Tỉnh Thái Nguyên hiện có 46 dân tộc trên tổng số 54 dân tộc sinh sống tại Việt Nam. Nhiều dân tộc thiểu số, nhất là người H.Mông thường sống vùng sâu, vùng xa, sống lưng chừng núi, chủ yếu canh tác nông nghiệp trên đất dốc. Do quá trình xói mòn rửa trôi nên đất nông nghiệp nhanh chóng bị bạc màu, nghèo dinh dưỡng.

Nhận thức rõ về vị trí, nhiệm vụ, tầm quan trọng của công tác dân tộc, những năm qua, tỉnh Thái Nguyên đã luôn coi trọng việc hỗ trợ khoa học kỹ thuật, đặc biệt, khoa học kỹ thuật nông nghiệp ngày càng được ưu tiên. Đồng thời với chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, việc lựa chọn phân bón và kỹ thuật sử dụng phân bón phù hợp với đất đai, cây trồng vùng đất dốc được quan tâm nhiều hơn.

Do quá trình ferit hóa diễn ra trong điều kiện nóng ẩm, mưa nhiều càng tạo điều kiện cho hiện tượng xói mòn, rửa trôi diễn ra khốc liệt. Hầu hết các loại đất đồi dốc đều có kết cấu đất rời rạc, độ thấm nước cao, rửa trôi mạnh khi gặp mưa hoặc tưới, tạo thành các dòng chảy cuốn theo các cation kiềm và kiềm thổ, các chất dinh dưỡng. Hiện tượng này làm cho đất sụt giảm màu mỡ nhanh dẫn đến đất bạc màu, suy kiệt dinh dưỡng.

Điều này càng trầm trọng hơn, khi trong vài thập kỷ qua nông dân ít sử dụng phân hữu cơ, lạm dụng thái quá phân hóa học. Hàm lượng các chất dinh dưỡng trung vi lượng thiếu hụt rất trầm trọng như canxi, magie, silic, lưu huỳnh, bo, kẽm, molipden, coban… đòi hỏi phải thường xuyên bón phân bổ sung dinh dưỡng cho đất để khai thác năng suất cây trồng đồng thời duy trì độ màu mỡ cho đất.

phan bon van dien
Phân bón Văn Điển có đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu cải thiện dinh dưỡng cho đất

Để cải thiện dinh dưỡng cho đất, giải pháp quan trọng hàng đầu là chọn lựa phân bón không chua và chứa đựng đầy đủ các thành phần dinh dưỡng đáp ứng sự thiếu hụt trầm trọng của đât dốc; song phân bón cũng phải có tính đặc thù, hạn chế tối đa thất thoát do xói mòn, rửa trôi diễn ra mãnh liệt trên địa hình đồi dốc.

Muốn nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp, cải thiện đời sống, góp phần xóa đói giảm nghèo cho bà con nông dân vùng sâu, vùng xa cần phát triển nông nghiệp bền vững. Cần hạn chế sử dụng phân hóa học, tăng cường sử dụng sản phẩm phân bón hữu cơ, phân khoáng thiên nhiên thân thiện với môi trường để làm ra sản phẩm nông nghiệp sạch và an toàn và Phân bón Văn Điển có đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu trên

Phân nung chảy Văn Điển được kết hợp với các chất đạm, kali và một số nguyên tố vi lượng khác để sản xuất ra các sản phẩm phân đa yếu tố (ĐYT) NPK thích hợp cho từng loại cây trồng trên từng chân đất, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng trong từng giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây trồng.

Qua nhiều năm sử dụng phân bón Văn Điển, bà con nông dân tỉnh Thái Nguyên, đặc  biệt bà con các dân tộc vùng sâu, vùng xa ngày càng tin tưởng và sử dụng nhiều hơn. Ngoài sử dụng cho cây lúa, cây ngô nay còn sử dụng phân bón Văn Điển cho cây sắn, rau màu và nhất là phát triển cây chè, cây ăn  quả.

Về sản xuất cây ăn quả ở tỉnh Thái Nguyên, cây na, nhãn, bưởi đang được đánh giá là có hiệu quả kinh tế cao hơn so với các loại cây ăn quả khác. Giá trị sản xuất tính theo giá hiện hành của 3 loại sản phẩm này chiếm trên 44% giá trị sản xuất cây ăn quả của tỉnh.

phan bon van dien
Ngoài sử dụng cho cây lúa, cây ngô bà con còn sử dụng phân bón Văn Điển cho cây sắn, rau màu và nhất là phát triển cây chè, cây ăn  quả

Một số địa phương đã hình thành một số vùng trồng na, nhãn, bưởi như: Vùng na tại các xã La Hiên, Lâu Thượng, Phú Thượng (huyện Võ Nhai) khoảng 300 ha; vùng nhãn tại các xã Phúc Thuận (thị xã Phổ Yên), xã Quân Chu (huyện Đại Từ) khoảng 500 ha; vùng bưởi tại xã Tiên Hội (huyện Đại Từ), xã Tràng Xá, Dân Tiến, Phương Giao (huyện Võ Nhai) diện tích khoảng 500 ha.

Sản phẩm na, nhãn, bưởi đang có thị trường tiêu thụ ổn định trong tỉnh và các thị trường lân cận. Riêng huyện Võ Nhai đã có hơn 1.400 ha cây ăn quả; trong đó diện tích cho sản phẩm trên 1.000 ha, có nhiều vùng cây ăn quả tập trung, đem lại thu nhập cao như: vùng trồng na xã La Hiên cho thu nhập từ 380 triệu đến 400 triệu đồng/ha/năm; vùng trồng bưởi xã Tràng Xá với diện tích trên 350 ha cho thu nhập từ 500 - 700 triệu đồng/ha/năm; vùng trồng ổi xã Phú Thượng có giá trị thu nhập từ 400 - 500 triệu đồng/ha/năm...

Ngoài ra, Võ Nhai cũng xây dựng được vùng chè đặc sản với tổng diện tích hơn 1.200 ha với sản lượng chè búp tươi ước đạt trên 10.800 tấn/năm cùng nhiều mô hình sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP. Hiện nay các địa phương trong tỉnh đang chú trọng đầu tư mở rộng các vùng hiện có và hình thành mới các vùng sản xuất cây ăn quả tập trung có chất lượng, tạo sản phẩm hàng hóa quy mô lớn.

Những năm qua, Thái Nguyên đã thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu vùng xa như: Chương trình 135 của Chính phủ,  Đề án 2037 “Phát triển kinh tế - xã hội, ổn định sản xuất và đời sống các xóm, bản đặc biệt khó khăn có nhiều đồng bào dân tộc H.Mông sinh sống của tỉnh đến năm 2020”…

Nhờ các chính sách này, mà kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh từng bước ổn định và phát triển, kết cấu hạ tầng được cải thiện, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc vùng sâu vùng xa không ngừng được nâng cao... 

Cùng với việc thực hiện tốt các chương trình trên, phân bón Văn Điển đồng hành với đồng bào dân tộc ở vùng sâu vùng xa phát triển sản xuất, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp, cải thiện đời sống, góp phần xóa đói giảm nghèo của bà con nông dân của tỉnh Thái Nguyên.

Tính ưu việt nhất của phân nung chảy Văn điển:

 Từ 3 loại quặng trong nước: Apatít, Secpentyl, sa thạch; sau khi rửa sạch và được phối trộn hợp lý theo tỷ lệ nhất định, hỗn hợp quặng trên được nung chảy ở nhiệt độ 1450oC và làm lạnh đột ngột  cho ra phân nung chảy Văn Điển. 

- Là phân bón đa dinh dưỡng, trong đó lân dễ tiêu15-19%, ngoài ra còn các dinh dưỡng trung – vi lượng dễ tiêu như Mg,Si, Ca, và nhiều  chất vi lượng Fe, B, Mn, Zn, Co, Cu, Mo…chiếm trên 70%..

 - Phân không tan trong nước nên không bị rửa trôi đặc biệt phù hợp cho dất dốc, cung cấp dưỡng chất cho cây trồng trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển; nếu bón nhiều hơn nhu cầu của cây trồng, phân bón sẽ được lưu giữ  lại trong đất cho các vụ sau.

- Chỉ khi cây tiết acid hoặc trong môi trường chua thì phân mới tan và phóng thích ra  các Ion A++  vừa có tác dụng khử chua vưà bồi dục đất nông nghiệp, điều chỉnh môi trường đất về trạng thái phù hợp hơn với cây trồng

- Giàu chất kiềm và kiềm thổ nên phân bón này có tác dụng bồi dục đất và cải tạo lý hóa tính  đất, tăng độ tơi xốp cho đất.

- Trong quá trình sản xuất, không sử dụng hoá chất, không để chất thải gây ngộ độc môi trường; thành phần giaù dinh dưỡng trung –vi lượng giúp cây trồng sinh trưởng khỏe, chống chịu tốt với sâu bệnh và môi trường bất thuận; mặt khác, phân bón Văn Điển được cây trồng sử dụng triệt để trên 98%, không để lại tồn dư gây độc cho đất nên được mệnh danh là loại phân bón thân thiện môi trường.