Nắng nóng đẩy giá điện tăng vọt khắp châu Âu

Nắng nóng đang đẩy giá điện tăng cao trên khắp châu Âu, trở thành một trong những nguyên nhân khiến chi phí điện tăng cao trong mùa hè này.

Thời tiết nóng cực đoan đã làm tăng sức mua đối với các thiết bị làm mát đúng vào  thời điểm sức tiêu dùng đã tăng cao khi thế giới đang dần thoát khỏi đại dịch.  Giá bán điện tại Tây Ban Nha tăng cao kỷ lục, trong khi giá điện ở Anh tăng đến ngày thứ năm liên tiếp, chuỗi tăng dài nhất trong hơn một tháng, còn giá tại Đức giá điện đã cao gấp đôi mức trung bình theo mùa trong năm năm.

Giá điện ở châu Âu vốn đã tăng cao do nhu cầu trở lại mức trước đại dịch, đúng vào vào thời điểm chi phí sản xuất điện trở nên ngày càng đắt đỏ. Chi phí cho khí đốt tự nhiên và than - được sử dụng để sản xuất điện - đã tăng vọt trong năm nay và nguồn cung từ các nguồn năng lượng tái tạo như điện gió đã giảm xuống.

giá điện châu Âu
Thống kê nhu cầu thiết bị làm mát tác động tới giá điện tại Tây Ban Nha

Hans van Cleef, chuyên gia kinh tế tại ABN Amro Bank NV, cho biết: “Nhu cầu làm mát gia tăng đang đẩy giá điện lên cao tại  phần lớn châu Âu. Nhu cầu điện gia tăng cùng với việc giảm công suất điện gió và giá hàng hóa cao, sẽ khiến áp lực tăng giá càng mạnh hơn."

Theo dự báo của Maxar Technologies, Tây Âu sẽ phải đối mặt với nhiệt độ cao trên mức bình thường trong phần lớn tuần này. Tại Vương quốc Anh, Met Office đã đưa ra cảnh báo nhiệt độ cực đoan đầu tiên, với nhiệt độ có thể lên tới 33 độ C (91 độ F) ở các vùng phía Tây của đất nước.

Tại thị trường Tây Ban Nha, giá điện cho ngày trong tuần cuối tháng 7 đã tăng 4,7% lên 106,57 euro (125 USD) một megawatt giờ, mức cao nhất mọi thời đại, theo dữ liệu từ sàn giao dịch năng lượng Iberia OMIE. Tại Vương quốc Anh, giá đã tăng 3,9% lên 98,47 bảng Anh ($ 134) một megawatt giờ trong phiên đấu giá hàng ngày của N2EX. Giá điện ngày kế tiếp tại của Đức giảm 1,9% xuống 89,99 euro sau khi vừa tăng trên 100 euro vào đầu tháng.

Chi phí điện đã tăng cao khi châu Âu thắt chặt chính sách khí hậu để đáp ứng mục tiêu đến năm 2030 cắt giảm được ít nhất 55% lượng khí nhà kính so với mức năm 1990. Điều này làm tăng giá giấy phép phát thải carbon. Giá khí đốt tự nhiên cũng tăng vọt sau một mùa đông khắc nghiệt khiến các kho dự trữ trên khắp châu Âu dần cạn kiệt.

Đăng Huy