Phát hiện nhiều vụ giả mạo nhãn hiệu Unilever trên thị trường Việt Nam.

Thời gian qua, các sản phẩm giả mạo nhãn hiệu Unilever xuất hiện nhiều tại thị trường Việt Nam. Các hình thức giả mạo nhãn hiệu Unilever đều tinh vi, cá biệt có những sản phẩm nếu như không có kinh nghiệm sẽ rất khó phát hiện.

Tại buổi làm việc với Tổng cục QLTT sáng ngày 14/9, ông Alex Arena - Giám đốc An ninh và bảo vệ thương hiệu khu vực SEAA & South Asia - Unilever, Tập đoàn Unilever đã đánh giá cao tầm quan trọng của thị trường Việt Nam đối với Unilever.

Thay mặt Tập đoàn, ông Alex Arena gửi lời cảm ơn đến Tổng cục QLTT vì những nỗ lực trong công tác kiểm tra kiểm soát thị trường, nhất là đối với việc phát hiện và thu giữ nhiều vụ việc liên quan đến sản phẩm giả mạo nhãn hiệu Unilever trên thị trường Việt Nam.

Đại diện sở hữu trí tuệ cho các thương hiệu của Tập đoàn Unilever tại Việt Nam, Công ty Luật Rouse đánh giá, trong thời gian qua, các sản phẩm giả mạo nhãn hiệu Unilever xuất hiện nhiều tại thị trường Việt Nam. Theo các nguồn tin riêng của đơn vị, phần lớn các sản phẩm được đi từ các thị trường bên ngoài vào Việt Nam, các hình thức giả mạo nhãn hiệu Unilever đều tinh vi, cá biệt có những sản phẩm nếu như không có kinh nghiệm sẽ rất khó phát hiện.

giả mạo nhãn hiệu Unilever

Theo ông Nguyễn Đức Lê, Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ QLTT, trong thời gian qua, các sản phẩm xâm phạm quyền SHTT của Unilever được lực lượng QLTT phát hiện và xử lý kịp thời. Nhất là từ khi hoạt động theo mô hình ngành dọc, công tác chống hàng giả được Tổng cục đặt trọng tâm.

Theo đó, kể từ khi hoạt động theo mô hình ngành dọc, Tổng cục QLTT đã ban hành kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ giai đoạn năm 2021-2025, với mục tiêu không còn hiện tượng bài bán công khai các sản phẩm hàng giả, hàng vi phạm quyền SHTT trong đó bao gồm cả các sản phẩm giả mạo nhãn hiệu Unilever, trên cả thị trường truyền thống và thương mại điện tử.

giả mạo nhãn hiệu Unilever
 Phó Tổng Cục trưởng Nguyễn Thanh Bình đánh giá cao sự phối hợp của Unilever trong thời gian qua

Kể từ đầu năm 2023 đến nay, lực lượng QLTT đã kiểm tra, xử lý 4.541 vụ các vụ việc liên quan đến hàng giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ và xâm phạm quyền SHTT, xử phạt vi phạm hành chính: 42.509.720.000 đồng, trị giá hàng hoá vi phạm hành chính: 55.616.233.000 đồng.

Điển hình như, ngày 14 tháng 3 năm 2023, Đội Quản lý thị trường số 4 đã phối hợp với Đội Cảnh sát điều tra - Công an huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai tiến hành khám phương tiện là xe ô tô con 07 chỗ, hiệu FAIRY mang biển kiểm soát 52F-9085 đang dừng đỗ tại thôn Thủy Phú, xã Ia Le, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai do ông Ngô Văn Long, sinh năm 1986, trú tại Tổ 2, phường Trà Bá, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai điều khiển. Kết quả kiểm tra phát hiện trong xe có 5.472 gói dầu gội đầu các loại (2.088 gói hiệu CLEAR, 3.384 gói hiệu SUNSILK), 900 gói kem xả (dầu xả) hiệu DOVE, 580 gói nước xả quần áo hiệu Comfort.

Toàn bộ hàng hóa trên không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp. Kiểm tra các dấu hiệu nhận biết ban đầu, đoàn kiểm tra nhận thấy toàn bộ số hàng hóa trên có dấu hiệu là hàng giả mạo nhãn hiệu giả mạo nhãn hiệu Unilever như CLEAR, SUNSILK, DOVE, Comfort đang được bảo hộ tại Việt Nam. Đội Quản lý thị trường số 4 tiến hành tạm giữ toàn bộ hàng hóa trên và tiến hành xử lý theo quy định. Ngày 21/3/2023, Cục Quản lý thị trường tỉnh Gia Lai ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối và buộc tiêu hủy toàn bộ hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Unilever nêu trên.

giả mạo nhãn hiệu Unilever
Theo ông Nguyễn Đức Lê, Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ QLTT, trong thời gian qua, các sản phẩm xâm phạm quyền SHTT giả mạo nhãn hiệu Unilever được lực lượng QLTT phát hiện và xử lý kịp thời.

Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Tổng Cục trưởng Nguyễn Thanh Bình đánh giá cao sự phối hợp của Unilever trong thời gian qua đồng thời đề nghị, trong thời gian tới Công ty TNHH Quốc tế Unilever Việt Nam tiếp tục hợp tác với Tổng cục Quản lý thị trường trong trong công tác đào tạo, tập huấn, nâng cao các kỹ năng nhận biết hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Phó Tổng Cục trưởng cũng đề nghị doanh nghiệp tăng cường phối hợp, cung cấp thông tin và đấu mối đại diện pháp lý để phối hợp trong công tác kiểm tra, xử lý vi phạm của lực lượng QLTT; Tiếp tục phối hợp với Tổng cục Quản lý thị trường trong việc triển khai Phòng trưng bày hàng thật - hàng giả đối với các sản phẩm của Unilever Việt Nam qua đó giúp người tiêu dùng nâng cao kiến thức, kỹ năng trong việc phân biệt các sản phẩm chính hãng của Unilever trên thị trường.

Nguyên Vỵ