Phân bón Văn Điển: Tạo đột phá về năng suất, chất lượng trong sản xuất nông nghiệp Tuyên Quang

Phân lân nung chảy Văn Điển và một số sản phẩm phân đa yếu tố NPK đã được nông dân Tuyên Quang chăm bón cho các loại cây trồng, đạt hiệu quả kinh tế cao.

Tuyên Quang là tỉnh miền núi cao ở phía Bắc, có 81.633ha đất sản xuất nông nghiệp, trong đó chủ yếu là đất có màu nâu vàng đến đỏ vàng trên đá sét, đá biến chất và đất vàng nhạt trên đá cát chiếm gần 80% diện tích tự nhiên.

Do điều kiện nóng ẩm, mưa nhiều làm quá trình phong hoá diễn ra khá mạnh nên đất đai khá màu mỡ, phù hợp với nhiều loại cây trồng và có khả năng hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung như cam, chè, lúa, mía, lạc, đậu tương,..

Tuy nhiên do địa hình dồi dốc nên có những hạn chế như rửa trôi mạnh, dễ mất màu do mưa hoặc tưới, độ chua tầng đất mặt cao pH dưới 4, hàm lượng mùn thấp , rất nghèo các dinh dưỡng trung - vi lượng như  Silic, can xi, magie, zn, Mo...

Khoảng trên 20 năm về trước, do hiểu biết còn hạn chế về đất trồng, kỹ thuật canh tác, tính chất của các loại phân bón,... nên người nông dân nơi đây thường dùng phân bón đơn mà phân đạm là chủ yếu.

Sau thời gian dài, kỹ thuật này đã khiến tầng canh tác nghèo dần, thiếu các chất lân, kali, silic, magie, cùng các chất vi lượng nên mặc dù thời tiết khí hậu khá thuận lợi cho canh tác cây chè, cây cam sành và cây lúa nhưng sâu bệnh bùng phát nhanh, sức khỏe cây trồng giảm sút, ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất, chất lượng nông sản.

Từ những năm 2003-2005, Công ty cổ phần Phân lân nung chảy Văn Điển đã hợp tác với ngành nông nghiệp Tuyên Quang từng bước chuyển giao phân bón Văn Điển vào sản xuất nông nghiệp. Phân lân nung chảy Văn Điển và một số sản phẩm phân đa yếu tố NPK đã được nông dân Tuyên Quang chăm bón cho các loại cây trồng, đạt hiệu quả kinh tế cao.

cam ham yen
Cây cam được bón phân Văn Điển khi chín quả vỏ bóng đẹp, hàm lượng đường trong quả cao và cho năng suất vượt trội

Tuyên Quang có gần 8.000 ha cam tập trung chủ yếu ở các xã Yên Lâm, Phù Lưu, Minh Dân, Bạch Xa huyện Hàm Yên, nơi đây thổ nhưỡng có nhiều đặc tính quý, thuận lợi cho cây cam phát triển như: Tầng canh tác dày đến vài mét, đất tơi xốp, cơ giới nhẹ, dễ thấm nước và thoát nước, mạch nước ngầm nằm sâu thuận lợi cho bộ rễ cọc phát triển; cùng với khí hậu cận ôn đới đã tạo ra những quả cam sành Hàm Yên.

Thực ra, cây cam sành ở Hàm Yên được bà con các dân tộc trồng vài chục năm nay. Trước đây các nhà vườn hầu hết sử dụng phân đơn, phân có nguồn gốc chua và bón với khối lượng lớn, đồng thời ít và không dùng phân hữu cơ, sử dụng quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật, làm cho đất thoái hóa biến chất, giảm độ tơi xốp tầng mặt, độ chua tăng cao, cây cam lá mỏng, xuất hiện nhiều cành khô, sâu bệnh hại bùng phát, nhất là bệnh lá vàng gân xanh, vỏ quả sần sùi, rất khó tiêu thụ trên thị trường.

Từ khi sử dụng phân bón Văn Điển đã tạo ra đột phá về năng suất, chất lượng. Bà con trồng cam thường sử dụng phân lân nung chảy Văn Điển và một số dạng phân ĐYT NPk công thức 5:10:3, 6:12:3.... nhằm hồi phục cây sau thu quả để tái tạo bộ rễ và cung cấp các dinh dưỡng trung – vi lượng cho cây cam suốt cả chu kỳ. Dùng các loại phân ĐYT NPK công thức  12:5:10. 13:3:13. 12:12:17. nhằm nuôi quả và cung cấp dinh dưỡng giai đoạn trước thu hoạch. Kết quả cam được bón phân Văn Điển bộ lá xanh đậm, lá dày, cây khỏe, những vườn cam trồng mới khép tán nhanh, còn cam kinh doanh thì mặt lá bóng, tuổi thọ của lá cao, ra hoa đậu quả thuận lợi, quả lớn đồng đều, khi chín quả vỏ bóng đẹp, hàm lượng đường trong quả cao và cho năng suất vượt trội.

che san tuyet
Những nương chè được bón phân Văn Điển cây chè khỏe, năng suất búp cao, đạt loại 1 đến 80%

Cùng với những giống chè truyền thống như Shan Tuyết, tỉnh Tuyên Quang đã đưa vào trồng một số giống chè mới như: Kim Tuyến, Phúc Văn Tiên,  LDP1… Hiện nay, Tuyên Quang có hơn 8.700 ha chè, sản lượng trên 71.000 tấn/năm. tập trung chủ yếu ở các huyện Sơn Dương, Yên Sơn, Hàm Yên. Bên cạnh công tác giống và kỹ thuật thâm canh, bà con nơi đây đã thay đổi cơ cấu phân bón cho cây chè.

Đầu năm 2010, kết quả mô hình bón phân Văn Điển cho chè ở Công ty Chè Mỹ Lâm, xã Mỹ Bằng, huyện Yên Sơn, xã Hồng Thái, huyện Na Hang, xã Tân Trào, huyện Sơn Dương... đã lan tỏa ra các địa phương trồng chè của tỉnh. Hiện nay, phần đông bà con các dân tộc nơi đây không còn vãi đạm lên nương chè như mọi khi mà đã sử dụng phân bón văn Điển cho cây chè.

Căn cứ vào lượng búp, lá chè lấy đi mà xác định lượng phân bón thích hợp. Nếu nương chè năng suất bình quân 10 tấn búp tươi/ 1ha thì thường bón lượng phân như sau: Bón phục hồi trước hoặc sau khi đốn chè.  Mỗi ha chè bón khoảng 500-600kg phân đa yếu tố NPK 5:10:3, 10:7:3 và 700-800kg phân nung chảy Văn Điển kết hợp với phân hữu cơ ủ mục.

Các tháng còn lại bón sau mỗi lứa chè hoặc tốt nhất bón 3 đợt vào các tháng 2,3 tháng 5,6 và tháng 8,9. mỗi ha chè bón khoảng 600-700 kg phân ĐYT NPK 16:8:8, 16:8:4. hoặc  22:5:11. Thực tế những nương chè được bón phân Văn Điển cây chè khỏe, năng suất búp cao, đạt loại 1 đến 80%, ít dùng thuốc sâu...

lua tuyen quang
Công ty Phân lân nung chảy Văn Điển kết hợp với các địa phương triển khai nhiều mô hình ứng dụng giống lúa mới trên nền phân bón Văn Điển

Quỹ đất nông nghiệp Tuyên quang có điều kiện chủ động tưới tiêu để sản xuất rau màu và cây lương thực không nhiều; diện tích gieo trồng hàng năm vào khoảng 45.000 ha lúa (trên 25.000 ha lúa mùa, gần 20.000ha lúa Xuân), trên 10.000ha ngô, 9.000ha lạc+ đậu…. Diện tích lúa hầu hết là thung lũng, bậc thang, bạc màu, chua phèn, chân ruộng gần núi thì gião nước, chân ven suối thì sình lầy; khâu nước tưới chưa được chủ động nên sản xuất rất khó khăn.

Công ty Phân lân nung chảy Văn Điển kết hợp với các địa phương triển khai nhiều mô hình ứng dụng giống lúa mới trên nền phân bón Văn Điển và dắt dẫn nông dân tham gia.

Hiện tượng ‘nghiện” đạm, quen bón phân lân gốc a xit làm đất bị chua nhiều, vùng đất trũng bị rong rêu hại lúa nhiều hơn, đồng dốc bị bạc màu, lúa bị sâu bệnh hại cuối vụ đã giảm dần, thay vào đó là phân đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên bón cho lúa, cho màu như: sản phẩm phân đa yếu tố  NPK lúa I (8:8:4) hoặc các dạng phân ĐYT NPK  – chuyên bón  lót công thức 6:12:3. 10:7:3...các loại sản phẩm phân ĐYTNPK lúa 2 (13:3:10+TE) chuyên bón thúc lúa…

Từ mô hình trình diễn ô mẫu ở xã Tán Thịnh, Trung Hòa, Ninh Quang huyện Chiêm Hóa đạt kết quả cao: năng suất lúa tăng gấp rưỡi so với phân đơn lại ít sâu bệnh, lúa cứng cây dày lá chống đổ, gạo ngon, tỷ lệ gạo cao.

Thực hiện mô hình “3 giảm, 3 tăng”, gồm, giảm phân hóa học, giảm công lao động, giảm giống; tăng năng suất, tăng chất lượng và tăng hiệu quả kinh tế trên phạm vi rộng, trong vụ xuân 2019 đã có 50 mô hình sản xuất ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới về giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật được triển khai, trong đó có 44 mô hình giống lúa; 6 mô hình ngô, đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng nông sản và tăng hiệu quả kinh tế nông nghiệp. Đặc biệt nhiều chân đất trước đây chỉ cấy 1 vụ lúa, nay đã gieo cấy được 2 vụ lúa ăn chắc .

Phân bón Văn Điển là loại phân đa chất dinh dưỡng, trong mỗi hạt phân đa yếu tố NPK  chứa đầy đủ 16 loại dinh dưỡng khác nhau gồm các đa lượng (N, P, K) và trung lượng vôi (CaO); magie (MgO); Silic (SiO2); lưu huỳnh (S) cùng các chất vi lượng quý: Bo, kẽm, mangan, sắt, đồng, coban… Cây trồng được bón phân Văn Điển lá dày, xanh sáng bóng, cây khỏe, ít sâu bệnh, cho năng suất, chất lượng nông sản cao. Riêng cây cam sành có độ thơm ngon đặc biệt.

Trao đổi với ông Ninh Ngọc Cơ - Chủ doanh nghiệp cung ứng vật tư nông nghiệp Cơ Hòa, huyện Hàm Yên cho biết: Thương hiệu phân bón Văn Điển được bà con nông dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang, đặc biệt với đồng bào dân tộc Dao, Nùng, Tày ở vùng sâu, vùng xa đã tin dùng cho nhiều loại cây trồng như lúa, chè, ngô đặc biệt cây cam sành.

Mỗi năm, Đại lý Cơ Hòa đã cung ứng cho thị trường hàng ngàn tấn phân bón Văn Điển cho khắp vùng đất Tuyên Quang. góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp, cải thiện đời sống, góp phần xóa đói giảm nghèo đặc biệt cho bà con các dân tộc vùng sâu,vùng xa của tỉnh.

 

Trọng Hòa