Những vấn đề còn băn khoăn về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế GTGT trước khi được thông qua

Các kỳ họp trước, do Quốc hội chưa đổi mới phương pháp thông qua Luật, nên chương trình làm việc luôn bị động về thời gian. Kỳ họp này, Quốc hội đã đổi mới phương pháp thông qua luật nên công việc tiế

Việc đổi mới này đáng lẽ phải tiến hành từ lâu. Cách đây 4 năm, người viết bài này sau khi nghiên cứu quy trình xây dựng luật của một số nước và nghe ý kiến của nhiều Đại biểu Quốc hội về cách thông qua luật ở các kỳ họp hiện nay là vừa mang tính hình thức, vừa không chất lượng, lại mất nhiều thời gian, Quốc hội không hoàn thành kế hoạch xây dựng pháp luật đã đề ra, nên đã gặp Chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh (lúc đó, trong một cuộc phỏng vấn) và có đề nghị, Quốc hội nên đổi mới cách thông qua luật. Cụ thể là, Quốc hội nên giảm bớt thời gian thảo luận tại Hội trường về câu chữ, ngôn  từ (tuy quan trọng), song điều quan trọng hơn, có ý nghĩa quyết định hơn là các vị đại biểu QH cần nắm vững, cần bàn thật kỹ để quyết định những nội dung quan trọng nhất của luật, đó là những quan điểm, tư tưởng, nguyên tắc và những chính sách cụ thể của luật. Quốc hội biểu quyết thông qua những nội dung, những điều quan trọng của dự thảo luật và một số điều qua thảo luận còn nhiều ý kiến khác nhau, sau đó biểu quyết thông qua. Còn nhớ rất rõ lúc đó, tôi còn tha thiết đề nghị là luật nào ra đời cũng là cần thiết, nhưng cái cần hơn là những điều kiện để cho luật đi vào cuộc sống. Vấn đề, để luật có hiệu lực thật sự và được cuộc sống chấp nhận hiện nay vẫn là câu hỏi lớn cho tất cả chúng ta.

Trong chương trình của kỳ họp này, Quốc hội dự kiến thông qua 8 dự án luật, đến nay, như Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An đã phấn khởi thông báo với Quốc hội vào ngày 27/5/2003 là:” Trong chương trình của kỳ họp này, Quốc hội dự kiến thông qua 8 dự án luật, đến nay Quốc hội đã đạt dự kiến đó. Đây là một thắng lợi có ý nghĩa nhiều mặt, mở ra một trang mới về thực hiện đổi mới quy trình thông qua các dự án luật của Quốc hội, nhằm đảm bảo nâng cao số lượng và chất lượng của các đạo luật dược Quốc hội thông qua tại mỗi kỳ họp”.

Luật thuế Giá trị gia tăng tuy mới có hiệu lực đã tỏ ra “lợi bất cập hại”. Vì vậy, tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khoá XI đã phải sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế GTGT. Trong thời gian Quốc hội thảo luận ở tổ và tại hội trường, xung quanh những vấn đề cần sửa đổi, xem ra cũng còn không ít những băn khoăn của nhiều đại biểu Quốc hội.

                Chiều ngày 26/5/2003, sau khi ông Nguyễn Đức Kiên - Uỷ viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đọc báo cáo về việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế GTGT và bà Dương Thu Hương - Đoàn Thư ký đọc dự thảo Luật sửa đổi , bổ sung một số điều của Luật Thuế GTGT, Phó Chủ tịch Quốc hội Trương Quang Được - điều khiển phiên họp đã tuyên bố:” Bây giờ xin Quốc hội tiếp tục thảo luận, nếu có ý kiến khác so với giải trình và tiếp thu của UB Thường vụ Quốc hội”.                                                                     

Ngay lập tức, đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Kim Thoa của Đoàn đại biểu Tp Hồ Chí Minh đã nói:” Kính thưa Quốc hội, trước giờ vào họp, chúng tôi ở ngoài hành lang thì một số các đại biểu trong đó có một số đại biểu là doanh nghiệp đã tâm sự với tôi rằng, thôi đừng phát biểu nữa, có tiếp thu gì đâu. Tôi nghe như vậy, nhưng với trách nhiệm, tôi thấy có những  điều bức xúc, xin được phát biểu thêm”.

Đại biểu Nguyễn thị Kim Thoa đã nêu những băn khoăn về việc trong dự thảo quy định việc hoàn thuế GTGT chỉ được thực hiện khi việc mua bán của các doanh nghiệp được thanh toán thông qua Ngân hàng. Sau đó bà Kim Thoa đã đưa ra đề xuất như sau:” Các doanh nghiệp đã có điều kiện rõ ràng và trung thực là đã có hàng xuất khẩu, đề nghị không nên bắt buộc khách hàng của mình chỉ qua một con đường là ngân hàng. Có khi người ta trả tiền bằng nguyên liệu, có khi trao đổi hàng, có khi trả bằng tiền mặt... Doanh nghiệp rất thích khách hàng trả tiền cho mình thông qua ngân hàng, vì ít rủi ro, bảo đảm cho mình thu hồi công nợ”. Nếu không sửa điều này thì tôi e rằng, hàng hoá Việt Nam đã kém khả năng cạnh tranh như Thủ Tướng Chính phủ vừa khẳng định trong báo cáo vừa qua trước Quốc hội thì càng kém cạnh tranh hơn nữa. Vì khi doanh nghiệp bán hàng cho đối tác thì phải nói, xin anh thanh toán qua ngân hàng, nếu không xin anh thanh toán giá cao hơn vì chúng tôi phải đóng thuế GTGT, thay vì được hoàn thuế GTGT”. (Nghe ra có lý và đã có nhiều đại biểu Quốc hội ủng hộ ý kiến này).

                Một điều mà đại biểu Nguyễn Thị Kim Thoa đề nghị là, trong Luật không nên có những cái mở ngoặc đóng ngoặc như là (trong trường hợp đặc biệt, Chính phủ có quy định riêng). Theo bà Thoa, hiện nay, giới doanh nghiệp rất sợ những cái mở ngoặc như thế này. Bởi lẽ, ngay cả những quy định thông thường đã được cụ thể hoá bằng các văn bản pháp luật mà các doanh nghiệp còn phải đi lại, xin xỏ rất là nhiêu khê, khó khăn, chậm chạm ở các cửa hành chính. Trong buôn bán, sản xuất kinh doanh muôn vàn tình huống mà luật không cụ thể được thì rơi vào trường hợp đặc biệt và lúc đó, doanh nghiệp chỉ còn mỗi con đường là “xin” và để được “cho” nhưng điều đó đâu có dễ?

                Đại biểu Nguyễn Thị Nghĩa của Tp Hồ Chí Minh thì cho rằng:” Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam đang tăng cường xuất khẩu và chất lượng hàng hoá thấp, nên chỉ phù hợp nhiều nhất là 3 thị trường Trung Quốc, Lào và Cămpuchia, mà 3 thị trường này rất khó thanh toán bằng hình thức qua ngân hàng”.

                Về vấn đề trên, Bộ Trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Sinh Hùng - Ban soạn thảo đã trả lời như sau:”Xin báo cáo với Quốc hội là rất nhiều đại biểu Quốc hội và tư tưởng chỉ đạo của Chính phủ là mong muốn thúc đẩy việc thanh toán qua ngân hàng để chúng ta có nhiều lợi ích, trong đó có lợi ích quản lý nền kinh tế tài chính, ngăn chặn hoạt động tham ô, tham nhũng rồi gian lận thương mại trong thanh toán...cho nên, điều kiện ở đây là điều kiện hoàn thuế chứ không phải là điều kiện bình thường. Như vậy, hàng có thể xuất khẩu được, nhưng phải chứng minh được tiền có về thật hay không thì mới được hoàn thuế. Vấn đề này, tôi đã trao đổi với anh Thuý và anh Toàn. Mọi người đều nhất trí phải điều này và coi đây là một điều kiện”.

                Tiếp theo, Bộ trưởng Nguyễn Sinh Hùng đã trả lời khẳng định:” Chính phủ sẽ quy định một số trường hợp có việc thanh toán tương đối đặc biệt. Đó là các trường hợp sau:

                1. Mang hàng đi đổi hàng, nhận hàng và thanh toán bù trừ hàng hóa này.

                2. Xuất hàng đi để trả nợ thay Nhà nước, nhận nợ đó thì điều kiện thanh toán của nó cũng khác.

                3. Đến nay có một số trường hợp qua biên giới đất liền mà chủ yếu cho hàng hoá buôn bán tại đường biên phải mua bán bằng tiền mặt thì Nhà nước quy

định trong những trường hợp này, cũng phải đổi tiền tại bàn đổi tiền của Ngân hàng. Như vậy cũng đã có quy định, nếu quy định chưa chặt chẽ thì Chính phủ sẽ xem xét để làm sao khắc phục khó khăn cho các doanh nghiệp mua bán bằng tiền mặt, thông qua cửa khẩu biên giới đất liền mà được thanh toán, như vậy chúng tôi thấy quy định của Chính phủ như thế này và như dự thảo luật thì có thể khắc phục được tình trạng khó khăn đó. Xin Quốc hội cho giữ như trong dự thảo, ngoài ra, nhân đây cũng nói rõ thêm ý kiến của đồng chí Thoa là, người nước ngoài có thể mang ngoại tệ vào nước ta mua hàng tại doanh nghiệp, thì chúng tôi cho rằng đây là trường hợp cần nghiêm cấm, không thể mang đô la, Euro hay Yên vào nước ta tự thanh toán với nhau như vậy được. Nước ta không thể trở thành nước đô la hoá và tất cả đều tiêu bằng ngoại tệ như thế được hay ngược lại chúng ta mang tiền Việt đi mua hàng ở nước ngoài tất nhiên là không được, còn nếu mang đô la ra khỏi nước thì Hải quan đã quy định không thể mang quá 3.000 USD mà phải kê khai. Xin phép Quốc hội, tôi cho rằng viết như trong dự thảo là tương đối mềm”.  

                Bộ Trưởng Bộ Tài chính đã giải thích với Đại biểu Nguyễn Lân Dũng về con số 3.000 doanh nghiệp sản xuất bia hơi, bia lon hay nhỏ. Theo Bộ Trưởng Nguyễn Sinh Hùng thì ông chưa bao giờ nói và phát biểu ở Quốc hội là Việt Nam hiện nay có 3.000 doanh nghiệp sản xuất bia hơi và bia nhỏ như là Đại biểu Nguyễn Lân Dũng đã dẫn chứng. Ông chỉ thừa nhận là tại phiên họp của UBTV Quốc hội đã phát biểu, hiện nay chúng ta có 105 doanh nghiệp sản xuất bia hơi, bia nhỏ với khoảng 3.000 người lao động.

Bộ Trưởng Ngưyễn Sinh Hùng không đồng tình với Đại biểu Nguyễn Lân Dũng về việc đề nghị giảm thuế GTGT cho bia xuống 5% mà phải giữ ở mức tối thiểu là 10%. Theo Bộ trưởng Nguyễn sinh Hùng thì mức thuế suất 10% thuế GTGT là mức thuế thấp nhất có thể dành cho Bia. Vì, hiện nay, Quốc hội, Chính phủ đã thống nhất không thể bảo hộ ngành Bia hơi, Bia nhỏ mãi được.

Trong phần thảo luận để thông qua Luật Thuế GTGT có nhiều mặt hàng mà đại biểu QH muốn đưa vào diện chịu thuế GTGT nhưng Ban soạn thảo cho rằng sẽ đưa và diện thuế Tiêu thụ đặc biệt hoặc là hiện nay do loại hình dịch vụ này chưa phát triển, nên chưa đưa vào diện chịu thuế Tiêu thụ đặc biệt hay GTGT. Thí dụ, dịch vụ thẩm mỹ viện không đưa vào diện thuế Tiêu thụ đặc biệt...

Ban soạn thảo đã tiếp thu ý kiến của Đại biểu Nguyễn Thị Nghĩa là các HTX có thu nhập dưới 100 triệu đồng sẽ đưa vào danh mục được miễn giảm trong Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp.

Có nhiều thuật ngữ các Đại biểu cũng tranh luận khá gay cấn (đây là các Đại biểu có trình độ học vấn, chức vụ cao và rất cao hay bắt bẻ nhau, nhưng cuối cùng cũng được Bộ Trưởng Nguyễn Sinh Hùng giải thích ổn thoả).

                Quốc hội đã thông qua các điều còn nhiều ý kiến khác nhau của Luật GTGT với sự nhất trí thuộc về Ban soạn thảo. Như vậy, Luật Thuế GTGT (sửa đổi, bổ sung một số điều) đã được thông qua./.

  • Tags: