Nghiên cứu nâng cao hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn thành phố Hà Nội

Lưu Thị Anh (Lớp K4CH1QK21 - Trường Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải), Nguyễn Hữu Chinh (Lớp K4CH2QK21 - Trường Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải)

Tóm tắt:

Tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả ngày càng phức tạp và có xu hướng gia tăng về quy mô, chủng loại hàng hóa. Thông tin, tuyên truyền về phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tới các cấp chính quyền, đoàn thể, tổ chức, doanh nghiệp và quần chúng nhân dân là một trong những giải pháp có ý nghĩa quan trọng trong công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Do đó, bài viết này tập đề cập đến nội dung nghiên cứu nâng cao hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Từ khóa: Tuyên truyền, buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, thành phố Hà Nội.

1. Đặt vấn đề

Buôn lậu và gian lận thương mại và hàng giả là một trong những mặt trái của nền kinh tế thị trường, ảnh hưởng nghiêm trọng và gây cản trở cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đe dọa sự cạnh tranh lành mạnh cũng như lợi ích hợp pháp giữa các chủ thể trong nền kinh tế.

Tệ nạn buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả ở nước ta trong những năm gần đây diễn biến phức tạp, mang tính thời sự và có xu hướng gia tăng về quy mô, chủng loại hàng hóa, thủ đoạn ngày càng tinh vi, phức tạp, gây trở ngại cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Hà Nội là một trong những địa bàn lớn nhất của cả nước, về sản xuất hàng giả, là điểm trung chuyển lớn hàng lậu, hàng cấm. Các loại hàng hóa này được vận chuyển theo các đường dây ổ nhóm, có cấu kết từ các tỉnh biên giới vào tiêu thụ trên địa bàn Hà Nội với phương thức, thủ đoạn đa dạng bằng các hình thức vận tải, như: đường bộ, trên các tuyến đường sắt Hà Nội - Đồng Đăng, Hà Nội - Biên Hòa, đường hàng không, đường biển vận chuyển bằng các container từ Hải Phòng về các cảng cạn ICD Gia Thụy, ICD Mỹ Đình,…

Bên cạnh việc theo dõi, kiểm tra, xử lý các vụ việc liên quan đến buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả thì công tác thông tin, tuyên truyền về phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tới các cấp chính quyền, đoàn thể, tổ chức, doanh nghiệp và quần chúng nhân dân có ý nghĩa vô cùng thiết thực.

2. Tình hình kiểm tra, kiểm soát thị trường trên địa bàn thành phố Hà Nội từ năm 2015 cho đến nay

Hàng hóa nhập lậu trên địa bàn thành phố Hà Nội chủ yếu là hàng tiêu dùng, nhất là các mặt hàng thiết yếu, như: quần áo, đồ gia dụng, điện tử, điện lạnh, lương thực, thực phẩm,... Tình hình sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ được các đối tượng tập trung làm giả chủ yếu là thực phẩm, thực phẩm chức năng, quần áo, đồ gia dụng, hàng tiêu dùng,… (Bảng 1)

Bảng 1. Kết quả kiểm tra, kiểm soát của Cục QLTT Hà Nội giai đoạn 2015 - 2019

ĐVT: Tỷ đồng

TT

Nội dung

Năm

2015

2016

2017

2018

2019

1.

Phạt hành chính

45,185

53,132

56,079

55,427

49

2.

Trị giá hàng tịch thu

21,404

22,438

30,122

25,311

20,9

3.

Trị giá hàng tiêu hủy

38,508

60,797

38,068

44,541

35,9

4.

Trị giá hàng tái xuất, chuyển đổi mục đích sử dụng hoặc loại bỏ yếu tố vi phạm

8,753

1,310

3,389

 

Tổng cộng

113,850

138,677

127,658

125,279

108,5

Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp

Hàng nhập lậu vẫn được vận chuyển theo các đường dây có cấu kết từ các tỉnh biên giới vào tiêu thụ trong nội địa và Hà Nội với sự thay đổi về phương thức, thủ đoạn, tuyến đường và phương tiện vận chuyển,... để trốn tránh việc kiểm tra, kiểm soát của các lực lượng chức năng.

Hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đã và đang làm ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chân chính trên địa bàn thành phố. Hàng giả được một số cơ sở trong nước mua các loại nguyên, phụ liệu giá rẻ, không rõ chất lượng, nguồn gốc và bao bì, nhãn mác nhái các thương hiệu sau đó tổ chức sản xuất, đóng gói thủ công hoặc sử dụng dây chuyền, máy móc thô sơ để gia công, pha trộn, dán nhãn và cung cấp đưa ra thị trường tiêu thụ. Đặc biệt, các loại hàng hóa đã được thị trường chấp nhận, hàng hóa có nhãn hiệu nổi tiếng như: quần áo, giày dép nhãn hiệu Nike, Adidas, Lacoste...; hàng thời trang: Louis Vuitton (LV), Gucci...; nước hoa, hóa mỹ phẩm Lancome, điện thoại di động Samsung, Apple,... được đặt làm giả từ nước ngoài (chủ yếu từ Trung Quốc) rồi nhập lậu đưa vào Việt Nam tiêu thụ. (Bảng 2)

Bảng 2. Kết quả kiểm tra, xử lý trong công tác đấu tranh chống buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu của Cục QLTT Hà Nội giai đoạn 2015 - 2019

ĐVT: Tỷ đồng

TT

Nội dung

Năm

2015

2016

2017

2018

2019

1.

Hàng cấm, hàng nhập lậu

 

 

 

 

 

1a.

Hàng cấm

Thống kê chung với hàng nhập lậu

 

 

 

 

Số vụ

 

 

203

144

110

 

Phạt hành chính

 

 

1,21

1,25

0,45

 

Hàng vi phạm

 

 

2,69

3,5

0,15

1b.

Hàng nhập lậu

 

 

 

 

 

 

Số vụ

1.537

1.667

1.636

1.733

2.260

 

Phạt hành chính

12,84

15,62

14,21

13,74

14,63

 

Hàng vi phạm

44,27

49,15

43,76

33,85

34,9

2

Sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng vi phạm SHTT

 

 

 

 

 

 

Số vụ

1.093

1.138

1.558

1.535

1.439

 

Phạt hành chính

8,647

9,637

13,33

14,48

13,02

 

Hàng vi phạm

9,846

12,73

10,21

14,00

14,7

Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp

Ngoài ra, trên địa bàn Thành phố vẫn còn tình trạng các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, đặc biệt các cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ, các làng nghề sản xuất các mặt hàng rượu, sản phẩm chế biến bột và tinh bột, các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống,... sử dụng thực phẩm hết hạn sử dụng, hàng hóa bán không đúng với công bố chất lượng, không tem, nhãn mác, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo quy định vệ sinh an toàn thực phẩm.

Cụ thể, số vụ kiểm tra và xử lý vi phạm lên đến chục nghìn vụ, có giá trị hàng trăm tỷ đồng, trong đó phạt hành chính và giá trị hàng tiêu hủy, tái xuất luôn chiếm tỷ trọng cao. Đặc biệt, từ năm 2018 đến nay, có hàng chục vụ chuyển công an khởi tố. (Bảng 3)

Bảng 3. Số vụ kiểm tra, xử lý vi phạm của Cục QLTT Hà Nội giai đoạn 2015 - 2019

TT

Nội dung

Năm

2015

2016

2017

2018

2019

1

Số vụ kiểm tra

8.507

9.157

9.973

9.245

8524

2

Số vụ xử lý vi phạm

8.020

8.437

9.216

8.699

3

Số vụ chuyển công an khởi tố

 

 

 

14

11

Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp

3. Thực trạng công tác thông tin, tuyên truyền đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn thành phố Hà Nội

Quản lý nhà nước trong lĩnh vực thông tin và truyền thông cũng như bất kỳ dạng quản lý công vụ của bộ máy hành pháp, mang tính quyền lực, tính tổ chức cao, được điều chỉnh bằng pháp luật, vừa mang tính phổ biến, vừa mang tính đặc thù quản lý ngành.

Hàng năm, BCĐ 389 thành phố chỉ đạo Cục Quản lý thị trường phối hợp với Sở Thông tin truyền thông Hà Nội trong công tác thông tin, tuyên truyền đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn thành phố Hà Nội. Công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn pháp luật, ký cam kết không kinh doanh hàng lậu, hàng giả và vi phạm quyền sở hữu trí tuệ được Cục QLTT tiếp tục triển khai sâu rộng, đồng bộ trong toàn lực lượng; kịp thời đưa nhiều tin bài về hoạt động của quản lý thị trường trên các phương tiện thông tin đại chúng qua đó nâng cao vai trò của lực lượng quản lý thị trường trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Riêng trong năm 2019, công tác tuyên truyền được thực hiện bởi 4 đài truyền hình để sản xuất 30 tin và 44 phóng sự phát trên đài; 6 báo sản xuất 92 tin và 35 bài đăng trên các báo nhằm thông tin tuyên truyền rộng rãi đến người dân về kết quả đấu tranh chống buôn lậu, hàng cấm, hàng giả, vi phạm ATTP và gian lận thương mại.

Công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật hàng năm cũng được Cục QLTT duy trì thường xuyên. Cục QLTT đã chỉ đạo các Đội QLTT phối hợp với các lực lượng chức năng trên địa bàn tập trung tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong kinh doanh thương mại tới các doanh nghiệp và người dân trên địa bàn Thành phố.

Ngoài ra, các đội QLTT còn phối hợp với các cơ quan địa phương phát tờ rơi, áp phích và phát thanh trên hệ thống loa truyền thanh các phường, xã, các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn về công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Chi cục QLLT Hà Nội với vai trò là Cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo 389 Thành phố đã chỉ đạo Ban chỉ đạo 389 các quận, huyện, thị xã triển khai việc tổ chức cho các doanh nghiệp, hộ kinh doanh trên địa bàn Thành phố ký cam kết không vận chuyển, tàng trữ, kinh doanh hàng lậu, hàng cấm, sản xuất kinh doanh hàng giả và gian lận thương mại, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm an toàn thực phẩm.

4. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn thành phố Hà Nội

4.1. Giải pháp bố trí cán bộ chuyên trách làm công tác thông tin, tuyên truyền

Hàng năm, Cục QLTT Hà Nội đã tổ chức kiểm tra, sát hạch về chuyên môn, nghiệp vụ của công chức trong toàn lực lượng; cử công chức tham gia các lớp học: Trung cấp lý luận chính trị; Tin học Ứng dụng CNTTCB, bồi dưỡng kiểm soát viên thị trường, tổ chức các lớp tập huấn thông tư, nghị định của Chính phủ có liên quan. Tuy nhiên, hiện nay, Cục QLTT Hà Nội không có cán bộ chuyên trách thực hiện công tác tuyên truyền mà các hoạt động này là do Cục phối hợp với Sở Thông tin truyền thông. Vì vậy, Cục QLTT Hà Nội nên bố trí một số cán bộ chuyên trách làm công tác truyền thông, chịu trách nhiệm phối hợp với Sở Thông tin truyền thông, đồng thời chỉ đạo và thực hiện công tác này tới từng khu vực, địa bàn.

Các cán bộ truyền thông này cần đảm bảo yêu cầu sau:

- Phải bảo đảm bám sát các văn bản luật có liên quan, nâng cao trách nhiệm xã hội, đáp ứng nhu cầu thông tin của xã hội tốt hơn.

- Căn cứ vào đặc điểm địa bàn để có những hoạt động truyền thông phù hợp, hiệu quả. Đối với những địa bàn là điểm nóng của hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại thì phải có những hình thức và phương pháp truyền thông khác với các địa bàn còn lại.

- Tùy thuộc vào thời điểm trong năm: Những thời điểm mà hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại gia tăng thì công tác truyền thông phải thực hiện đón đầu trước những thời điểm này ra sao.

- Phát triển công nghệ thông tin và truyền thông phải đi đôi với quản lý chặt chẽ, có hiệu quả toàn bộ hệ thống cũng như trên từng địa bàn.

4.2. Giải pháp tuyên truyền nâng cao nhận thức của quần chúng nhân dân về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Bên cạnh vai trò chủ công của lực lượng chức năng, quần chúng nhân dân chính là một trong những nhân tố quan trọng hàng đầu trong cuộc chiến chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn cả nước nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng. Vì thế, công tác tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao nhận thức, ý thức của người dân về ý nghĩa, mục đích, yêu cầu của công tác chống buôn bán hàng cấm, hàng giả, buôn lậu và gian lận thương mại, xác định công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên và lâu dài.

Nâng cao nhận thức của quần chúng nhân dân về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả để mọi người đều biết tác hại của buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đối với nền kinh tế, để toàn dân hiểu và không tiếp tay cho các đối tượng buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, tích cực tham gia tố giác các hành vi vi phạm của các đối tượng. 

4.3. Giải pháp đa dạng hóa các hình thức và phương pháp tuyên truyền

Việc đa dạng hóa các hình thức và phương pháp tuyên truyền sẽ giúp chuyển những văn bản pháp luật vốn khô khan, kế hoạch chỉ đạo của các đơn vị chức năng đến gần hơn với quần chúng nhân dân; mang lại những hiệu quả thực chất, tạo bước chuyển rõ nét trong nhận thức và hành động của nhân dân trên địa bàn thành phố Hà Nội. Ở các thời gian khác nhau trong năm, các đơn vị chức năng phối hợp thực hiện các hình thức và kênh tuyên truyền sao cho phù hợp, hiệu quả. Kết hợp các hình thức tuyên truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng: báo, đài, ti vi,… và còn thông qua các kênh mạng xã hội, các trang mạng xã hội được nhiều người sử dụng, thông qua việc phát tờ rơi vào những tháng cao điểm buôn lậu để gia tăng hiệu quả của công tác tuyên truyền.

Ngoài ra, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tuyên truyền đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tăng nhằm cường thu thập thông tin, nắm bắt tình hình địa bàn. Tăng cường kết nối, tiếp nhận, xử lý các thông tin do người dân, tổ chức, doanh nghiệp phản hồi liên quan đến tình hình buôn lậu, gian lận thương mại thông qua các đường dây nóng,…

5. Kết luận

Nghiên cứu đã tổng quan về tình hình kiểm tra, kiểm soát thị trường trên địa bàn thành phố Hà Nội; đánh giá được thực trạng và đề xuất được giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn thành phố Hà Nội. Trong điều kiện diễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng về quy mô, chủng loại hàng hóa, hình thức thể hiện của tệ nạn buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, nghiên cứu này có ý nghĩa thiết thực trong công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn Thành phố.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

  1. Chính phủ (2013), Nghị định số185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
  2. Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội (2015), Báo cáo kết quả công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường năm 2015, phương hướng nhiệm vụ năm 2016..
  3. Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội (2016), Báo cáo kết quả công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường năm 2016, phương hướng nhiệm vụ năm 2017.
  4. Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội (2017), Báo cáo kết quả công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường năm 2017, phương hướng nhiệm vụ năm 2018..
  5. Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội (2018), Báo cáo kết quả công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường năm 2018, phương hướng nhiệm vụ năm 2019, Cục Quản lý thị trường Hà Nội.
  6. Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội (2019), Báo cáo kết quả công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường năm 2019, phương hướng nhiệm vụ năm 2020.
  7. Cục Quản lý thị trường (2011), Sổ tay chống buôn lậu tại Việt Nam, NXB Thông tin và Truyền thông, TP. Hồ Chí Minh.

IMPROVING THE EFFECTIVENESS OF COMMUNICATIONS AND PROPAGANDA ACTIVITIES ON THE PREVENTION AND FIGHT AGAINST SMUGGLING, TRADE FRAUD AND COUNTERFEIT GOODS IN HANOI

Luu Thi Anh

K4CH1QK21 Class, University of Transport Technology

Nguyen Huu Chinh

K4CH1QK21 Class, University of Transport Technology

Abstract:

Smuggling, trade fraud and counterfeit goods issues have become increasingly complicated. Communications and propaganda activities on the prevention and fight against smuggling, trade fraud and counterfeit goods is one of the most important solutions for preventing and controlling smuggling, trade fraud and counterfeit goods. This article is to improve the effectiveness of communications and propaganda activities on the prevention and fight against smuggling, trade fraud and counterfeit goods in Hanoi.

Keywords: Propaganda, smuggling, trade fraud, counterfeit goods, Hanoi.

[Tạp chí Công Thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, Số 19, tháng 8 năm 2020]