Năm 2019  xuất khẩu da giày đạt khoảng 6 tỷ USD sang EU.
Năm 2019 xuất khẩu da giày đạt khoảng 6 tỷ USD sang EU

Thị trường EU là thị trường xuất khẩu quan trọng (đứng thứ hai) đối với ngành da giầy của Việt Nam (sau thị trường Hoa Kỳ).

Với dân số trên 400 triệu người và mức thu nhập bình quân đầu người thuộc mức cao trên thế giới, EU luôn được xem là thị trường xuất khẩu quan trọng của các nước có xuất khẩu

Xuất khẩu sang EU năm 2019 đạt 965 triệu USD với mặt hàng túi xách, ví, vali, mũ, ô, dù và 5,03 tỷ USD với mặt hàng giày dép. Tổng cộng, ngành hàng da giày đạt khoảng 6 tỷ USD sang EU.

Giày dép cũng là ngành xuất khẩu có tỷ lệ sử dụng C/O (giấy chứng nhận xuất xứ nguồn gốc của hàng hóa) ưu đãi theo các hiệp định thương mại tự do (FTA) cao nhất.

Năm 2019, tỷ lệ tận dụng C/O ưu đãi của ngành da giày là 4,76 tỷ USD chiếm gần 92% với kim ngạch xuất khẩu được cấp C/O ưu đãi sang các thị trường ký FTA với Việt Nam tăng 23,31% so với năm 2018.

Hiện tại, mặt hàng này của Việt Nam được hưởng hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập của EU (GSP).

Việc ưu đãi thuế suất đối với da giày theo Hiệp định chia làm 2 nhóm. Nhóm 1 có khoảng  37% các dòng thuế sẽ hưởng thuế nhập khẩu về 0% ngay khi EVFTA có hiệu lực. Nhóm 2 gồm 63% số dòng thuế còn lại sẽ giảm dần về 0% theo lộ trình từ 3-7 năm tùy từng mặt hàng cụ thể.

Các mặt hàng có mức thuế 0% ngay khi EVFTA có hiệu lực tập trung vào mặt hàng giầy thể thao (hiện ở mức 17%), giầy vải và giầy cao su. Đây là các mặt hàng là thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam.

Nhóm 2  EU cam kết loại bỏ thuế theo lộ trình từ 3-7 năm bao gồm phần lớn các sản phẩm giày dép mà Việt Nam đang xuất sang EU.

Hiện tại, nhóm này đang được hưởng mức thuế ưu đãi trung bình là 3-4% theo Quy chế ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP). Sau khi EVFTA có hiệu lực, GSP sẽ tự động chấm dứt, các mức thuế nhập khẩu đối với giày dép sẽ giảm dần đều xuống 0% tính từ mức MFN (khoảng 12,4%) theo lộ trình 3-7 năm

Sản phẩm giày dép được sử dụng nguyên liệu không xuất xứ từ bên ngoài Hiệp định, ngoại trừ mũ giày đã gắn với đế lót trong hoặc với bộ phận đế khác.

Tiêu chí xuất xứ này được xem là chặt hơn so với một số các FTA khác nhưng không phải là tiêu chí mới đối với ngành da giày, do trước đó doanh nghiệp da giày đã xuất khẩu sang EU trong khuôn khổ của chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) và đang tận dụng được quy tắc xuất xứ trong GSP thì trong EVFTA quy tắc xuất xứ cũng không khác nhiều.

EVFTA sẽ thúc đẩy nhanh quá trình thu hút đầu tư vào nguyên liệu của doanh nghiệp mới và doanh nghiệp đang làm hàng xuất khẩu
EVFTA sẽ thúc đẩy nhanh quá trình thu hút đầu tư vào nguyên liệu của doanh nghiệp mới và doanh nghiệp đang làm hàng xuất khẩu

Ngoại trừ số ít một số mặt hàng liên quan đến việc nguyên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra của một số mã hàng cần phải khác nhau ở cấp độ 4 số và một số loại có quy định riêng về đế giày và mũ giày. Đây là một thuận lợi lớn cho ngành da giày khi EVFTA có hiệu lực.

Theo nhận định của Hiệp hội Da giày – Túi xách Việt Nam (Lefaso), tăng trưởng xuất khẩu sang EU được dự báo ở mức 5-10% trong 5 năm đầu tiên, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành cũng sẽ tăng thêm khoảng 3%/năm.

Các doanh nghiệp da giày chỉ được hưởng lợi nếu tự chủ được nguyên liệu để được hưởng thuế suất thấp, các doanh nghiệp sẽ phải đáp ứng được quy định về xuất xứ thông qua hàm lượng giá trị trong khu vực (RVC) khi sử dụng nguyên liệu từ Việt Nam và các nước thành viên trong EVFTA.

Theo thống kê chưa đầy đủ của Lefaso, có 30% doanh nghiệp trong ngành này tự chủ được nguyên liệu, 60-70% DN còn lại chủ yếu làm gia công.

Tuy nhiên, EVFTA sẽ thúc đẩy nhanh quá trình thu hút đầu tư vào nguyên liệu của doanh nghiệp mới và doanh nghiệp đang làm hàng xuất khẩu.

Trên thực tế, đã có nhiều doanh nghiệp chuyển dịch từ Trung Quốc sang để đón cơ hội ưu đãi từ EVFTA. 

Mỗi 1% sản xuất da giày dịch chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam sẽ giúp ngành da giày Việt Nam tăng trưởng 10%.