Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định thành lập doanh nghiệp của các hộ kinh doanh tại tỉnh Vĩnh Long

THS. LÊ TUẤN MÃNH - THS. TRẦN THỊ ÁNH HỒNG - TRẦN THỊ HỒNG CÚC - NGUYỄN THỊ DIỄM (Phân hiệu Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh tại tỉnh Vĩnh Long)

TÓM TẮT:

Bài viết sử dụng mô hình hồi quy binary logistic với dữ liệu thu thập từ 200 hộ kinh doanh thuộc 7 huyện và 01 thành phố, kết quả đã tìm ra 10 nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chuyển đổi từ hộ kinh doanh cá thể lên doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh việc chuyển đổi thành doanh nghiệp của hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long trong thời gian tới.

Từ khóa: doanh nghiệp, hộ kinh doanh, tỉnh Vĩnh Long.

1. Đặt vấn đề

Trong thời gian qua, Việt Nam thực hiện đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế, nâng cao chất lượng tăng trưởng, phát triển theo chiều sâu dựa trên tri thức đổi mới, sáng tạo, khoa học và công nghệ cao, trong đó doanh nghiệp (DN), nhất là DN tư nhân là động lực nâng cao sức cạnh tranh và tính tự chủ của nền kinh tế. Tính đến ngày 31/12/2020, cả nước có gần 835.910 DN đang hoạt động, trong đó có các DN có quy mô lớn, nguồn lực mạnh. Bên cạnh đó, số lượng HKD đang hoạt động lớn hơn rất nhiều có khoảng 5 triệu HKD, đây được xem là đối tượng chính để phát triển thêm số lượng DN.

Tính đến tháng 6/2020, Vĩnh Long có 2.529 doanh nghiệp đang hoạt động, hơn 12.448 HKD thuộc diện nộp thuế. Thời gian qua, cơ quan quản lý nhà nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho HKD chuyển đổi lên DN, tuy nhiên số lượng hộ kinh doanh trên địa bàn chuyển đổi lên doanh nghiệp là rất ít. Nghiên cứu sẽ phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định thành lập DN của các HKD, nhằm đưa ra giải pháp đẩy mạnh việc chuyển đổi thành doanh nghiệp của Hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.

2. Mô hình nghiên cứu

Tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu đề xuất của đề tài (Hình 1) dựa trên sự kế thừa những nghiên cứu trước. Nghiên cứu của Li & cộng sự (2006) cho thấy môi trường pháp lý có ảnh hưởng rất lớn đến việc một cá nhân muốn mở DN; Bastie & cộng sự (2013) kết luận mối quan hệ giữa DN với các chủ thể trong xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến việc một cá nhân muốn mở DN; Cling & cộng sự (2013) những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi đăng ký DN bao gồm: Kích cỡ DN, doanh thu và lợi nhuận; Gabriel & Felipe (2014) cho rằng quy mô lao động và đặc điểm ngành kinh doanh có tác động đến việc lựa chọn loại hình DN; Trương Quang Thái và cộng sự (2016); Nguyễn Minh Hà & Mai Xuân Khánh (2017) chỉ ra rằng đặc điểm của chủ DN và đặc điểm của DN đều có ảnh hưởng đến việc quyết định lựa chọn loại hình DN để đăng ký kinh doanh.

3. Phương pháp nghiên cứu

Nhóm tác giả phỏng vấn trực tiếp các HKD theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản theo xác suất từ dữ liệu của Cục Thuế tỉnh Vĩnh Long. Sau đó, nhóm tác giả sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để kiểm định độ tin cậy của thang đo Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA và sử dụng mô hình hồi quy Binary Logistic để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định thành lập DN của các HKD tại tỉnh Vĩnh Long.

Các giai đoạn được thực hiện theo các bước cụ thể như sau:

Bước 1: Thiết kế dàn bài thảo luận tiến hành thu thập ý kiến của các chuyên gia (cán bộ quản lý thuế) thông qua việc thảo luận nhóm giữa các thành viên thực hiện đề tài và cán bộ quản lý thuế tại một số Chi cục Thuế trong tỉnh.

Bước 2: Khảo sát thử 20 hộ kinh doanh nhằm kiểm tra tính phù hợp của phiếu khảo sát. Điều chỉnh phiếu khảo sát cho phù hợp.

Bước 3: Tiến hành khảo sát chính thức các hộ kinh doanh cá thể đạt các tiêu chí có thể chuyển thành doanh nghiệp do Cục Thuế tỉnh Vĩnh Long cung cấp.

Bước 4: Kiểm tra, xử lý, làm sạch mẫu khảo sát. Có 215 phiếu được nhóm tác giả thu về trong quá trình khảo sát, trong đó loại bỏ 15 phiếu không hợp lệ, còn lại 200 phiếu hợp lệ với đầy đủ dữ liệu.

Bước 5: Nhập và phân tích dữ liệu trên phần mềm  SPSS 20.0.

4. Kết quả phân tích

4.1. Đặc điểm mẫu khảo sát

Bảng 1. Mô tả mẫu nghiên cứu

Đặc điểm

Số quan sát  (chủ hộ)

Tỷ lệ (%)

Giới tính

 

 

Nữ

Nam

102

98

51

49

Độ tuổi

 

 

Dưới 40

Từ 40 - 50

trên 50 trở lên

65

66

69

32,5

33,0

34,5

Năm hoạt động

 

 

Dưới 10 năm

Từ 10 – 15 năm

Trên 15 năm

77

69

55

38,5

34,5

27,0

Số lao động

 

 

Dưới 10

Trên 10

136

64

68,0

32,0

Doanh thu

 

 

Dưới 3 tỷ

Từ 3 – 4 tỷ

Trên 4 tỷ

12

93

95

6,0

46,5

47,5

Tài sản

 

 

Dưới 5 tỷ

Từ 5 – 10 tỷ

Trên 10 tỷ

56

102

42

28,0

51,0

21,0

Trình độ học vấn

 

 

Tốt nghiệp 12 trở xuống

Trung cấp, cao đẳng

Đại học, sau đại học

85

91

24

42,5

45,5

12,0

Nguồn: Nghiên cứu của tác giả

Qua Bảng 1 cho thấy trong tổng số 200 HKD được điều tra thì tỷ lệ nam/nữ là tương đương nhau. Các chủ hộ là nam chiếm 49% tương ứng với 98 hộ và chủ HKD là nữ với 51%. Kết quả cũng cho thấy phần lớn chủ HKD có độ tuổi trên 40 tuổi chiếm tỷ lệ lớn trong mẫu điều tra với 67,5%, còn lại là chủ hộ dưới 40 tuổi chiếm tỷ lệ 32,5%. HKD hoạt động dưới 10 năm chiếm tỷ trọng tương đối cao 38,5% tương ứng với 77 hộ và số năm hoạt động trung bình của 200 HKD được khảo sát là trên 12 năm. Số lượng lao động làm việc tại các HKD tại địa bàn tỉnh Vĩnh Long dưới 10 lao động là khá cao với 136 hộ chiếm 68%, còn lại 32% HKD sử dụng trên 10 lao động, trung bình mỗi HKD sử dụng 8 lao động. Về doanh thu cho thấy số HKD có dưới 3 tỷ đồng/năm chiếm tỷ lệ rất thấp 6% tương đương với 12 hộ, đối với HKD có doanh thu trên 4 tỷ đồng/năm là 95 hộ chiếm tỷ lệ tương đối cao 47,5%.

Trung bình mỗi HKD có doanh thu là 4,463 tỷ đồng/năm. Tổng tài sản đã đầu tư vào việc SXKD của HKD từ 5 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 51% hơn phân nữa số mẫu khảo sát, số HKD có tổng tài sản đầu tư vào việc SXKD trên 10 tỷ đồng chiếm 21% tương đương 42 hộ. Bên cạnh đó, đa phần các chủ hộ có trình độ học vấn trung học phổ thông chiếm đến 70%, còn lại là các chủ hộ có học vấn từ trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng tương ứng với tỷ lệ là 29%, trong đó có 2 chủ HKD có học vấn là đại học, sau đại học.

4.2. Kết quả phân tích

Kết quả phân tích hệ số Cronch’s Alpha trong Bảng 2 cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha của các nhân tố là 0,8130> 0,6 và hệ số Cronbach’s Alpha của từng thang đo đều > 0,7. Điều này cho thấy thang đo đều đo lường tốt. Tuy nhiên, khi kiểm định hệ số tương quan biến tổng có 1 biến là chuanmuc2 bị loại khỏi mô hình nghiên cứu do có hệ số tương quan biến tổng là 0,3829 < 0,4. 

Sau khi tiến hành loại bỏ 01 biến hệ số tương quan biến tổng là 0,3829 < 0,4 trong kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha thì các biến còn lại có hệ số Cronbach’s Alpha đều > 0,7 và hệ số tương quan biến tổng > 0,4 nên đảm bảo độ tin cậy cao và được chấp nhận sử dụng trong phân tích nhân tố tiếp theo. (Bảng 2)

Bảng 2. Kết quả hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha lần 1

STT

Tên biến quan sát

Hệ số tương quan biến tổng

Hệ số Cronbach’ s Alpha

1

Tuchu1

0,6507

0,7839

2

Tuchu2

0,5023       

0,7969

3

Tuchu3

0,5520       

0,7927

4

Tuchu4

0,6507       

0,7839

5

Quanhe1

0,7102      

0,7842

6

Quanhe2

0,7562       

0,7132

7

Quanhe3

0,7102       

0,7842

8

Chuanmuc1

0,4666        

0,8207

9

Chuanmuc2

0,3829       

0,8057

10

Chuanmuc3

0,4876       

0,8050

11

Thaido1

0,4160       

0,8034

12

Thaido2

0,4160       

0,8034

13

Theche1

0,4485        

0,8318

14

Theche2

0,4113       

0,8288

 

 

 

0,8130

Nguồn: Nghiên cứu của tác giả

Kết quả phân tích nhân tố khám phá cho thấy chỉ số KMO là 0,817 > 0,5, điều này chứng tỏ dữ liệu dùng để phân tích nhân tố khám phá là hoàn toàn phù hợp và kiểm định Barlett’s là 21.644,667 với mức nghĩa (p_value) sig = 0,000<0,005, như vậy các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể và có ý nghĩa thống kê. Do đó, các biến quan sát phù hợp cho phân tích nhân tố khám phá. Tổng phương sai trích cộng dồn 84,69% và hệ số eigenvalues đối với nhân tố thứ 5 bằng 1,14768 > 1 cho thấy 5 nhóm nhân tố được rút ra giải thích được 84,69% sự biến thiên của dữ liệu ban đầu. Các biến được chia thành 5 nhân tố, hệ số tải nhân tố của tất cả các biến đều có giá trị > 0,5, có nghĩa là 13 biến này đều có ý nghĩa thực tiễn.

Kết quả phân tích mô hình hồi quy Binary Logistic các nhân tố tác động đến quyết định chuyển đổi thành DN của HKD trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long được thể hiện qua Bảng 3.

Bảng 3. Kết quả phân tích mô hình Logit

TT

Biến

Hệ số β

dy/dx

Odds ratio

Giá trị p

 

Hằng số

-7,9563

-

0,0003

0,136

1

Giới tính

-1,4872

-0,0232

0,2259

0,062

2

Tuổi

-0,0189

-0,0002

0,9812

0,610

3

Trình độ

1,8007

0,0263

0,1651

0,047

4

Năm hoạt động

0,0855

0,0012

1,0892

0,057

5

Lĩnh vực

-0,5567

     -0,0081

0,5730

0,682

6

Số lao động

0,1757

0,0025

1,1921

0,215

7

Doanh thu

0,0015

0,0000

1,0015

0,014

8

Tài sản

0,0009

0,0000

1,0990

0,012

9

Quan hệ

1,3431

0,0196

3,8311

0,076

10

Thái độ

0,2315

0,0245

1,1234 

0,021   

11

Chuẩn mực

0,5643 

0,0231

1,1881   

0,016   

12

Tự chủ

0,3407

0,0049

1,4060

0,060

13

Thể chế

1,3114

0,0341     

2,2457 

0,048   

             

Nguồn: Nghiên cứu của tác giả

Theo Bảng 3, kết quả phân tích hồi quy có 10 nhân tố tác động đến quyết định chuyển đổi thành DN của HKD trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long ở mức ý nghĩa lần lượt là 5% và 10%, trong đó, biến giới tính là yếu tố gây cản trở đến quyết định chuyển đổi thành DN của HKD trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.

Mô hình hồi quy như sau:

=

-7,9563 - 1,4872*gioitinh + 1,8007*trinhdo + 0,0855*namhd + 0,0015*doanhthu + 0,0009*taisan + 1,3431*quanhe + 0,2315*thaido + 0,5643*chuanmuc + 0,3407*tuchu + 1,3114*theche

5. Hàm ý chính sách

Từ kết quả đánh giá, phân tích ở trên nhóm tác giả có đề xuất một số hàm ý chính sách để thúc đẩy sự chuyển đổi từ HKD thành DN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long như sau:

Thứ nhất, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính tạo môi trường thông thoáng cho HKD. Thực hiện đồng bộ công tác cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế "một cửa, một cửa liên thông" nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính. Đẩy mạnh cải cách thủ tục về đăng ký DN đẩy nhanh tiến độ giải quyết hồ sơ đăng ký qua mạng điện tử. Nghiên cứu, đề xuất cắt giảm thời gian, chi phí thực hiện các thủ tục trong quy trình khởi sự kinh doanh thông qua việc tích hợp các thủ tục: đăng ký thành lập DN, đăng công bố thông tin đăng ký DN, công bố mẫu dấu, đăng ký tài khoản ngân hàng, đăng ký mã số bảo hiểm xã hội;

Thứ hai, tăng cường hỗ trợ cho HKD và DN mới chuyển đổiHỗ trợ hoàn thiện chế độ quản lý và hỗ trợ công tác kế toán; hỗ trợ xúc tiến, mở rộng thị trường; hỗ trợ nghiên cứu, chuyển giao, đổi mới công nghệ; hỗ trợ đầu tư và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý và sản xuất kinh doanh; hỗ trợ thông tin, tư vấn và pháp lý; hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho các HKD chuyển đổi thành DN; hỗ trợ chính sách thuế và tín dụng cho các HKD chuyển đổi thành DN,…

6. Kết luận

HKD có ý định thành lập DN chủ yếu là họ kỳ vọng lợi nhuận nhiều hơn, chi phí thấp hơn, nâng cao uy tín thương hiệu, dễ dàng mở rộng thị trường trong và ngoài nước, hay giảm chi phí thuế và thuận tiện hơn trong việc cung cấp hóa đơn cho khách hàng. Bên cạnh đó, sự am hiểu các thủ tục về thuế của DN, trình độ ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động sản xuất kinh doanh và khả năng điều hành bộ máy kế toán thực hiện quản lý tài chính DN theo đúng chuẩn mực và chế độ kế toán càng cao thì xác suất quyết định chuyển đổi HKD càng lớn. Nguyên nhân HKD không muốn chuyển đổi thành DN xuất phát việc chưa nắm rõ các thủ tục chuyển đổi và thủ tục về thuế của DN, dẫn đến lo sợ các thủ tục này khó khăn, phức tạp. Mặt khác, từ tâm lý an phận, ngại thay đổi, cũng là vấn đề cần quan tâm. Kết quả hồi quy cũng cho thấy khi chủ hộ là nữ có tâm lý sợ rủi ro, do đó có xu hướng lựa chọn không phát triển ở quy mô lớn hơn. Nhóm tác giả cũng đã đưa ra một số hàm ý chính sách giúp các nhà lãnh đạo có thể xây dựng giải pháp cụ thể để đẩy mạnh quá trình chuyển đổi lên DN của các HKD trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

  1. Gatewood, E. J., Shaver, K. G., & Gartner, W. B. (1995). A longitudinal study of cognitive factors influencing start-up behaviors and success at venture creation. Journal of business venturing, 10(5), 371-391.
  2. Nguyễn Minh Hà và Mai Xuân Khánh, 2017. Nghiên cứu quyết định lựa chọn loại hình kinh doanh để đầu tư: Trường hợp tại tỉnh Bình Định. Tạp chí khoa học Đại học mở TP.HCM, 54 (3), 13-24.
  3. Trương Quang Thái và cộng sự (2016). Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam: Một nghiên cứu tại tỉnh Lâm Đồng. Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương, 7, 85-88.
  4. Vũ Hoàng Nam và Đoàn Quang Hưng, 2013. Nghiên cứu các nhân tố tác động đến sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam. Tạp chí Kinh tế Đối ngoại, 57, 22-29.

Factors affecting the decision to change from business households to enterprises in Vinh Long Province

Master. Le Tuan Manh 1

Master. Tran Thi Anh Hong 1

Tran Thi Hong Cuc 1

Nguyen Thi Diem 1

1 University of Economics Ho Chi Minh City - Vinh Long Province Campus

ABSTRACT:

This paper used a binary logistic regression method to analyze data sets which are collected from 200 individual business households in 7 districs and 01 city of Vinh Long Province to determine the factors affecting the decision to change from business households to enterprises in the province. The paper finds out 10 factors affecting this decision and based on the paper’s findings, some solutions are proposed to encourage more business households in Vinh Long Province turn into enterprises in the coming time.

Keywords: enterprise, household business, Vinh Long province.

[Tạp chí Công Thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, Số 10, tháng 5 năm 2021]