Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý rủi ro của các ngân hàng thương mại tại TP. Hồ Chí Minh

TS. VÕ VĂN BẢN - ThS. VÕ ĐỨC TÂM (Giảng viên Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh)

TÓM TẮT:

Đối mặt với thử thách hội nhập và cải tiến năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại, việc quản lý rủi ro trở nên vô cùng quan trọng với ban quản trị của các ngân hàng thương mại tại TP. Hồ Chí Minh. Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng phương pháp định lượng và định tính để điều tra các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý rủi ro tại 4 ngân hàng thương mại tại TP. Hồ Chí Minh. Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức chính phủ cần phải kiểm soát nghiêm ngặt với các ngân hàng thương mại để hạn chế rủi ro.

Từ khóa: Năng lực, môi trường, thanh khoản, trình độ chuyên môn, quản lý rủi ro, ngân hàng thương mại.

1. Giới thiệu

Quản lý rủi ro (QLRR) ngân hàng được coi là một vấn đề rất quan trọng được nhiều nhà nghiên cứu và tổ chức tài chính thảo luận và nghiên cứu. Theo những nghiên cứu và phân tính này, rủi ro được gây ra bởi khủng hoảng kinh tế toàn cầu gần đây, trong đó có nhiều tổ chức ngân hàng không nắm được những rủi ro mà họ đang gặp phải. Hội đồng Ổn định Tài chính Financial Stability Board [1] đã chỉ ra sự cần thiết trong việc tái đánh giá 3 nhân tố đóng góp để cải thiện rủi ro của tổ chức tài chính bao gồm QLRR, khẩu vị rủi ro, và bồi thường rủi ro. Rủi ro ảnh hưởng lớn tới QLRR của ban quản lý [1].

Ngày nay các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam được coi là các tổ chức tín dụng, hoạt động theo mô hình công ty, như: Vietcombank, Vietinbank, BIDV, ACB, TechcomBank, VPBank, Agribank,... Ngoài ra, có những ngân hàng hoặc chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam và các tổ chức tài chính nước ngoài khác. Các rủi ro phát sinh của các ngân hàng tài chính Việt Nam thường do QLRR. Các rủi ro liên quan tới NHTM Việt Nam thường là rủi ro nợ xấu, rủi ro thanh khoản, và rủi ro hiệu suất [2].

Do vậy, QLRR trong thị trường tài chính trở nên tối quan trọng với Việt Nam do hệ thống ngân hàng phải gánh chịu nợ xấu ở mức cao và một số ngân hàng tài chính yếu cần được xử lý.

Do đó, tác giả tiến hành nghiên cứu này nhằm tìm ra các giải pháp để cải thiện QLRR cho các ngân hàng tài chính tại TP. Hồ Chí Minh tại Việt Nam dựa trên việc phân tích QLRR của các ngân hàng tài chính, năng lực của khách hàng và môi trường bên ngoài của 4 NHTM tại TP. Hồ Chí Minh được nghiên cứu gồm ACB, BIDV, Sacombank và Techcombank.

2. Tổng quan tài liệu

Rất nhiều tổ chức, chuyên gia, và lãnh đạo chấp nhận và coi QLRR là nền tảng của quản lý ngân hàng. Để QLRR ngân hàng, các chủ ngân hàng và tổ chức tài chính phải chấp nhận sự thật này và nhu cầu về phương thức tiếp cận toàn diện, tiếp thu Hiệp ước vốn Basel I, tiếp đó là Hiệp ước vốn Base II, và gần đây nhất là Hiệp ước vốn Base III. Thêm vào đó, Sensarma và Jayadev (2009) coi QLRR là một trong những định thức hồi vốn của ngân hàng [3].

Nghiên cứu sự nhảy cảm với rủi ro của ngân hàng nội địa và phát hiện rằng hiệu suất lợi nhuận được coi là rất nhạy cảm với rủi ro tín dụng nhưng không nhạy cảm với rủi ro vỡ nợ hoặc sản phẩm vay hỗn hợp. Theo Halm (2004), để đảm bảo sự thành công của sự tự do hóa tài chính thì cần cải thiện việc giám sát ngân hàng và QLRR của ngân hàng [4]. Dựa trên một nghiên cứu rủi ro lãi suất và tỉ giá hối đoái của ngân hàng Hàn Quốc trước năm 1997 khi có khủng hoảng kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương cho thấy hiệu suất của các NHTM có liên quan tới rủi ro trước khủng hoảng của những ngân hàng này.

Thêm vào đó, Fatemi và Fooladi (2006) điều tra việc thực hiện QLRR tín dụng của những tổ chức tài chính lớn nhất có vốn của Mỹ và họ phát hiện ra rằng mục tiêu quan trọng nhất của các mô hình rủi ro tín dụng được sử dụng khi xác định rủi ro mặc định của đối tác [5]. Tại các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), một nghiên cứu toàn diện về QLRR ngân hàng tại các ngân hàng do địa phương điều hành và các ngân hàng nước ngoài được Al-Tamimi và Al-Mazrooei (2007) thực hiện, xác định 3 loại rủi ro quan trọng nhất mà các NHTM của UAE đang phải đối mặt và rủi ro hoạt động [6]. Trái lại, Al-Tamimi (2002) cho rằng, rủi ro chính mà ngân hàng tài chính UAE phải đối mặt là rủi ro tín dụng [7]. Để xác định rủi ro, họ sử dụng báo cáo tài chính làm phương pháp chính khi điều tra giám đốc chi nhánh, mặc dù Al-Tamimi và Al-Mazrooei sử dụng phân tích báo cáo tài chính và khảo sát rủi ro làm phương pháp chính để kiểm tra giám đốc rủi ro của ngân hàng, kiểm toán hoặc kiểm tra thực tế [6]. Các ngân hàng được điều tra cho thấy họ trở nên tinh vi hơn trong việc QLRR của mình. Nhóm điều tra kết luận rằng, các ngân hàng do địa phương điều hành có hiệu quả hơn trong việc QLRR khi các biến như xác định rủi ro, đánh giá và phân tích được cho rằng có nhiều ảnh hưởng tới quá trình QLRR. Kết quả cho thấy có sự khác biệt lớn giữa ngân hàng nhà nước và ngân hàng nước ngoài trong việc nắm bắt rủi ro và QLRR, thực hành đánh giá rủi ro và phân tích, và cả theo dõi và kiểm soát rủi ro nhưng không khác nhau trong việc xác định rủi ro, phân tích rủi ro tín dụng hoặc thực hành QLRR [8].

Al-Tamimi (2008) phát hiện ra sự sẵn sàng trong việc ứng dụng Hiệp ước Basel II và nguồn lực cần để thực hiện Hiệp ước này tại các ngân hàng thương mại UAE [9]. Có bằng chứng cho thấy, các NHTM dự đoán được lợi ích, ảnh hưởng và thách thức khi thực hiện Hiệp ước Basel II. Tuy nhiên, không có xu hướng tích cực nào nhằm thực hiện Basel II của các NHTM tại UAE và ảnh hưởng của việc thực hiện Hiệp ước đó. Cũng không có sự khác biệt giữa ngân hàng nhà nước UAE và ngân hàng nước ngoài trong mức độ chuẩn bị cho Hiệp ước Basel II.

Al-Tamimi kết luận rằng, trình độ học vấn của nhân viên là sự khác biệt lớn trong mức áp dụng Hiệp ước Basel II của các ngân hàng UAE [9].

Hassan (2009) khẳng định rằng, các ngân hàng Hồi giáo có một loạt các rủi ro do họ cung cấp các sản phẩm đặc biệt [10]. Thêm vào đó, đội ngũ nhân viên làm việc tại ngân hàng Hồi giáo Brunei có thể nắm bắt được các loại rủi ro và QLRR chính và sử dụng năng lực để QLRR một cách hiệu quả. Những ngân hàng này phải đối mặt với các rủi ro lớn như rủi ro trao đổi ngoại tệ, rủi ro tín dụng và rủi ro hoạt động. Do đó, để làm tăng tính hiệu quả của các hoạt động QLRR của mình, các ngân hàng Hồi giáo tại Brunei phải chú ý tới những tham số đó và áp dụng Hiệp ước vốn Basel II một cách phù hợp nhằm cải thiện hiệu quả của hệ thống QLRR.

Greuning & Iqbal (2008) và Mirakhor (2011) đề xuất khung QLRR toàn diện có thể được áp dụng vào ngân hàng truyền thống hoặc Hồi giáo [11-12]. Kết quả nghiên cứu của Hassan (2009) cũng ủng hộ xu hướng này [10]. Họ kết luận rằng để cải thiện chiến lược QLRR và kiểm soát hoạt động của ngân hàng hồi giáo, các ngân hàng này phải đối mặt với những thách thức quan trọng do sự gắn bó quá lâu của họ với các quy tắc hồi giáo. Ảnh hưởng lên QLRR của các ngân hàng hồi giáo có các ứng dụng, điểm nhấn mạnh và những khoản bao gồm hoặc ngoại lệ nhất định.

Pan (2016) chỉ ra rằng, có sự liên kết chặt chẽ giữa việc quản lý hoạt động của NHTM với QLRR [13]. Ông cũng coi quản lý hoạt động là nền tảng của QLRR, bao gồm cải tiến cấu trúc chủ sở hữu, sự phân chia trách nhiệm rõ ràng, cơ chế sáng kiến hợp lý, hệ thống kiểm soát nội bộ hiệu quả, những thứ thể hiện tất cả các khía cạnh của sự quản lý hoạt động. Những yếu tố đó cũng được coi là sự đảm bảo cơ bản nhằm hỗ trợ các kỹ thuật QLRR có kết quả cao.

Hameeda (2012) kết luận rằng, các ngân hàng tại Bahrain hiểu biết rõ về rủi ro và QLRR với xác minh rủi ro, phân tích đánh giá rủi ro, phân tích rủi ro tín dụng và thực hành QLRR và tín dụng, thanh khoản và rủi ro hoạt động liên quan tới QLRR được coi là các rủi ro lớn nhất mà cả ngân hàng truyền thống và ngân hàng hồi giáo gặp phải [8].

Tại Việt Nam, có rất nhiều nghiên cứu về QLRR. Luc, C. V (2016) coi QLRR là thách thức nội bộ trong hệ thống NHTM của Việt Nam [14]. Ngoài ra Luc gợi ý xây dựng hệ thống ngân hàng Việt Nam một cách phù hợp để làm nền tảng triển khai QLRR. Nhìn chung, thực trạng rủi ro của NHTM Việt Nam được gắn chặt với nợ xấu, tín dụng đen, vốn được cấp, thua lỗ, biến động thị trường tiền tệ.

Dựa theo những nghiên cứu trước đó về QLRR tại các NHTM, bài viết đưa ra các giả thuyết và mô hình nghiên cứu sau:

GT1: Có mối quan hệ tích cực giữa trình độ chuyên môn của nhân viên và QLRR.

GT2: Có mối quan hệ tích cực giữa năng lực của khách hàng và QLRR

GT3: Có mối quan hệ tích cực giữa nguyên nhân do môi trường và QLRR.

Hình 1: Khung lý thuyết dự kiến của nghiên cứu

khung lý thuyết dự kiến

3. Phương pháp nghiên cứu

Bài viết sử dụng phương pháp tiếp cận định tính và kỹ thuật Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis - EFA) để xác định tính hợp lệ và đáng tin của các biến số nhằm tìm ra mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng tới QLRR của các NHTM tại TP. Hồ Chí Minh.

Dựa trên nguyên tắc Bollen [15], ta cần có ít nhất 5 mẫu cho mỗi thông số được dự đoán. Do đó, dựa trên số lượng thông số dự kiến (24), kích thước mẫu là 120 (24*5 = 120). Những người trả lời câu hỏi là 120 giám đốc và phó giám đốc của 4 NHTM được lựa chọn nghiên cứu tại TP. Hồ Chí Minh như ACB, BIDV, Sacombank và Techcombank.

Sau khi thu thập dữ liệu, tác giả sử dụng phần mềm SPSS 25.0 để phân tích dữ liệu, kiểm tra tính đáng tin của nhân tố Cronbach’s Alpha, Phân tích EFA để khám phá ra các nhân tố ảnh hưởng tới QLRR của 4 ngân hàng được nghiên cứu tại TP. Hồ Chí Minh.

4. Kết quả nghiên cứu

4.1. Đánh giá tính phù hợp của mô hình tương quan hồi quy

Theo Bollen, A.K (1992) [15] hệ số xác định R2 được chứng minh là một hàm số tăng qua nhân tố tự do được đưa vào mô hình. Càng nhiều nhân tố tự do được đưa vào mô hình thì mức R2 càng tăng. Trong trường hợp này, hệ số R2 đã chỉnh sửa được dùng để phản ánh sự phù hợp của mô hình tương quan hồi quy. Cụ thể:

Bảng 1. Đánh giá tính phù hợp của mô hình tương quan hồi quy

Đánh giá tính phù hợp của mô hình tương quan hồi quy

Bảng 1 cho thấy: Giá trị R = 0.931 > 0.5, do đó, mô hình nghiên cứu phù hợp để đánh giá mối quan hệ giữa nhân tố tự do và nhân tố phụ thuộc. Thêm vào đó, giá trị của R2 = 0.930 và mô hình tương quan quy hồi được xây dựng để phù hợp với dữ liệu 93%. Nói cách khác, 93% sự hài lòng của giám đốc và phó giám đốc của 4 ngân hàng tại TP. Hồ Chí Minh được thay đổi do thay đổi của nhân tố tự do: Trình độ chuyên môn của nhân viên, năng lực khách hàng, và nguyên nhân do môi trường, 7% còn lại là do các yếu tố khác.

4.2. Kiểm tra giả thuyết về ý nghĩa của các hệ số quy hồi

Bảng 2. Kết quả của trọng lượng hồi quy

Kết quả của trọng lượng hồi quy

Giả thuyết của mô hình được trình bày trong nghiên cứu này. Trong Bảng 2, khi xác minh tstat và tα/2 của các nhân tố để đo sự đáng tin, tất cả các nhân tố tự do (trình độ năng lực nhân viên, năng lực khách hàng, nguyên nhân do môi trường) đều đạt do tstat > tα/2(0,552) = 0.276 (giá trị nhỏ nhất là 25.901) và giá trị của Sig. nhỏ hơn 0.05, thể hiện độ đáng tin cao.

4.3. Đánh giá mức độ quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng tới sự hài lòng của khách hàng với chất lượng dịch vụ của NHTM TP. Hồ Chí Minh

Bảng 2 cho thấy mô hình hồi quy đa cộng tuyến của các nhân tố ảnh hưởng tới sự hài lòng của lãnh đạo ngân hàng về sự QLRR của nhân viên làm việc tại chi nhánh của 4 NHTM tại TP. Hồ Chí Minh, có các hệ số tiêu chuẩn như sau:

Sự hài lòng về QLRR = 0.044 + 0.749*TĐNV + 0.755*NLKH + 0.663*NNMT

Do đó, tất cả các nhân tố trình độ năng lực của nhân viên, năng lực khách hàng, và nguyên nhân do môi trường có mối liên hệ và ảnh hưởng trực tiếp tới sự hài lòng của giám đốc và phó giám đốc NHTM về QLRR của 4 NHTM tại TP. Hồ Chí Minh. Khi nhân viên ngân hàng thực hiện và quản lý những biến này tốt thì sự hài lòng của giám đốc và phó giám đốc sẽ ở mức cao hơn. Trong đó, nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất tới sự hài lòng của giám đốc và quản lý về năng lực chuyên môn của nhân viên trong chi nhánh của 4 NHTM tại TP. Hồ Chí Minh là năng lực khách hàng (β = 0.755), tiếp đó là trình độ nhân viên (β = 0.749), và cuối cùng là môi trường (β = 0.663). Nhìn chung, GT1, GT2, và GT3 cho mô hình nghiên cứu lý thuyết được chấp thuận. Do đó, giám đốc và phó giám đốc của NHTM tại TP. Hồ Chí Minh nên rà soát lại báo cáo tài chính của khách hàng và dự án đầu tư một cách cẩn thận; đồng thời đào tạo lại nhân viên của mình nhằm áp dụng Hiệp ước vốn Basel II và III để tiến hành QLRR nhằm ngăn chặn thua lỗ cho ngân hàng và khách hàng. Thêm vào đó, NHTM tại TP. Hồ Chí Minh nên liên lạc và hợp tác với nhau để có hệ thống e-banking được kết nối hiệu quả nhằm giải quyết QLRR một cách hiệu quả. 

5. Kết luận và ý nghĩa

5.1. Kết luận

Mọi rủi ro liên quan tới NHTM tại Việt Nam thường là rủi ro nợ xấu, rủi ro thanh khoản và rủi ro hệ thống điều hành. Mỗi rủi ro có một phương pháp quản lý hiệu quả. Do vậy chủ ngân hàng tại TP. Hồ Chí Minh nên thực hiện nghiêm ngặt những phương pháp sau nhằm hạn chế rủi ro trong ngân hàng của mình:

(1) Quản lý nợ xấu: NHTM phải tăng phần trăm nợ xấu dưới ngưỡng bằng việc tái cấu trúc các ngân hàng yếu, khuyến khích việc liên doanh liên kết giữa các ngân hàng. Việc mua lại các NHTM yếu và nợ xấu của các NHTM nên được Công ty Quản lý Quỹ đầu tư Việt Nam thực hiện nhằm hạn chế rủi ro do nợ xấu gây ra.

(2) Quản lý thanh khoản: Rủi ro thanh khoản của NHTM chưa được quản lý một cách bền vững do giai đoạn mất cân bằng. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục giảm lãi suất và khuyến khích các NHTM lớn hỗ trợ các ngân hàng nhỏ nhằm giới hạn rủi ro thanh khoản của NHTM. Tín hiệu cải thiện liên quan tới rủi ro thanh khoản có liên quan tới lãi suất tăng qua đêm từ các ngân hàng liên kết trong thời gian ngắn, giảm giao dịch qua đêm, không sử dụng các lãi suất và không có tín hiệu giảm tiền gửi thậm chí cả các ngân hàng tái cấu trúc. Tuy nhiên, rủi ro thanh khoản của các NHTM tại TP. Hồ Chí Minh đang ở mức cao, đồng thời sự giám sát của Ngân hàng Nhà nước về rủi ro thanh khoản không được tốt như mong muốn.

(3) Rủi ro hoạt động: Theo Hiệp ước Basel II, rủi ro hoạt động trong hệ thống ngân hàng là tổn thất quá trình, nhân lực, và hệ thống nội bộ chưa hoàn chỉnh, hoặc các nhân tố bên ngoài. Rủi ro này cũng có thể do các nhân tố khác gây ra như công nghệ thông tin, gian lận nội bộ, cấu trúc hoạt động, quy định, quy trình xử lý công việc. Những rủi ro này thường xuyên xảy ra tại NHTM do nhân lực, cơ chế hoạt động không phù hợp với mục tiêu và nhiệm vụ, chính sách kinh doanh không phù hợp, rủi ro hệ thống công nghệ như ATM hỏng, hoặc do kết nối, do đạo đức của nhân viên ngân hàng nhằm trục lợi cá nhân. Nguyên nhân chính gây ra rủi ro hoạt động là đạo đức của nhân viên ngân hàng và cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, đặc biệt là các rủi ro liên quan tới các sản phẩm mới của ngân hàng dựa trên cơ sở công nghệ số.

5.2. Ý nghĩa

Nghiên cứu cho biết ban quản lý của các NHTM tại TP. Hồ Chí Minh có thể có cái nhìn tốt hơn về các nhân tố ảnh hưởng lớn tới QLRR và chú tâm vào việc nghiên cứu báo cáo tài chính và kiểm tra dự án kinh doanh của khách hàng một cách cẩn thận trước khi quyết định cho vay vốn. Thêm vào đó, giám đốc và giám đốc tín dụng của các chi nhánh của NHTM phải rà soát lại nguồn nhân lực và chương trình đào tạo nhằm giúp nhân viên của mình có kiến thức tốt trong việc QLRR dựa theo tiêu chuẩn quốc tế nhằm ngăn chặn thất thoát cho các ngân hàng của mình và cải thiện danh tiếng của ngân hàng trên thị trường tài chính tại TP. Hồ Chí Minh cũng như tại Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

  1. FSB - Financial Stability Board. (2013). Risk management lessons from the Global Banking Crisis of 2008, Report in the Bank for International Settlements,Basel.
  2. Lang, N. T. (2017). Risk management in Vietnamese commercial banks and the current problems. The Journal of Finance Vietnam, 2(1), pp.1-5.
  3. Sensarma, R., and Jayadev, M. (2009). Are bank stocks sensitive to Risk Management? The Journal of Risk Finance, 10(1), pp.7-22.
  4. Halm, J. H. (2004). Interest rate and exchange rate exposures of banking institutions in pre-crisis Korea. Applied Economics, 36(13), pp.1409-1419.
  5. Fatemi, A., and Fooladi, I. (2006). Credit Management: A survey of practices. Management Finance, 32(3), pp.227-233
  6. Al-Tamimi, H. A., and Al Mazooei, F. M. (2007). Banks’ Risk management: A comparison study of UAE national and foreign banks. The Journal of Risk Finance, 8(4), pp.394-409.
  7. Al-Tamimi H.A. (2002). Risk management practices: An empirical analysis of the UAE commercial banks. Journal of Finance India, 6(3), pp.1045-1057.
  8. Hameeda, A.H., and Al-Aimi, J. (2012). Risk management practices of conventional and Islamic banks in Bahrain. The journal of Risk Finance, London, 13(3), pp.215-239.
  9. Al-Tamimi, H. A. (2008). Implementing Basel II: An investigation of the UAE banks’ Basel II preparations. Journal of Financial Regulation and Compliance, 16(2), pp.137-187.
  10. Hassan, A. (2009). Risk management practices of Islamic banks of Brunei Darrussalam. The Journal of Risk Finance, 10(1), pp.23-37.
  11. Greuning, H.V., & Iqbal, Z. (2008). Banking and Risk environment Islamic Finance: The regulatory challenge. John Willey & Son (Asia): pp.11-39.
  12. Mirakhor, A. (2011). Lesson from the recent crisis for Islamic finance. Journal of Economics and Management, 16(2), pp.132-138.
  13. Pan, Z. (2016). An empirical analysis of the Impact of Commercial Banks’ Corporate Governance to Risk Control. Management and Engineering: Brighton East, 2(2): pp.72-79.
  14. Luc, C. V. (2016). Opportunity and Challenge for Vietnamese banks in the period 2016-2020. Scientific Conference of Banking Vietnam, National Economics University.
  15. Bollen, A. K. (1992). Tests for Structural of Equation Models. Newbury Park, California, the U.S: SAGE.

ANALYZING FACTORS AFFECTING

THE RISK MANAGEMENT OF COMMERCIAL BANKS

IN HO CHI MINH CITY

• PhD. VO VAN BAN

Lecturer, Banking University - Ho Chi Minh City

• Master. VO DUC TAM

Lecturer, Banking University - Ho Chi Minh City

ABSTRACT:

Facing challenges of integration and improving the competitiveness of commercial banks, risk management becomes extremely important to commercial banks located in Ho Chi Minh City. This study was conducted by using quantitative and qualitative methods to examine factors affecting the risk management of four commercial banks in Ho Chi Minh City. It is important for the State Bank of Vietnam and government organizations to strictly control commercial banks to limit risks.

Keywords: Ability, environment, liquidity, professional capacity, risk management, commercial bank.

[Tạp chí Công Thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, Số 9, tháng 5 năm 2020]