Các nước Asean ký kết hai Nghị định thư

Nhân Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 17 diễn ra tại Hà Nội, được sự ủy quyền của Chính phủ Việt Nam, ngày 28/10/2010, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng cùng các Bộ trưởng Kinh tế của 9 quốc gia th

Nghị định thư thực hiện Gói cam kết dịch vụ thứ 8: Gói cam kết dịch vụ ASEAN thứ 8 đã đưa ra lịch trình tự do hóa đối với 15 phân ngành mới với tỷ lệ vốn góp nước ngoài tối đa là 70% với 4 ngành dịch vụ ưu tiên trong ASEAN (gồm dịch vụ y tế, du lịch, e-ASEAN, vận tải hàng không và dịch vụ tiếp vận) và thấp nhất là 51% đối với các lĩnh vực dịch vụ khác. Việc ký kết Nghị định thư này khẳng định quyết tâm của ASEAN với mục tiêu tự do hóa dịch vụ nội khối thông qua xóa bỏ hầu hết các rào cản dịch vụ, với mức độ cam kết cao hơn trong khuôn khổ Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và hợp tác để thúc đẩy liên kết sức mạnh của các doanh nghiệp trong ASEAN, cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh của các nhà cung cấp dịch vụ ASEAN

Đàm phán mở cửa thị trường dịch vụ nội khối ASEAN được các quốc gia thành viên ASEAN tiến hành trên cơ sở Hiệp định khung về dịch vụ của ASEAN (AFAS) ký năm 1995 và Nghị định thư sửa đổi AFAS ký năm 2003. Theo mục tiêu đặt ra trong Kế hoạch Tổng thể về xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN, các nước ASEAN sẽ tiến hành đàm phán 11 Gói cam kết cho đến năm 2015. Đối với mỗi Gói cam kết, các nước sẽ ký Nghị định thư thực hiện Gói cam kết và xây dựng Biểu cam kết dịch vụ của mình đáp ứng các yêu cầu đặt ra cho Gói cam kết đó.

Việc các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN ký Nghị định thư thực hiện Gói cam kết dịch vụ thứ 8 trong khuôn khổ AFAS thể hiện bước tiến quan trọng trong tiến trình tự do hóa ngành dịch vụ trong ASEAN, hướng tới hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN vào năm 2015.

Nghị định thư sửa đổi Nghị định thư về Đối xử đặc biệt với Gạo và Đường trong ASEAN: Năm 2007, Nghị định thư về Đối xử đặc biệt với Gạo và Đường được ký kết trong khuôn khổ Hiệp định về Chương trình Ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) cho Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA) nhằm mục đích cho phép một nước thành viên được miễn trừ trách nhiệm đối với các cam kết thuế quan quy định tại Hiệp định CEPT mặt hàng Gạo và Đường. Cho đến nay, hai nước Inđônêxia và Philípin đã áp dụng Nghị định thư này. Tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 14 tại Thái Lan (tháng 2/2009 ), các nước ASEAN đã ký Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) để thay thế Hiệp định CEPT/AFTA và các Hiệp định liên quan. Do Nghị định thư về Đối xử đặc biệt với Gạo và Đường năm 2007 được dẫn chiếu đến Hiệp định CEPT/AFTA, nên sau khi Hiệp định ATIGA có hiệu lực từ ngày 17/5/2010, các nước nhất trí sẽ đàm phán và ký Nghị định thư sửa đổi nhằm thay đổi nguồn dẫn chiếu các quy định trong Nghị định thư từ Hiệp định CEPT/AFTA sang Hiệp định ATIGA. 

Được xây dựng với sự tham gia của 10 quốc gia thành viên ASEAN, Nghị định thư sửa đổi Nghị định thư về Đối xử đặc biệt với Gạo và Đường trong ASEAN đã góp phần giải quyết vấn đề thủ tục, mang tính kỹ thuật và rà soát pháp lý mà các nước ASEAN buộc phải thực hiện khi Hiệp định ATIGA có hiệu lực. Việc Việt Nam tham gia ký kết Nghị định thư góp phần khẳng định nỗ lực và sự tích cực trong tiến trình hội nhập khu vực, đồng thời tạo cơ sở pháp lý để Việt Nam được yêu cầu miễn trừ trách nhiệm đối với các cam kết thuế quan về hai mặt hàng Gạo và Đường trong ASEAN trong trường hợp cần thiết.