Một số giải pháp tăng vốn tự có của ngân hàng thương mại nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh khi bước vào hội nhập

Trong những năm qua, hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đã phát triển mạnh cả về quy mô và chất lượng hoạt động, góp phần không nhỏ vào sự nghiệp công nghiệp, hoá hiện đại hoá đất nước. Song, cũng

Mặc dù trong thời gian qua, các NHTMVN đều tích cực tìm nhiều giải pháp tăng vốn tự có, song biện pháp tăng vốn tự có cơ bản nhất của hệ thống NHTMNN được thực hiện là thông qua phát hành trái phiếu đặc biệt của Chính phủ. Hiện nay, khi nhà đầu tư đã có thời gian hơn 4 năm làm quen với Thị trường Chứng khoán và chính sách cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước đã tháo gỡ được nhiều vướng mắc,  thì việc các NHTMNN có thể sử dụng phương pháp tăng vốn tự có thông qua phát hành cổ phiếu là một biện pháp khả thi và hiệu quả. Trong thời gian trước mắt cần cho phép các NHTMNN phát hành hai loại cổ phiếu sau:

 

1. Phát hành cổ phiếu ưu đãi cổ tức :

Cổ phiếu ưu đãi cổ tức với đặc trưng cơ bản là cổ tức cố định ( Nếu cần có thể thay đổi hàng năm), người sở hữu chỉ có quyền chuyển nhượng, mà không có quyền bầu cử, ứng cử trong doanh nghiệp;  NHTMNN có thể mua lại khi người chủ sở hữu cần bán là hoàn toàn thích hợp với loại hình NHTMNN muốn tăng vốn mà chưa cổ phần hoá và Nhà nước là chủ sở hữu nắm giữ tỷ lệ chi phối. Điều này cũng phù hợp với luật Doanh nghiệp, loại hình doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên ( Điều 46 Luật Doanh nghiệp) và phù hợp với Luật Doanh nghiệp nhà nước (doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước). Song hiện nay, Luật Doanh nghiệp nhà nước lại chưa có quy định cho phép doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước phát hành loại cổ phiếu này và Luật Doanh nghiệp nhà nước sửa đổi đang dự thảo cũng chưa tính đến trường hợp này. Như vậy, việc sửa đổi Luật, cho phép doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước phát hành loại cổ phiếu ưu đãi cổ tức là cần thiết và cấp bách đối với Dự thảo sửa đổi Luật Doanh nghiệp nhà nước.

2. Tăng vốn tự có của NHTMNN bằng biện pháp phát hành cổ phiếu thường, thông qua Thị trường Chứng khoán:

Theo Luật Các tổ chức tín dụng, hiện nay, các NHCP phải có vốn cổ phần của DNNN. Sự bắt buộc này của Luật làm cho việc tăng vốn của NHTMCP gặp rất nhiều khó khăn, phức tạp vì:

+ Các NHTMNN có vốn tự có rất hạn chế, nên chỉ có một số ít NHTMNN tham gia vốn với NHCP và vì mục tiêu an toàn hệ thống, nên lượng vốn tham gia cũng rất ít. Đối với các DNNN ngoài hệ thống NH, việc tham gia vốn với các NHTMCP càng bị hạn chế hơn vì các DNNN hiện nay chiếm trên 90% là DNVVN, vốn tự có rất mỏng nên việc tham gia vốn cổ phần với NHTMCP lại càng khó khăn và ít khả thi hơn.

+ Các NHTMCP chưa có NH nào tham gia phát hành và niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, vì vậy không có cơ hội tiếp cận rộng rãi với các nhà đầu tư.

Theo chúng tôi, trên cơ sở các đặc điểm, các hạn chế nêu trên, để có thể mở rộng khả năng tăng vốn cho NHTMCP thì cần phải bổ sung, sửa đổi Luật Các tổ chức tín dụng, cho phép các NHTMCP tăng vốn dưới hình thức phát hành cổ phiếu thường, không nhất thiết phải có cổ đông là doanh nghiệp nhà nước. Trước mắt, có thể sử dụng  các giải pháp sau:

                  Bổ sung vào việc phát hành cổ phiếu. Có thể cho phép phát hành 2 loại cổ phiếu là loại cổ phiếu niêm yết và loại cổ phiếu không niêm yết.

                + Phát hành cổ phiếu niêm yết ( Phát hành qua TTGDCK): Trong giai đoạn năm 2004-2005, chỉ nên lựa chọn một số NHTMCP đã qua giai đoạn chấn chỉnh, củng cố đạt tiêu chuẩn nhóm A ( nhóm cao nhất) để niêm yết cổ phiếu trên TTCK. Các NHTMCP chưa đạt tiêu chuẩn nhóm A thì tiếp tục củng cố và sẽ niêm yết sau năm 2005.

                + Phát hành cổ phiếu chưa đủ tiêu chuẩn niêm yết: Cho phép các NHTMCP chưa đủ tiêu chuẩn niêm yết, song có tình hình tài chính lành mạnh ( đánh giá qua kiểm toán) có thể phát hành cổ phiếu trên thị trường không tập trung với tiêu chuẩn ưu tiên để tăng lượng vốn tự có.

                Mục tiêu đặt ra cho các NHTM CP để có năng lực tối thiểu tham gia cạnh tranh trên thị trường khi hội nhập là: Quy mô vốn đến năm 2005 phải đạt gấp đôi mức vốn bình quân ở thời điểm hiện nay, tức là phải đạt tối thiểu  20 triệu USD (tương đương 300 tỷ VNĐ)/ 1 ngân hàng.

Chỉ có tăng vốn tự có thông qua con đường phát hành cổ phiếu, các NHTMNN mới có thể phá bỏ được thế bế tắc trong việc tăng vốn tự có hiện đang tồn tại, thông qua con đường phát hành trái phiếu đặc biệt của Chính phủ, đồng thời cũng tạo ra khả năng tăng vốn không hạn chế cho NHTMNN. Nếu không sử dụng giải pháp tăng vốn thông qua phát hành cổ phiếu, mà chỉ sử dụng giải pháp phát hành trái phiếu như hiện nay, thì các NHTMNN sẽ gặp phải hàng loạt các vấn đề nan giải sau:

+ Thực trạng tốc độ tăng trưởng tín dụng cao hơn tốc độ tăng vốn tự có như hiện nay, làm các NHTMNN đều lâm vào  tình trạng mất an toàn do hệ số an toàn vốn (HSATV) quá thấp - hiện nay, HSATV của các NHTMNN chỉ đạt tối đa khoảng 5%, trong khi HSATV theo quy ước quốc tế tối thiểu phải đạt 8%. Thống kê qua các năm từ 1995 đến nay (Chưa tính tới tình trạng tăng trưởng tín dụng quá nóng của năm 2002 và 2003) cho thấy, dư nợ tín dụng bình quân của các NHTMNN tăng hàng năm là 20%, trong khi HSATV chỉ tăng bình quân tối đa khoảng 5% là một chênh lệch quá lớn, phản ánh mức độ mất an toàn nghiêm trọng. Nếu muốn đạt hệ số an toàn về vốn các NHTM không chỉ phải tăng tốc độ huy động vốn tự có, mà còn phải ngay lập tức ngừng cho vay.

+ Nếu chỉ tăng vốn tự có cho các NHTMNN thông qua con đường phát hành trái phiếu đặc biệt của Chính phủ, thì bản chất chỉ là tăng vốn trên danh nghĩa, còn về lâu dài sẽ là gánh nặng cho NHNN, vì cuối cùng, cũng chỉ bằng con đường phát hành để bù đắp thâm hụt NSNN, khi trái phiếu đặc biệt đến hạn thanh toán sau này.

+ Khi hội nhập kinh tế quốc tế, các chuẩn mực giám sát ngân hàng sẽ được áp dụng rộng rãi và bình đẳng, không còn lý do gì để các NHTMNN Việt Nam nằm ngoài đối tượng giám sát của hệ thống chuẩn mực. Nếu không nâng cao HSATV ngang với chuẩn mực thế giới đang áp dụng, thì các NHTMNNVN sẽ dễ dàng bị loại khỏi cuộc chơi, việc mất thị phần là đương nhiên.

+ Nếu nhường thị phần cho các đối thủ nước ngoài đang hoạt động tại thị trường Việt Nam và hoạt động đúng với năng lực của mình trong hệ thống giám sát quốc tế, thì NHTMNN không còn giữ được vai trò chủ lực, chủ đạo, như định hướng chiến lược phát triển kinh tế của đất nước mà Đảng và Nhà nước đã vạch ra.

Như vậy, giải pháp cho phép NHTMNN được phát hành hai loại cổ phiếu (cổ phiếu ưu đãi và cổ phiếu thường) ngay trong những năm 2004 – 2005, theo phương án đã nêu là cần thiết và cấp bách, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTMVN khi bước vào hội nhập kinh tế quốc tế.

 

3. Khuyến khích các NH liên doanh bổ sung vốn tự có:

Các NH liên doanh hiện nay không phải là NHCP nên không thể phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ. Muốn tăng vốn điều lệ, NH liên doanh chỉ có thể dựa vào các nguồn sau:

                + Nguồn do các NH tham gia liên doanh chấp nhận bổ sung thêm.

                + Nguồn do lợi nhuận tích luỹ được, nhưng không chia mà bổ sung vốn tự có.

                Các NHTMVN tham gia liên doanh phải có quan điểm phải nắm giữ cổ phần đủ lớn để bình đẳng với các đối tác nước ngoài trong liên doanh. Để tranh thủ nguồn vốn đầu tư dài hạn từ nước ngoài, cần có biện pháp tăng vốn theo hình thức bổ sung thêm của các bên liên doanh, nhằm tăng năng lực tài chính của các NH liên doanh nói riêng và hệ thống NHVN nói chung. Song song với tăng vốn theo nguồn thứ nhất cũng cần khuyến khích tăng vốn điều lệ của NH liên doanh theo nguồn thứ hai, vì biện pháp này có tính khả thi cao, do hầu hết các NH liên doanh hoạt động đều có lợi nhuận.

                Trong giai đoạn 2004-2005, mục tiêu tăng quy mô tài chính đối với các NH liên doanh là đạt 20 triệu USD/1 NH. Để đạt được điều này, ngoài sự tự nguyện tăng quy mô vốn tự có của NH liên doanh, Nhà nước cần có biện pháp hỗ trợ về mặt chính sách (Chính sách vốn pháp định, chính sách thuế, chính sách chuyển lợi nhuận về nước của bên đối tác nước ngoài...)

                Với một số đề xuất giải pháp cụ thể về tăng quy mô vốn tự có cho các NHTMVN khi tham gia quá trình hội nhập, hy vọng nếu được thực thi sẽ cải thiện đáng kể năng lực tài chính của các NHTM ở thời điểm năm 2005. Điều này sẽ là động lực quan trọng, bước đi cần thiết trong chiến lược tổng thể để tăng khả năng cạnh tranh cho các NHTMVN. Và tất nhiên sau năm 2005, cần phải tiếp tục có giải pháp mạnh mẽ hơn để hệ thống NHTMVN có đủ năng lực cạnh tranh trong thị trường mở cửa có sự tham gia của các NHTM từ các quốc gia thành viên của WTO./.

  • Tags: