Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng Nguồn nhân lực

I. Mở đầu: Trước năm 1986, việc phân bổ và sử dụng lao động mang tính kế hoạch hoá tập trung. Với đặc trưng tuyển dụng lao động suốt đời, sức lao động không được coi là một loại hàng hoá đặc biệt và

II. Nghiên cứu đề xuất một số chính sách:

II.1. Lập kế hoạch nguồn nhân lực (NNL)

1. Phối hợp kế hoạch NNL theo cung -  cầu dựa vào tín hiệu thị trường lao động (TTLĐ).   

Những tín hiệu về TTLĐ được biểu hiện bên ngoài là tiền lương, việc làm và thất nghiệp, đó là cơ sở cho người lập kế hoạch NNL. Một khi các tín hiệu này được thu thập định kỳ, phân tích có tính hệ thống thì sẽ tạo nên một hệ thống thông tin về TTLĐ. Như vậy, xu hướng tất yếu trong tất cả các nước có nền kinh tế phát triển đều phải sử dụng biện pháp phân tích thông tin TTLĐ. Tuy nhiên, đối với nước ta, một nền kinh tế trong thời kỳ chuyển đổi sang cơ chế thị trường, TTLĐ đang còn ở giai đoạn sơ khai, sự can thiệp của Chính phủ vào hoạt động của thị trường còn lớn. Doanh nghiệp nhà nước (DNNN) còn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, thì việc phối hợp sử dụng kế hoạch hoá (KHH) NNL theo tổng cầu và cách tiếp cận KHH NNL dựa vào tín hiệu thị trường là phù hợp. Kết hợp với những thông tin về TTLĐ, những dự báo về cung cầu NNL trên cơ sở qui hoạch phát triển kinh tế- xã hội của Chính phủ sẽ cung cấp thông tin đầy đủ cho lập kế hoạch NNL.

(2) Nâng cao vai trò của Chính phủ trong việc sử dụng các tín hiệu TTLĐ vào KHH NNL.

Hoàn thiện các điều kiện phát triển TTLĐ, đảm bảo chức năng điều tiết lao động; Định hướng các quyết định việc làm và đào tạo của cá nhân và xã hội; Giải quyết vấn đề thất nghiệp; khuyến khích tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa các nhà kế hoạch lao động và các nhà kế hoạch đào tạo (nói cách khác, giữa cơ quan sử dụng lao động và cơ quan đào tạo ở tất cả các cấp).

II.2. Phát triển NNL đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH)

1. Chính sách vĩ mô.

Chính sách phát triển NNL phải được xây dựng trên cơ sở các quan điểm đã được công bố trong các văn kiện của Đảng về vai trò quốc sách hàng đầu của Giáo dục và Đào tạo, vai trò của NNL chất lượng cao trong quá trình CNH, HĐH, cụ thể: (a) Theo định hướng cầu lao động, mở rộng qui mô đào tạo nhân lực các loại  trình độ, đặc biệt phát triển hệ thống đào tạo nghề, đáp ứng nhu cầu việc làm trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động của các ngành, các địa phương, cho các khu công nghiệp, khu chế xuất, các ngành kinh tế mũi nhọn, xuất khẩu lao động, đào tạo nghề cho nông dân phục vụ chuyển dịch cơ cấu lao động trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn. (b) Phát triển hệ thống đào tạo kỹ thuật thực hành trình độ lành nghề, bán lành nghề và trình độ cao trong mối liên thông với các hệ thống đào tạo các cấp trình độ khác. (c) Đáp ứng nhu cầu nhân lực trình độ cao phù hợp với cơ cấu kinh tế – xã hội của thời kỳ CNH, HĐH, nâng cao năng lực cạnh tranh và hợp tác bình đẳng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. (d) Tăng cường đào tạo nghề tại doanh nghiệp, coi đây là hình thức chủ yếu đáp ứng nhân lực theo đúng nhu cầu của sản xuất, kinh doanh (chính sách hỗ trợ kinh phí cho đào tạo: Thành lập Quỹ đào tạo cho các DN; Điều chỉnh chính sách sử dụng NSNN cho đào tạo NNL,…)

2. Chính sách của doanh nghiệp.

Cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, mỗi doanh nghiệp nhất thiết phải có chính sách đào tạo NNL của riêng mình, căn cứ vào tình hình cụ thể của từng DN, với một số nội dung chính như: (a) Chiến lược và kế hoạch đào tạo NNL. Các DN lớn như tổng công ty, tập đoàn cần có cơ sở đào tạo riêng để chủ động trong việc tổ chức đào tạo về qui mô và trình độ cũng như cơ cấu ngành nghề. (b) Xây dựng qui chế về đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng NNL căn cứ vào tiêu chuẩn, chức danh công việc tại cơ sở sử dụng lao động. (c) Có bộ máy chuyên trách về đào tạo NNL để tổ chức hoạt động đào tạo, khai thác hỗ trợ của Nhà nước cũng như các nguồn lực khác cho đào tạo NNL của DN.

II.3. Chính sách lao động, việc làm.

Khuyến khích đầu tư trong nước và nước ngoài tạo chỗ làm việc; khuyến khích tạo động lực đối với người sử dụng lao động. (Nhà nước hỗ trợ đào tạo người sử dụng lao động chuyên môn và quản lý để đạt chuẩn quốc gia và quốc tế, hỗ trợ áp dụng công nghệ mới, hỗ trợ các DN đầu tư vào các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa,..); Chính sách giải quyết lao động dôi dư trong quá trình sắp xếp, cơ cấu lại DNNN; Khuyến khích kinh tế hộ gia đình; Khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn, khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống; Chính sách di dân, phát triển vùng kinh tế mới, định canh định cư và tự do di chuyển; Chính sách bảo hiểm việc làm cho người lao động;Thực hiện các chương trình lao động việc làm

II.4. Chính sách tiền công, tiền lương và các hỗ trợ khác

Nhà nước có trách nhiệm trực tiếp điều chỉnh tiền lương cho khu vực HCNN, cải cách chính sách tiền lương khu vực này không chỉ nhằm từng bước nâng mức lương tối thiểu, mà phải nâng mức sống của công chức phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế, khuyến khích họ toàn tâm, toàn ý phụng sự công việc; Chuyển các đơn vị, tổ chức sự nghiệp sang hạch toán theo nguyên tắc cân đối thu chi có sự hỗ trợ của ngân sách nhà nước, gắn với kết quả và hiệu quả của từng đơn vị. Thay thế phương thức trả lương dựa vào thâm niên bằng trả lương theo kết quả công việc và do các đơn vị, tổ chức cơ sở quyết định; Đối với khu vực SX- KD, tiền lương phải là động lực khuyến khích người lao động phải thường xuyên trau dồi, nâng cao trình độ, kỹ thuật, nghiệp vụ. Chấp nhận sự phân cực tiền lương theo kết quả và hiệu quả của quá trình sản xuất. Khuyến khích, tăng cường quyền tự chủ của các DN nhà nước trong lĩnh vực trả công cho lao động, đảm bảo tính kích thích của tiền lương; Chính sách tiền lương phải được xem xét trong mối quan hệ với các chính sách vĩ mô khác như đầu tư, tăng trưởng kinh tế, lạm phát, việc làm... Phải  nhìn nhận việc trả lương là một trong những hình thức đầu tư cho con người và là một trong những nguồn đầu tư có hiệu quả đối với đất nước trong tương lai; Cần xem xét lại cách tính lương hưu theo chuẩn như hiện nay, có thể tách việc này ra khỏi tiền lương.

II.5. Chính sách tăng cường TTLĐ.

Các giải pháp liên quan đến cung lao động  như: Chương trình dân số, kế hoạch hoá gia đình; Phát triển mạnh công tác giáo dục ở cấp học phổ thông đối với độ tuổi học sinh; đào tạo lao động kỹ thuật gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động, đổi mới giáo dục đại học và chuyên nghiệp; mở rộng qui mô và chất lượng cầu lao động : Lựa chọn mô hình tăng trưởng kinh tế phù hợp, ưu tiên hàng đầu hướng về cầu lao động. Chiến lược phát triển sử dụng nhiều lao động, cải cách các DN nhà nước và phát triển các DN vừa và nhỏ, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, thu hút nhiều việc làm.

Hoàn thiện chính sách và thể chế TTLĐ: Tạo mọi điều kiện để TTLĐ vận hành có hiệu quả ; hoàn chỉnh Bộ Luật lao động; Các qui định về hợp đồng lao động thoả ước lao động tập thể, vai trò của Công đoàn, bộ máy, cơ chế giải quyết các tranh chấp lao động,v.v… cần được coi trọng để bảo vệ quyền lợi của người lao động và người sử dụng lao động. Giảm sự can thiệp của Nhà nước trong việc trả lương người lao động, đặc biệt trong các DN nhà nước.

III. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng NNL

III.1. Đối với khu vực hành chính nhà nước (HCNN).

Mặc dù phải có những thay đổi để theo kịp thay đổi của xã hội, việc quản lý lao động khu vực này vẫn phải tuân thủ mô hình hành chính, nhằm đạt mục tiêu, chức năng của cơ quan công quyền, đồng thời tạo động lực làm việc cho công chức. Muốn vậy, cần có một số giải pháp sau :

Chuyển dần mô hình quản lý mang tính hướng nội, khép kín sang mô hình mở, có nhiều sự trao đổi hơn với TTLĐ; Từng bước sử dụng chế độ hợp đồng lao động đối với công chức theo chức danh; Phân định rõ và có qui chế quản lý đối với mỗi loại công chức; Hoàn thiện chế độ tuyển dụng công chức; Thực hiện qui hoạch đào tạo cán bộ, công chức đang giữ vai trò quyết định trong bộ máy Nhà nước; Thay đổi cơ bản chế độ chính sách lương và các chế độ đãi ngộ khác để mức thu nhập công khai của công chức phải ở mức khá của xã hội; Đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức HCNN.

III.2. Đối với khu vực sự nghiệp

Do đặc thù của khu vực này, tập trung vào chuyên môn, nghề nghiệp, nên có khác so với khu vực HCNN. Khu vực này có một số loại hình tổ chức vì lợi nhuận như những doanh nghiệp, còn lại đại bộ phận là các cơ sở sự nghiệp hoạt động phi lợi nhuận, vì thế cần phải có giải pháp cụ thể sau :

Xây dựng kế hoạch dài hạn và kế hoạch cụ thể phát triển và quản lý NNL theo mục tiêu của đất nước; Cải cách quản lý lao động theo chế độ hợp đồng lao động thay cho chế độ biên chế suốt đời như hiện nay; Phân phối thu nhập theo trách nhiệm và theo kết quả lao động; Cải cách tích cực chế độ tiền lương sao cho mức lương của cán bộ nghiên cứu có năng lực sáng tạo phải cao hơn các khu vực khác; Đổi mới phong cách lãnh đạo cán bộ quản lý: mở rộng dân chủ, có chế độ tuyển dụng công khai cho các chức danh, hình thành hệ thống thông tin thông suốt, hiệu quả. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, có qui trình cụ thể, khách quan để đánh giá con người và NNL;

III.3. Đối với khu vực SX – KD

1. ở cấp vĩ mô : Gắn kết giữa qui hoạch phát triển kinh tế – xã hội của cả nước, vùng, địa phương với qui hoạch phát triển NNL, đặc biệt là kế hoạch đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực theo nhu cầu của sản xuất, kinh doanh. Chuyển phương thức tuyển chọn, bổ nhiệm lao động quản lý trong DNNN sang cơ chế thuê theo hợp đồng lao động.

2. áp dụng khoa học quản trị NNL hiện đại, phù hợp với cơ chế thị trường, hoàn thiện công cụ quản lý NNL trong DN :

Đổi mới phương thức tuyển dụng lao động sao cho hợp lý, khách quan; Phân tích công việc, xây dựng định mức các chức danh bằng các phương pháp khoa học; đánh giá kết quả và trả công cho người lao động, thưởng phạt có hiệu quả, gắn hưởng thụ với mức đóng góp, trách nhiệm và hiệu quả công việc; hoàn thiện chính sách và tổ chức đào tạo NNL ở cả Nhà nước và các doanh nghiệp; hoàn thiện, bổ sung các văn bản pháp qui về lao động. Tăng cường hệ thống thông tin phục vụ quản lý nguồn nhân lực trong doanh nghiệp.

 

Tài liệu tham khảo

 

1. Nhà xuất bản Lao động. Các văn bản hướng dẫn thực hiện Bộ luật Lao động, 11/2003.

2. Bộ Nội vụ. Các văn bản triển khai Pháp lệnh Cán bộ, công chức, Nghị định 115, 116, 117 của Chính phủ, Thông tư 08, 09,10 của Bộ Nội vụ, 2005.

3. Bộ Giáo dục và đào tạo. Báo cáo tình hình giáo dục đại học, 2004.

4. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Báo cáo tình hình dạy nghề và chính sách lao động việc làm đối với lao động có chuyên môn kỹ thuật giai đoạn 1998 –2003, 2004.

5. PGS. TSKH. Bùi Mạnh Nhị. Chất lượng giáo dục đại học: Vấn đề và xu thế phát triển, 7/2005.

6. Nolwen Henaff. Education, Tranning and employment: Does quality matter/ 2005.

PGS.TS. Nguyễn Đức Trí. Đánh giá chất lượng giáo dục THCN - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, 2005.
  • Tags: