CTCP Masan High-tech Materials (MSR) đã thông qua nghị quyết liên quan đến phương án chào bán cổ phần mới và sử dụng vốn, trong đó MSR sẽ bán gần 110 triệu cổ phần cho Mitsubishi Materials Corporation (MMC). Số vốn thu về hơn 2.000 tỷ đồng, trong đó 50 tỷ là chi phí liên quan đến giao dịch. Thương vụ này là một phần trong cam kết thiết lập liên minh chiến lược nhằm hiện thực hóa mục tiêu phát triển nền tảng vật liệu vonfram công nghệ cao.

Khoảng 2.044 tỷ còn lại MSR sẽ chi để tăng vốn góp vào công ty con là Công ty TNHH MTV Tài nguyên Masan Thái Nguyên. Thời gian thực hiện dự kiến trong năm 2020 hoặc sang 2021. Theo đó, Tài nguyên Masan Thái Nguyên sẽ tăng vốn từ mức 9.455 tỷ lên gần 11.499 tỷ đồng.

Được biết, MMC nhà sản xuất vật liệu tích hợp, cung cấp các vật liệu cơ bản như đồng và xi măng. Bên cạnh đó, MMC còn sản xuất và cung cấp các bộ phận cơ khí, vật liệu và linh kiện điện tử được sử dụng trong ô tô, thiết bị gia dụng..., và các công cụ chế tạo khác. MMC đồng thời tham gia vào lĩnh vực tái chế và năng lượng. Sau khi hoàn tất, MMC sẽ nắm giữ 10% vốn cổ phần và trở thành cổ đông lớn thứ hai của MHT.

Trước đó, MSR đã mua lại mảng kinh doanh vonfram từ H.C. Starck (HCS) – doanh nghiệp vonfram cận sâu thế giới vào tháng 6/2020. Cùng với thương vụ mới từ MHC, đại diện MSR kỳ vọng liên minh mới sẽ xây dựng một thương hiệu vonfram cận sâu nhượng quyền của châu Á.

Masan High-Tech Materials tiền thân là công ty cổ phần tài nguyên Masan, được thành lập năm 2010 sau khi Masan nắm quyền kiểm soát liên doanh khai thác chế biến khoáng sản Núi Pháo từ Tiberon Minerals. Cổ phiếu MSR giao dịch trên UPCoM từ năm 2015, vốn hóa hiện đạt 730 triệêu USD.

Hiện MHT là nhà cung cấp chính các khoáng sản vonfram, florit và bismuth, kim loại chịu nhiệt cho sản xuất công nghiệp (ô tô, hóa chất, y tế, hàng không,...). Công ty đang vận hành nhà máy sản xuất và chế biến quặng đa kim tại Thái Nguyên trên cơ sở sở hữu mỏ đa kim Núi Pháo được biết đến là mỏ vonfram hàng đầu thế giới hiện nay.