Quản lý, kiểm soát tiền chất sử dụng trong lĩnh vực công nghiệp

Trong xu thế hội nhập toàn cầu, vấn đề kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy, trong đó có công tác kiểm soát tiền chất, là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của công tác phò

Sử dụng bất hợp pháp chất ma túy nói riêng và tiền chất, bao gồm chất gây nghiện, chất hướng thần, thuốc gây nghiện và thuốc hướng thần đang là một vấn nạn nóng bỏng, không chỉ trong nội bộ của một quốc gia, mà còn là vấn đề cần được quan tâm của nhiều nước. Toàn cầu hóa đã mang lại nhiều cơ hội cho sự phát triển KT - XH, song cũng đặt ra nhiều thách thức lớn trong công cuộc đấu tranh với tệ nạn này, đặc biệt ở các nước đang phát triển. Hiện nay, mức độ nghiêm trọng từ phương thức đến thủ đoạn buôn bán, vận chuyển tiền chất ngày càng tinh vi đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý, đấu tranh ngăn chặn ma túy của các nước, trong đó có Việt Nam.
Việt Nam là một trong các quốc gia đã ký công ước quốc tế (năm 1988) về kiểm soát tiền chất. Cùng với các quốc gia khác trong khu vực, Chính phủ Việt Nam luôn xác định rõ tầm quan trọng của việc kiểm soát tiền chất trong ngành công nghiệp, đặc biệt là ngành công nghiệp hoá chất. Từ khi có Luật Phòng, chống ma tuý (12/2000), Đảng và Nhà nước đã quan tâm nhiều đến việc quản lý, kiểm soát tiền chất. Chính phủ đã có các Nghị định và các Bộ, ngành đã có các văn bản quy phạm pháp luật ban hành Danh mục các tiền chất và Quy chế quản lý, kiểm soát tiền chất.
Để cung cấp thêm những kiến thức cơ bản về công tác kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến các chất ma túy, tiền chất, Cục Hóa chất và Tạp chí Công nghiệp – Bộ Công Thương đã phối hợp sưu tầm, hệ thống hóa các văn bản pháp luật và biên soạn cuốn sách “Quản lý, kiểm soát tiền chất sử dụng trong lĩnh vực công nghiệp”.
Nội dung cuốn sách gồm 2 phần chính:
Phần 1: NHỮNG CÔNG ƯỚC, HIỆP ĐỊNH QUỐC TẾ VỀ PHÒNG CHỐNG VÀ KIỂM SOÁT MA TÚY.
Phần 2: NHỮNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ VÀ KIỂM SOÁT TIỀN CHẤT CỦA VIỆT NAM.
Ngoài ra, nội dung cuốn sách còn có các chuyên đề liên quan đến các thủ tục hành chính về cấp phép, quy định XNK, công tác quản lý, kiểm soát tiền chất của Bộ Công Thương và của các cấp, các ngành liên quan.
Cuốn sách được biên soạn với mong muốn cung cấp một cách đầy đủ và cập nhật có hệ thống các văn bản pháp luật hiện hành về kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến các chất ma túy, tiền chất, sẽ là tài liệu bổ ích cho những người quan tâm và muốn tìm hiểu các quy định của thế giới và của Việt Nam về công tác quản lý, kiểm soát tiền chất.
Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách đến bạn đọc. 


                                                                                                                        Ban Biên soạn 




                                                                          MỤC LỤC


Phần thứ nhất
NHỮNG CÔNG ƯỚC, HIỆP ĐỊNH QUỐC TẾ VỀ PHÒNG CHỐNG VÀ KIỂM SOÁT MA TÚY
 

- Quyết định số 798/QĐ-CTN của Chủ tịch nước về việc tham gia với danh nghĩa Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 3 công ước của Liên Hợp quốc về kiểm soát ma túy 
- Công ước thống nhất về chất ma túy năm 1961 (đã sửa đổi theo Nghị định thư năm 1972 sửa đổi Công ước thống nhất về các chất ma túy năm 1961) (trích)
- Công ước về các chất hướng thần năm 1971
- Công ước của Liên hợp quốc về chống buôn bán hợp pháp các chất ma túy và các chất hướng thần năm 1988 (trích) 
- Hiệp định giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ Cộng hòa Hungary về hợp tác đấu tranh chống buôn bán ma túy bất hợp pháp, tội phạm có tổ chức và khủng bố quốc tế.
- Hiệp định giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Lào về hợp tác kiểm soát ma túy, các chất hướng thần và tiền chất.
- Hiệp định giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ Vương quốc Thái Lan về hợp tác kiểm soát ma túy, các chất hướng thần và tiền chất.
- Hiệp định giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ Liên bang Nga về hợp tác kiểm soát ma túy, các chất hướng thần.


Phần thứ hai
NHỮNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ VÀ KIỂM SOÁT TIỀN CHẤT CỦA VIỆT NAM
 

- Luật số 23/2009/QH10 phòng, chống ma túy ngày 09/12/2000
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống ma túy.
- Nghị định số 67/2001/NĐ-CP ngày 01/10/2001 và Nghị định số 133/2003/NĐ-CP ngày 6/11/2003 của Chính phủ ban hành các Danh mục chất ma túy và tiền chất.
- Nghị định số 80/2001/NĐ-CP ngày 5/01/2001 của Chính phủ hướng dẫn việc kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma tuý trong nước.
- Nghị định số 58/2003/NĐ-CP ngày 29/5/2003 của Chính phủ quy định về kiểm soát nhập khẩu, xuất khẩu, vận chuyển quá cảnh lãnh thổ Việt Nam chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần.
- Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về các hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý, mua bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài.
- Nghị định số 163/2007/NĐ-CP ngày 12/11/2007 của Chính phủ về sửa tên, bổ sung, chuyển, loại bỏ một số chất thuộc Danh mục các chất ma túy và tiền chất ban hành kèm theo Nghị định số 67/2001/NĐ-CP ngày 01/10/2001 của Chính phủ.
- Quyết định số 156/2007/QĐ-TTg ngày 25/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2010” 

Chuyên đề 1: Tăng cường rà soát thủ tục hành chính về cấp giấy phép xuất nhập khẩu tiền chất sử dụng trong lĩnh vực công nghiệp
- Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương.
- Quyết định số 134/2003/QĐ-BCN ngày 25/8/2003
- Quyết định số 04/2004/QĐ-BCN ngày 7/01/2004
- Quyết định số 41/2006/QĐ-BCN ngày 01/12/2006 của Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) ban hành Danh mục và Quy chế quản lý tiền chất sử dụng trong lĩnh vực công nghiệp. 

Chuyên đề 2: Thực hiện các quy định của Nhà nước về quản lý, kiểm soát tiền chất
- Thông tư số 04/2006/TT-BTM ngày 06/4/2006 của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) hướng dẫn một số nội dung quy định tại Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006.
- Quyết định số 5041/QĐ-BCT ngày 12/10/2009 của Bộ Công Thương về việc bổ sung một số chất vào Danh mục tiền chất sử dụng trong lĩnh vực công nghiệp. 

Chuyên đề 3: Công tác phòng, chống ma túy và quản lý tiền chất hiện nay tại Bộ Công Thương
- Thông tư số 32/2006/TT-BNN ngày 8/5/2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006 của Chính phủ và Quyết định số 24/2006/QĐ-BTM ngày 15/6/2006 của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) quy định việc tạm nhập, tái xuất tinh dầu xá xị.
- Quyết định số 3047/2001/QĐ-BYT ngày 12/7/2001 ban hành Quy chế quản lý thuốc hướng tâm thần, Danh mục thuốc tâm thần, tiền chất dùng làm thuốc và Danh mục thuốc hướng tâm thần, tiền chất dùng làm thuốc ở dạng phối hợp. 

Chuyên đề 4: Để kiểm soát và quản lý tiền chất sử dụng trong công nghiệp cần có các giải pháp đồng bộ và sự phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành
  • Tags: