Những sai lầm khi cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp

Ngày 23 tháng Chạp hàng năm, mỗi gia đình lại làm mâm cỗ cúng tiễn ông Công ông Táo. Đây là ngày các Táo Quân về Thiên đình để thông báo sự việc gia đình trong năm qua với Ngọc Hoàng. Tuy nhiên, không

Quan niệm cúng ông Táo ở dưới bếp, cúng ông Công trên bàn thờ gia tiên!?

Nhiều người quan niệm, cúng ông Công và ông Táo cần phải tách biệt, cụ thể là ông Công được “ưu ái” cúng trên bàn thờ tổ tiên còn ông Táo phải về đúng vị trí là ở gian bếp. Thật ra quan niệm như vậy là sai lầm.

Cúng ông Táo trong bếp là quan niệm sai lầm (Ảnh: Internet)

Trước hết, cần phân định rõ vai trò của ông Công và ông Táo : Ông Công (Thần cai quản đất đai) và ông Táo ( Thần trông coi việc bếp núc của toàn gia đình).

Lễ cúng 23 tháng Chạp âm lịch là lễ cúng tiễn chung cả ông Công và ông Táo để các vị thần cùng về chầu trời. Ông Công – vị thần cai quản đất đai và ông Táo trông coi bếp lửa đều cần phải được thờ cúng trên bàn thờ gia tiên.

Theo chuyên gia nghiên cứu tâm linh Nguyễn Văn Dương, bếp không phải là chỗ để thờ cúng, bởi đó là nơi đun nấu có nhiều uế tạp. Chỗ thờ cúng phải sạch sẽ, trang nghiêm nhất trong nhà.

Nếu gia đình có ban thờ riêng dành cho Táo quân (đặt ở gần bếp, nhưng không phải trong bếp), ta hoàn toàn có thể thắp hương ở ban thờ này. Ta cần biết rằng, bàn thờ của mỗi gia đình bao giờ cũng phải có 3 bát hương mới đủ lệ bộ. Trong đó, bát hương ở chính giữa là để thờ Thổ công, Táo quân, tiền chủ - chính là những vị thần cai quản mảnh đất gia đình cư ngụ.

Hai bát hương hai bên mới chính là để thờ tự các bậc tiền bối, cha ông, gia tiên và tiền tổ của riêng gia đình. Cả ông Công và 3 vị Táo đều phải được thờ phụng trên ban thờ/bàn thờ chính của gia đình.

Có phải cúng trước 12 giờ ngày 23 tháng Chạp?

"Chúng ta vẫn có thể cúng sau 12 giờ ngày 23 tháng Chạp, thậm chí, do điều kiện thời gian, hoàn cảnh có thể cúng vào chiều, tối cũng không sao” – Chuyên gia Nguyễn Vĩnh Kiên chia sẻ.

Nhưng ở đây, mọi người nên chọn thời điểm tốt nhất để cúng lễ này. Theo quan niệm dân gian từ 11 giờ - 13 giờ là giờ Ngọ và đây thời điểm các thần quy tụ để chuẩn bị về trời.

Nên thời điểm đẹp nhất vẫn là tối ngày 22 và sáng ngày 23 tháng Chạp", ông Kiên nói.

Lễ vật cúng Táo Quân gồm: Mũ ông Công ba cỗ hay ba chiếc (hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà). Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ Táo bà thì không có cánh chuồn.

Nên cúng ông Công ông Táo vào tối ngày 22 hoặc sáng 23 tháng Chạp (Ảnh: Internet)

Riêng đối với gia đình có trẻ con, người ta còn cúng Táo Quân một con gà luộc.

Gà luộc này phải thuộc loại gà cồ mới tập gáy (tức gà mới lớn) để ngụ ý nhờ Táo quân xin với Ngọc Hoàng Thượng Đế cho đứa trẻ sau này lớn lên có nhiều nghị lực và sinh khí hiên ngang như con gà cồ.

Thuy Linh tổng hợp