Phần lớn diện tích đất nông nghiệp ở các tỉnh miền núi phía Bắc là đất feralit trên đá phiến, đá vôi và các đá mẹ khác. Nơi đây có khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa, đặc biệt mùa mưa nóng ẩm và mưa nhiều làm cho quá trình phong hóa mạnh mẽ, cùng với thảm thực vật rừng khá phong phú nên đất ở đây khá dày và màu mỡ.

Do vậy, cùng với cây lúa, màu và các loại cây công nghiệp ngắn ngày, các tỉnh miền núi phía Bắc còn có thế mạnh đặc biệt để phát triển cây lâu năm như cây ăn quả, các loại cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới.

Đây chính là vùng chè lớn nhất cả nước, với các loại chè thơm ngon nổi tiếng ở Thái Nguyên, Phú Thọ, Tuyên Quang, Yên Bái, Hà Giang, Sơn La… vùng mía nổi tiếng Hòa Bình, Yên Bái, Tuyên Quang…, cà phê, cao su ở Sơn La, Điện Biên và các tỉnh phía Tây Bắc.

Bên cạnh các loại cây ăn quả đặc sản, truyền thống như cam Hà Giang, Tuyên Quang, xoài Yên Châu (Sơn la), vài thập kỷ nay mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước đã hình thành và phát triển các loại sản phẩm đặc sản vùng miền như cam Cao phong (Hòa Bình), nhãn, xoài, mận... Điện Biên; mận Lào Cai, vải thiều Bắc Giang, na dai Lạng Sơn, Quảng Ninh....

man moc chau

Những năm mới khai phá rừng làm nương dãy, đất đồi còn rất tốt, rất thích hợp cho cây ăn quả, cây công nghiệp. Song, do quá trình ferit hóa diễn ra trên địa hình đồi dốc, qua nhiều năm canh tác, đất trở nên chai cứng.

Muốn nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp, cải thiện đời sống, góp phần xóa đói giảm nghèo nhất là cho bà con dân tộc thiểu số vùng cao cần phải phát triển nông nghiệp bền vững, phải hạn chế sử dụng phân hóa học, tăng cường sử dụng sản phẩm phân bón hữu cơ, phân khoáng thiên nhiên thân thiện với môi trường để làm ra sản phẩm nông nghiệp sạch và an toàn.  Phân bón Văn Điển có đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu trên.

Từ đầu những năm 2000, Công ty Phân bón Văn Điển đã phối hợp với các Viện, trường đại học, các nhà kỹ thuật khảo nghiệm phân lân nung chảy Văn Điển và nhiều dòng phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển trên các vùng địa lý, thổ nhưỡng khác nhau ở các tỉnh miền núi phía Bắc…

Công ty CP Phân lân Nung chảy Văn Điển cũng đã phối hợp cùng hội nông dân các tỉnh, các huyện, các công ty vật tư Nông nghiệp địa phương, mở các đại lý trực tiếp cung ứng phân bón Văn Điển trên các địa bàn, vùng, miền, đặc biết đến với đồng bào dân tộc vùng cao; triển khai nhiều mô hình trình diễn và tổ chức hàng trăm lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật sử dụng phân Văn Điển cho cây trồng các loại trên địa bàn các tỉnh. Từ kết quả các mô hình và thực tiễn sản xuất, phân bón Văn Điển đã được bà con các dân tộc vùng cao ưa thích và tin dùng. 

Đơn cử như cây chè, các dòng sản phẩm được bà con nông dân tin dùng gồm phân lân nung chảy Văn Điển và cac sản phẩm đa yếu tố (ĐYT) NPK 16.8.4, 16:8:8 và ĐYT NPK 5:10:3 hoặc 10:7:3, với tổng hàm lượng dinh dưỡng lên đến 58 - 64%. Ngoài các chất dinh dưỡng đa lượng (NPK) còn có đầy đủ các chất trung lượng (CaO, MgO, SiO2, S) và các vi lượng như B, Zn, Mn, Cu, Co… rất cần cho sự phát triển của cây chè, giúp cho cây chè sinh trưởng, phát triển khỏe, búp lên đều.

Để sản xuất cây ăn quả, phân lân nung chảy Văn Điển và các dòng sản phẩm phân đa yếu tố NPK 5:10:3, 10:7:3 , 13:3:10, 13:3:13, 12:12:17, 12:7:20...  đã góp phần tạo ra sản phẩm có thị trường tiêu thụ ổn định trong tỉnh ngoài tỉnh và  các thị trường nước ngoài.

Riêng huyện Võ Nhai (Thái nguyên) đã có hơn 1.400 ha cây ăn quả; trong đó diện tích cho sản phẩm trên 1.000 ha, có nhiều vùng cây ăn quả tập trung, đem lại thu nhập cao như: vùng trồng na xã La Hiên cho thu nhập từ 380 triệu đến 400 triệu đồng/ha/năm; vùng trồng bưởi xã Tràng Xá với diện tích trên 350 ha cho thu nhập từ 500 - 700 triệu đồng/ha/năm; vùng trồng ổi xã Phú Thượng có giá trị thu nhập từ 400 - 500 triệu đồng/ha/năm....

Tỉnh Sơn La đang phát triển mạnh các loại cây ăn quả như: xoài, nhãn, bơ, chanh leo, mận, mơ, cam, quýt, bưởi, dứa, na, chuối, dâu tây,... tập trung, quy mô lớn và đa dạng hóa các sản phẩm quả mang tính đặc trưng. Đến nay, tỉnh Sơn La đã xuất hiện nhiều mô hình sản xuất cây ăn quả cho giá trị kinh tế cao, như: Dâu tây hơn 400 triệu đồng/ha, xoài ghép hơn 260 triệu đồng/ha, na hơn 350 triệu đồng/ha…

ca phe
Nhiều năm gần đây, bà con Sơn La đã làm quen với việc bón phân theo chất đất và cân đối dinh dưỡng đa lượng và trung, vi lượng

Ông Nguyễn Thành Công, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sơn La cho biết: nhiều năm gần đây, bà con Sơn La đã làm quen với việc bón phân theo chất đất và cân đối dinh dưỡng đa lượng và trung, vi lượng, để khai thác tiềm năng tự nhiên nơi đây và nâng cao hiệu quả sản xuất của bà con nông dân; phân bón Văn Điển đã “leo đồi” đồng hành cùng đồng bào các dân tộc Sơn La góp sức cho cây trồng đạt mùa vàng bội thu.

Để thâm canh lúa, bà con các dân tộc vùng cao đã quen dùng các dòng sản phẩm phân bón ĐYT NPK Văn Điển chuyên lúa 1 và lúa 2, hoặc các dòng sản phẩm đa yếu tố NPK. Bà con dân tộc H.Mông xã Thanh Sơn huyện Lương Sơn tỉnh Hòa Bình rất tin dùng  phân bón Văn Điển.

lua
Để thâm canh lúa, bà con các dân tộc vùng cao đã quen dùng các dòng sản phẩm phân bón ĐYT NPK Văn Điển chuyên lúa 1 và lúa 2

Vụ Xuân năm 2022, phân bón Văn Điển đã giúp cây lúa đạt năng suất cao, nhiều ruộng đạt trên 300kg thóc/sào. Nhân dân xã Quy Kỳ huyên Định Hóa tỉnh Thái Nguyên cho hay: “Phân bón Văn Điển đã gắn liền với lúa bao thai lùn nơi đây; nâng cao năng suất và chất lượng cho cây lúa, vụ mùa nào cùng thu được năng suất bình quân 150 - 160 kg/sào, (nếu sử dụng phân khác chỉ đạt tối đa 135 - 140 kg/sào), tỷ lệ gạo lật sau xay sát cao, chất lượng ngon, gạo trong, ít bạc bụng, thơm, dẻo, nên gạo bao thai bán chạy, được giá, nhiều lúc không có đủ gạo để bán.”

Những năm qua, các tỉnh miền núi đã thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu vùng xa như: Chương trình 135 của Chính phủ,  hoặc đề án 2037 của tỉnh Thái Nguyên  “Phát triển kinh tế - xã hội, ổn định sản xuất và đời sống các xóm, bản đặc biệt khó khăn có nhiều đồng bào dân tộc H.Mông sinh sống của tỉnh đến năm 2020”…

Nhờ các chính sách này, mà kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi các tỉnh từng bước ổn định và phát triển, kết cấu hạ tầng được cải thiện, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc vùng sâu vùng xa không ngừng được nâng cao...  Cùng với việc thực hiện tốt các chương trình trên, phân bón Văn Điển đồng hành với đồng bào dân tộc vùng cao trong canh tác nông nghiệp, góp phần vào công cuộc xây dựng phát triển kinh tế xã hội và năng cao chất lượng đời sống cho bà con nơi đây.