Xưởng thực hành tại Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Công Thương Trung ương
Xưởng thực hành tại Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Công Thương Trung ương

 

Trong Kế hoạch 04,  đã phân công nhiệm vụ cụ thể đối với từng đơn vị với lộ trình phù hợp và đưa ra một số giải pháp  nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu tổng quát và các mục tiêu cụ thể của Nghị quyết số 19-NQ/TW và Nghị quyết số 08/NQ-CP.

Sau 2 năm thực hiện Kế hoạch số 04-KH/BCSĐ đã có những kết quả bước đầu được ghi nhận.

Một là, công tác thông tin, tuyên truyền đã được chú trọng: Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ phối hợp cùng Đảng uỷ, Chi ủy cùng cấp trực tiếp chỉ đạo triển khai ngay trong tháng 3 năm 2018 hoàn thành việc phổ biến, quán triệt mục tiêu, ý nghĩa, yêu cầu, nội dung nghị quyết của Trung ương, chương trình hành động của Chính phủ,  Kế hoạch số 04-KH/BCSĐ đến toàn thể đảng viên và cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của đơn vị mình; Văn phòng Bộ đã hoàn thành việc chủ trì, phối hợp với Báo Công Thương, Tạp chí Công Thương, Trung tâm Thông tin công nghiệp và thương mại, Cổng Thông tin điện tử Bộ Công Thương, Trung tâm Truyền thông – Truyền hình Công Thương và các cơ quan thông tấn báo chí đẩy mạnh công tác tuyên truyền, định hướng, tạo sự thống nhất nhận thức và hành động trong cơ quan, đơn vị, tạo sự đồng thuận của xã hội trong việc thực hiện đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế tài chính và tổ chức lại hệ thống các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ.

Hai là, công tác sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập được triển khai quyết liệt tập trung vào khối các đơn vị sự nghiệp giáo dục thuộc Bộ

Trước khi có Kế hoạch số 04-KH/BCSĐ của Ban cán sự đảng, số lượng các trường đại học và cao đẳng trực thuộc Bộ Công Thương là 35 trường, bao gồm 9 trường đại học và 01 Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Công Thương Trung ương, 25 trường cao đẳng. Trong đó, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có 6 trường cao đẳng, địa bàn tỉnh Quảng Ninh có 02 trường cao đẳng và 01 trường đại học, địa bàn tỉnh Hải Dương có 02 trường cao đẳng, địa bàn tỉnh Phú Thọ có 02 trường cao đẳng và 01 trường đại học, địa bàn thành phố Hà Nội có 02 trường cao đẳng và 03 trường đại học, địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có 03 trường cao đẳng, 02 trường đại học.

Thực hiện Kế hoạch số 04-KH/BCSĐ, Ban cán sự đảng đã ban hành Nghị quyết số 17-NQ/BCSĐ ngày 15 tháng 8 năm 2019 về sắp xếp các Trường Cao đẳng trực thuộc Bộ Công Thương trên địa bàn các tỉnh Quảng Ninh, Thái Nguyên, Hải Dương, Phú Thọ; Nghị quyết số 26 - NQ/BCSĐ ngày 17 tháng 7 năm 2020 của về chủ trương chuyển giao Trường Cao đẳng Công nghiệp Thực phẩm và Trường Cao đẳng Công Thương Phú Thọ cho Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ tiếp nhận quản lý. 

Triển khai Kế hoạch số 04-KH/BCSĐ, Nghị quyết số 17-NQ/BCSĐ, Nghị quyết số 26 - NQ/BCSĐ, Bộ Công Thương đã xây dựng các Đề án về sắp xếp các Trường Cao đẳng trực thuộc Bộ Công Thương trên địa bàn các tỉnh Quảng Ninh, Thái Nguyên, Hải Dương gửi Bộ Lao động, Thương binh và xã hội. Căn cứ các  Đề án do Bộ Công Thương xây dựng, sau khi thẩm định Bộ Lao động, Thương binh và xã hội đã ban hành các Quyết định sáp nhập các trường: Quyết định số 1945/QĐ-LĐTBXH ngày 26 tháng 12 năm 2019  của Bộ Lao động, Thương binh và xã hội về việc sáp nhập Trường Cao đẳng Công nghiệp Cẩm Phả vào trường Cao đẳng Công nghiệp Xây dựng; Quyết định số 1031/QĐ-LĐTBXH ngày 20 tháng 8 năm 2020 của Bộ Lao động, Thương binh và xã hội về việc sáp nhập Trường Cao đẳng Công Thương Thái Nguyên vào trường Cao đẳng Cơ khí-Luyện kim và đổi tên thành Trường Cao đẳng Công nghệ và Thương mại; Quyết định số 1032/QĐ-LĐTBXH ngày 20 tháng 8 năm 2020 của Bộ Lao động, Thương binh và xã hội về việc sáp nhập Trường Cao đẳng Công thương Hải Dương vào trường Cao đẳng Du lịch và Thương mại và đổi tên thành Trường Cao đẳng Du lịch và Công Thương. Ngay sau khi có các Quyết định của Bộ Lao động, Thương binh và xã hội Bộ Công Thương đã triển khai và hoàn thành các thủ tục sáp nhập các Trường. Hiện các Trường đều đã đi vào hoạt động ổn định.

Như vậy, sau khi triển khai thực hiện Kế hoạch số 04-KH/BCSĐ, số lượng các trường thuộc Bộ đã giảm 05 đơn vị. Nếu thực hiện thành công chủ trương của Ban cán sự đảng, số lượng các trường thuộc Bộ sẽ giảm thêm ít nhất 02 đơn vị, chỉ còn 26 trường đại học, cao đẳng trực thuộc.

Ba là từng bước hoàn thiện cơ chế tài chính

Sau khi triển khai thực hiện Kế hoạch số 04-KH/BCSĐ, Bộ Công Thương có 12 đơn vị đủ điều kiện tự bảo đảm toàn bộ chi thường xuyên tăng thêm 6 đơn vị so với trước, trong đó gồm 5 trường Đại học (Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh; Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP. Hồ Chí Minh; Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp; Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội; Trường Đại học Điện lực); 2 Viện (Viện Năng lượng; Viện Công nghiệp Giấy và Xenluylô); 02 đơn vị báo chí (Báo Công Thương, Tạp chí Công Thương) và 3 Trung tâm thuộc Cục: Trung tâm hỗ trợ kỹ thuật an toàn công nghiệp; Trung tâm kiểm định công nghiệp I; Trung tâm kiểm định công nghiệp II (thuộc Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp).

Bốn là nâng cao năng lực quản trị của đơn vị sự nghiệp công lập

Bộ Công Thương đã chỉ đạo triển khai thành lập Hội đồng trường ở tất cả các trường đại học và cao đẳng trực thuộc Bộ theo quy định tại Luật Giáo dục đại học, Luật Giáo dục nghề nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành theo hướng Hội đồng trường là cơ quan thực quyền cao nhất của trường đại học, cao đẳng.  Đối với các đơn vị sự nghiệp đã tự bảo đảm toàn bộ chi thường xuyên Bộ giao quyền tự chủ tối đa cho các đơn vị trong việc tự quyết định các khoản thu chi hoạt động dịch vụ theo cơ chế thị trường, khuyến khích các đơn vị đổi mới phương thức quản lý, nâng cao năng lực quản trị đơn vị, bảo đảm chặt chẽ, hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động cung ứng các dịch vụ sự nghiệp công, đáp ứng yêu cầu của xã hội. Để nâng cao năng lực quản trị của đơn vị Bộ yêu cầu rà soát, hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy bên trong từng đơn vị theo hướng tinh gọn, giảm mạnh đầu mối, bỏ cấp trung gian, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và khoa học - công nghệ tiên tiến, áp dụng các tiêu chuẩn, chuẩn mực quản trị quốc tế. Đối với 3 Trung tâm thuộc Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp: Bộ Công Thương đã có đề xuất, báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép thực hiện cổ phần hóa đối với 2 Trung tâm Kiểm định Công nghiệp I và II, trên cơ sở tính khả thi, hiệu quả của mô hình hoạt động sau khi cổ phần hóa, Bộ Công Thương sẽ xem xét, áp dụng mô hình quản trị phù hợp với Trung tâm còn lại.

Năm là nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước

Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 47/2018/TT-BCT ngày 15 tháng 11 năm 2018 quy định việc xây dựng, thẩm định và ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật về dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước áp dụng trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương.

Bộ Công Thương cũng đã ban hành Thông tư số 47/2018/TT-BCT ngày 15 tháng 11 năm 2018 Quy định việc xây dựng, thẩm định và ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật về dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước áp dụng trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương, trong đó quy định quy định các đơn vị khi ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật về dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước phải ban hành tiêu chí đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ và chất lượng dịch vụ của đơn vị sự nghiệp công lập.

Để hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn chức danh người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 4056/QĐ-BCT ngày 26 tháng 10 năm 2018 ban hành Quy định về tiêu chuẩn và quy trình công tác cán bộ của Bộ Công Thương.

Với quyết tâm chính trị cao, các định hướng, mục tiêu rõ ràng cùng với việc phân công nhiệm vụ cụ thể đối với từng đơn vị tham mưu Ban cán sự đảng Bộ Công Thương tin tưởng Bộ Công Thương sẽ hoàn thành thắng lợi mục tiêu tổng quát và các mục tiêu cụ thể của Nghị quyết số 19-NQ/TW./.