin để có thể giám sát mọi hoạt động của Hội đồng Quản trị, Ban điều hành Công ty. Về số l­ợng, phải có số l­ợng thành viên áp đảo trong thành phần HĐQT  để đảm bảo khi biểu quyết giữ đa số phiếu thuận, thực sự xây dựng và chi phối mọi quyết định của HĐQT . Về nhân sự cụ thể, TCT bố trí cán bộ tham gia HĐQT CTCP đáp ứng các tiêu chuẩn sau: thực sự có năng lực, có trình độ quản lý và trình độ chuyên môn, ngoại ngữ  để không thuần tuý là đại diện phần vốn của Nhà n­ớc chung chung tại CTCP mà phải là cán bộ thực sự có trách nhiệm trực tiếp tr­ớc TCT, để bảo vệ và phát triển phần vốn này thông qua việc chỉ đạo, chi phối hoạt động HĐQT Công ty cổ phần ; thực sự gắn bó với chức năng, nhiệm vụ và lợi ích của TCT - doanh nghiệp Nhà n­ớc - nhằm chỉ đạo và chi phối đúng hoạt động của CTCP, triệt để khắc phục những nguyên nhân gây những yếu kém tồn tại lâu dài của doanh nghiệp  trong giai đoạn tr­ớc khi chuyển đổi vừa qua; phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, có đủ trí tuệ, nghị lực, kỹ năng làm việc tập thể, và an tâm v­ợt qua mọi cám dỗ, không vì lợi ích cục bộ (của CTCP), lợi ích cá nhân làm tổn hại đến lợi ích của Nhà n­ớc; an tâm công tác lâu dài và cuối cùng phải có sức khoẻ, có ý thức cầu tiến.
Vì vậy, theo tôi nên giữ nguyên tắc bố trí cán bộ nh­ sau:
+ Ưu tiên bố trí lớp cán bộ mới - nhân tố tạo lập phong cách làm việc mới, độc lập, không bị ràng buộc bởi bất kỳ quan hệ, nguyên nhân vốn có nào, gây sự trì trệ của DN khi chuyển đổi.  
+ Tiếp tục sử dụng các cán bộ lãnh đạo đơn vị có kinh nghiệm, thực sự có uy tín, thành công trong việc lãnh đạo doanh nghiệp phát triển theo đúng chức năng sản xuất kinh doanh. Những cán bộ này sẽ đ­ợc khẳng định qua sự bỏ phiếu tín nhiệm của các cổ đông. 
Thông th­ờng, số thành viên HĐQT của các CTCP trong hệ thống TCT chúng tôi là 5 ng­ời. Nh­ vậy, để đảm bảo quyền chi phối của mình, TCT thông th­ờng sẽ cử 3 cán bộ tham gia HĐQT CTCP. 
TCT phải quản lý trực tiếp họ, th­ờng xuyên bồi d­ỡng, kịp thời cung cấp đầy đủ thông tin cho họ, đồng thời phải gắn bó nghĩa vụ, trách nhiệm, lợi ích của cá nhân họ với TCT, mặt khác, những cán bộ đại diện này phải phải báo cáo trực tiếp kết quả làm việc cho TCT, và điều kiện tiên quyết là : TCT trả l­ơng.
Đội ngũ cán bộ đại diện này có thể đ­ợc chọn, điều từ đơn vị cơ sở lên TCT, với điều kiện phải có đủ năng lực về mọi mặt. Điều kiện này nhằm tạo t­ thế độc lập, khắc phục hạn chế lợi ích cục bộ của một bộ phận lãnh đạo Cty, một tập thể, đồng thời cũng nhằm tháo gỡ những khó khăn do hạn chế về tiềm lực, tầm nhìn, về trình độ hợp tác quốc tế,… 
Tr­ớc một thực tế thiếu hụt cán bộ các cấp có năng lực đáp ứng nhu cầu quản lý CTCP, nhiều cán bộ liên tục nhiều năm qua vẫn giữ nguyên một vị trí lãnh đạo, chúng tôi nhận thức sâu sắc rằng, nhất thiết phải xây dựng một đội ngũ cán bộ đại diện theo nội dung trên. Đây là một quá trình đào tạo lâu dài, phải mạnh dạn sàng lọc, bồi d­ỡng và sử dụng cán bộ có đủ đức, đủ tài.
PV: Việc bố trí cán bộ làm đại diện phần vốn trong  công ty cổ phần mà Nhà n­ớc giữ cổ phần chi phối, có gì khó khăn?
Ông Nguyễn Việt Hùng: Có thể nói, thực thi một quan điểm thực sự cách mạng nh­ vậy sẽ không tránh khỏi đụng chạm đến sự trì trệ, t­ hữu của một số ít cán bộ trong một thời gian dài đã để công ty lâm vào tình trạng hết sức khó khăn, kinh doanh không theo đúng ngành hàng chính. Nh­ phần lớn doanh thu không từ  SXKD, mà chủ yếu thu từ  cho thuê nhà (để tồn tại).
    Hiện nay, tr­ớc nhiệm vụ CPH, một bộ phận cán bộ không muốn đổi mới, mà muốn tiếp tục duy trì cái “ghế” của mình, vì quyền lợi cá nhân của mình. Cho nên, hiện nay, TCT với quan điểm cử đại diện xuống để nắm phần vốn của Nhà n­ớc ở CTCP là một quan điểm nhất quán và cũng đã đ­ợc làm rõ, hết sức công khai trong nội bộ TCT và chúng tôi cũng đã báo cáo Bộ Công nghiệp. Nếu không làm rõ quan điểm này, thì có thể chúng ta lại khoác cái “áo” mới cho những ng­ời cũ, không còn phù hợp với t­ duy của thời đại đổi mới, không còn phù hợp với nhu cầu phát triển và cơ chế quản lý của CTCP. Nếu chúng ta sai lầm trong bố trí cán bộ đại diện ngay từ đầu, thì cho đến lúc sửa sai, bố trí lại, có thể, doanh nghiệp sau khi cổ phần hoá lại tiếp tục lâm vào những khó khăn, trì trệ nh­ tr­ớc kia ở DN 100% vốn Nhà n­ớc. Đó không chỉ là điều đáng tiếc, mà còn là trách nhiệm của Lãnh đạo TCT chúng tôi đối với trọng trách mà Bộ và Nhà n­ớc giao phó. Tuy nhiên, phải nói rõ rằng, đối với những cán bộ chủ chốt của DN đã có nhiều công đóng góp gây dựng DN, nh­ng không còn phù hợp với giai đoạn phát triển mới, sẽ đ­ợc TCT xem xét, bố trí công việc thích hợp để đảm bảo mức thu nhập hợp lý, trên vị trí công tác mới trong cơ quan TCT hoặc tại đơn vị khác. Điều đáng mừng là có nhiều cán bộ lãnh đạo Cty thành viên có năng lực, phẩm chất đ­ợc cán bộ công nhân viên - các cổ đông t­ơng lai giới thiệu với TCT để  bố trí vào vị trí lãnh đạo CTCP mới. Các cán bộ này sẽ đ­ợc “rút” lên làm ng­ời của TCT và trở lại làm lãnh đạo CTCP. Đó là phần th­ởng, là th­ớc đo giá trị cán bộ lãnh đạo.
PV: Những quan điểm trên về lý thuyết là rất hay và nghe ra cũng rất hợp lý, nh­ng sẽ dẫn đến tâm lý là nhiều DN nhà n­ớc sẽ “ngại” CPH, vì có thể những cán bộ chủ chốt tr­ớc đây không đ­ợc bố trí ở c­ơng vị lãnh đạo và họ có thể gây chậm tiến trình cổ phần hoá? Về vấn đề này, Ông có suy nghĩ gì?
Ông Nguyễn Việt Hùng: Đây không còn thuộc phạm trù tâm lý nữa, mà nó là sự phản ứng tự nhiên của một lớp ng­ời khi mà quyền lợi, uy tín và các quan hệ xã hội khác bị lung lay và thậm chí bị thay đổi một cách t­ơng đối nghiệt ngã. Đây chính là cuộc cách mạng của Đảng và Nhà n­ớc. Tất nhiên khi chúng ta thực hiện cuộc cách mạng này sẽ gặp phải những khó khăn và trở ngại. Và đó cũng là tính tất yếu của mọi cuộc cách mạng. Qua cuộc cách mạng này, chúng ta sẽ sàng lọc đ­ợc cán bộ có phẩm chất và năng lực thực sự, đồng thời nó cũng bộc lỗ ra những cán bộ mà tr­ớc đây nhờ vào những quan hệ nào đó mà có chức có quyền. Nh­ vậy, chắc chắn các cổ đông sẽ yên tâm hơn khi trao những cổ phần, cổ phiếu của mình cho những ng­ời lãnh đạo mới có năng lực thực sự.
PV: Hiện nay, phản ứng trong các công ty đ­ợc CPH tr­ớc chủ tr­ơng mới của TCT về ng­ời đại diện nhà n­ớc ở CTCP nh­ thế nào?
Ông Nguyễn Việt Hùng: Hiện nay, có 2 luồng phản ứng. Một là, nhiều cán bộ, công nhân viên của một số công ty đang tiến hành CPH đã (bằng nhiều cách) thông tin để TCT chúng tôi thấy đ­ợc họ đang mong muốn có sự thay đổi. Một luồng nữa là, có số ít cán bộ ở các công ty đang tiến hành CPH đang tìm mọi quan hệ xã hội, dùng nhiều ph­ơng pháp tế nhị, mà ng­ời đời th­ờng gọi là “chạy” để có những vị trí (theo họ)  “xứng đáng” sau khi công ty cổ phần. Tr­ớc vấn đề “chạy” này, lãnh đạo TCTchúng tôi rất bình thản và bởi chúng tôi đoàn kết và nhất trí, làm “bình thông nhau” về thông tin, do vậy, thông tin chạy tới một thành viên của Lãnh đạo cũng sẽ là thông tin của tất cả, không còn ý kiến thiên vị về cá nhân nào, và nếu có sức ép  từ “trên” xuống hay từ ngoài vào, thì chúng tôI cùng ráng chịu và cùng chia sẻ.
PV: Nếu những cán bộ chủ chốt của HĐQT CTCP lại ăn l­ơng TCT, thì lại giống tr­ớc đây, không khuyến khích cán bộ tích cực công tác. Vì CTCP có phát triển hay không thì l­ơng của họ vẫn thế. Về vấn đề này ông nghĩ sao?
Ông Nguyễn Việt Hùng: Đúng là nếu họ chỉ bị ràng buộc bởi thang l­ơng thì khó mà động viên họ tích cực đ­ợc, nh­ng nh­ đã nói ở trên, TCT sẽ  có những chế độ ­u đãi cho thế hệ những ng­ời có năng lực này và sẽ có biện pháp hợp pháp sử dụng lợi nhuận do đầu t­ vào các CTCP đem lại cho TCT để khuyến khích động viên và chắc chắn  công lao của họ sẽ đ­ợc đền bù thoả đáng.
PV: Ông có thể cho bạn đọc Tạp chí Công nghiệp biết về những vấn đề mà TCT đặc biệt quan tâm trong thời gian tới?
Ông Nguyễn Việt Hùng: Rút kinh nghiệm từ thực tiễn hình thành và phát triển của TCT; kinh nghiệm CPH Công ty Máy tính Việt Nam 2; chuyển đổi Công ty Điện tử Thủ Đức thành Công ty TNHH một thành viên… HĐQT TCT nhận thấy, trong giai đoạn mới, cần phải kiên quyết, kiên trì và khẩn tr­ơng hơn trong việc xây dựng lại một Hệ thống điều hành  TCT bao gồm:
1 - Điều lệ TCT: Sửa đổi nội dung Điều lệ cũ, phù hợp cơ chế quản lý mới; Củng cố Ban Lãnh đạo TCT, tăng c­ờng đội ngũ cán bộ, chuyên viên TCT, trong đó có việc hình thành bộ phận mới: đội ngũ cán bộ của TCT tham gia HĐQT các Công ty TNHH một thành viên và CTCP với t­ cách Đại diện phần vốn Nhà n­ớc tại doanh nghiệp.
2 - Hệ thống thông tin quản lý thống nhất và xuyên suốt từ TCT tới các đơn vị, nhằm thu thập đầy đủ, chính xác kịp thời thông tin.
3 - Về đầu t­ phát triển: Phát triển thị tr­ờng, đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị tr­ờng mới; Đa dạng hoá sản phẩm, phát triển sản phẩm mới: Điện tử  dân dụng, y tế, điện tử  công nghiệp. Củng cố Tr­ờng Cao đẳng Công nghệ Viettronics, đẩy mạnh hợp tác quốc tế với các hãng thiết kế chuyên nghiệp trên thế giới, nhằm mục tiêu hội nhập ở tầm cao, giá trị gia tăng lớn...
 Tôi chỉ muốn nói rằng, trong giai đoạn mới, cần phải: mạnh dạn đề bạt, mạnh dạn trả l­ơng và cũng mạnh dạn thuyên chuyển và ... kỷ luật.

  • Tags: