Phát huy lợi thế cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh Tiền Giang

ThS. PHAN THỊ THANH THUÝ - ThS. TRẦN PHAN ĐOAN KHÁNH (Khoa Kinh tế - Luật, Trường Đại học Tiền Giang)

TÓM TẮT:

Nghiên cứu nhằm đề xuất và thử nghiệm một mô hình dựa trên lý thuyết về lợi thế cạnh tranh (LTCT), xác định thành phần quyết định khả năng cạnh tranh của du lịch tỉnh Tiền Giang. Kết quả nghiên cứu chỉ ra có 6 yếu tố của LTCT điểm đến du lịch, gồm: Yếu tố tự nhiên, lịch sử văn hóa xã hội, nguồn nhân lực, giá cả, chất lượng, cơ sở hạ tầng.

Từ khóa: Cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh, điểm đến du lịch, chiến lược, Tiền Giang.

1. Đặt vấn đề

Nghiên cứu về LTCT chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất hàng hóa, người ta biết rất ít về khả năng cạnh tranh trong dịch vụ (Porter, 1990, trang 239; Palmer, 1985; Sapir, 1982; Siniscalo, 1989). Tiền Giang là tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, có vị trí giao thông thủy, bộ rất thuận lợi, với tiềm năng du lịch rất lớn. Trong quá trình phát triển, du lịch Tiền Giang đã tăng cường đầu tư, đa dạng hóa sản phẩm và luôn nâng cao các tiêu chuẩn của ngành. Bên cạnh những kết quả đạt được, du lịch Tiền Giang vẫn còn gặp không ít khó khăn và thách thức. Khả năng cạnh tranh của du lịch Tiền Giang còn hạn chế trước sự cạnh tranh gay gắt của du lịch trong khu vực và cả nước. Vấn đề đặt ra đối với du lịch Tiền Giang là phải xác định và phát huy được những LTCT.

Dịch Covid–19 đang là mối đe dọa khủng khiếp đến tính mạng con người và cả nền kinh tế từ sản xuất đến thương mại dịch vụ của Trung Quốc nói riêng và các nước châu Á nói chung. Du lịch là một ngành công nghiệp không khói chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch này. Với những khó khăn đang gặp phải, ngành du lịch  cần phải biến thách thức thành cơ hội, coi t đây là thời điểm thích hợp để ngành tái cơ cấu hoạt động, làm mới điểm đến, xác định lại thị trường trọng điểm và nguồn khách. Do đó, cần thiết phải có cái nhìn toàn diện về LTCT của du lịch và các yếu tố ảnh hưởng đến LTCT. Đây là cơ sở để các nhà quản lý sử dụng các nguồn lực về tự nhiên, vốn, nhân lực, chính sách một cách hiệu quả.

2. Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu

Cạnh tranh: Theo quan điểm của Bernard Baruch; Giáo sư Tôn Thất Nguyễn Thiêm (2005) cho rằng: “Cạnh tranh trong thương trường không phải là diệt trừ đối thủ của mình mà chính là mang lại cho khách hàng những giá trị gia tăng cao hơn hoặc mới lạ hơn để khách hàng lựa chọn mình chứ không phải đối thủ”.Lợi thế cạnh tranh: Theo Porter (1995) có 2 loại LTCT cơ bản là chi phí thấp và khác biệt hóa. Lợi thế chi phí thấp xuất hiện khi cung cấp cho người mua tiện ích (giá trị) tương đương như các đối thủ cạnh tranh nhưng chi phí tích lũy từ việc thực hiện các hoạt động giá trị thấp hơn. Lợi thế khác biệt hóa xuất hiện khi cung cấp những tiện ích (giá trị) độc đáo so với đối thủ cạnh tranh nên người mua vẫn hài lòng với mức giá cao hơn bình thường và vượt trội so với phần chi phí tăng thêm để tạo ra tiện ích (giá trị) độc đáo đó. LTCT được định nghĩa là “khả năng của một tổ chức để tạo ra một thế đứng vững chắc hơn đối thủ cạnh tranh của nó” (Li et al., 2006). Từ góc độ du lịch, Dwyer, Forsyth và Rao (2000: 9) mô tả khả năng cạnh tranh như một khái niệm chung bao gồm sự khác biệt về giá cùng với biến động tỷ giá, mức năng suất của các thành phần khác nhau của các thành phần của ngành Du lịch và yếu tố định tính hấp dẫn hay nói cách khác là điểm đến.Mô hình nghiên cứu: Theo James Craig & Rober Grant (1993;p.93) các yếu tố quyết định đến LTCT bao gồm các nguồn lực bên trong (tiềm lực) và các nguồn lực bên ngoài (các yếu tố thành công then chốt). Nghiên cứu của (Saayman & Saayman, 2008: 83) cho rằng các yếu tố đa chiều ảnh hưởng đến ngành du lịch cần được quản lý để đạt được vị thế cạnh tranh hơn có thể được chia thành các yếu tố bên trong và bên ngoài.

Nguồn lực bên trong của LTCT: Nghiên cứu thực nghiệm của Dirk Morschett et al (2006) cho rằng ngoài giá cả và chất lượng là 2 LTCT cơ bản, thì nguồn nhân lực và tin cậy cũng đóng vai trò quan trọng tạo ra LTCT. Chất lượng phải được xem xét toàn diện, bao gồm: Chất lượng, chủng loại, quá trình cung cấp hàng hóa dịch vụ và cả khía cạnh marketing. Giá bán bao gồm giá nói chung và mức giá cho các loại hàng hóa dịch vụ cụ thể.

Theo quan điểm của Porter (1995) các yếu tố quyết định đến LTCT chính là những yếu tố góp phần hạ thấp chi phí hoặc nâng cao hiệu quả của người dùng đáp ứng tiêu chuẩn sử dụng và tiêu chuẩn nhận dấu hiệu nhận biết của họ. Tôn Thất Nguyễn Thiêm (2003) cho rằng LTCT thể hiện ở khả năng không ngừng tạo ra giá trị gia tăng vượt trội cho khách hàng trước các đối thủ. Lợi thế đó được quyết định bởi các yếu tố: Chất lượng sản phẩm dịch vụ; (ii) Thời gian là đi trước một bước làm ra cái lạ; (iii) Tin cậy thể hiện ở sự chắc chắn hứa điều gì làm được đều đó; (iv) Giá cả hợp lý và hợp thời.

Giả thuyết H1: Giá cả sản phẩm dịch vụ du lịch có mối tương quan đến LTCT.

Giả thuyết H2: Chất lượng sản phẩm dịch vụ có mối tương quan đến LTCT.

Giả thuyết H3: Nguồn nhân lực có mối tương quan đến LTCT.

Giả thuyết H4:  Sự tin cậy có mối tương quan đến LTCT.

Nguồn lực bên ngoài của LTCT: Porter (1995) đã mô tả các yếu tố bên trong là lợi thế tồn tại trong chính công ty và các yếu tố bên ngoài không thể kiểm soát được, ví dụ như cơ sở hạ tầng, chất lượng môi trường kinh doanh quốc gia, khả năng tiếp cận, tiếp thị và sự đa dạng của dịch vụ du lịch cũng như phát triển kỹ năng.

Nghiên cứu của Hiong (2007) cho thấy du lịch dựa trên tài nguyên thiên nhiên phong phú là một điểm thu hút được cả khách du lịch trong nước và quốc tế tìm kiếm. Trên thực tế, nghiên cứu xác định các hoạt động dựa trên thiên nhiên như thưởng thức vẻ đẹp của thiên nhiên, thăm người dân bản địa và các làng xung quanh được khách du lịch chấp nhận. Theo Ibrahim (2010), sự hấp dẫn tự nhiên; phát triển và cung cấp cơ sở hạ tầng du lịch (khách sạn/khu du lịch, triển lãm giáo dục, giải trí và nhận thức cộng đồng) và phát triển kinh tế - xã hội (hoạt động kinh tế, sự tham gia của cộng đồng địa phương và những cơ hội mới), là một trong những lý do thu hút khách du lịch đến thăm điểm đến tại địa phương.

Giả thuyết H5: Yếu tố tự nhiên có mối tương quan đến LTCT.

Giả thuyết H6: Lịch sử văn hóa có mối tương quan đến LTCT.

Giả thuyết H7: Cơ sở hạ tầng có mối tương quan đến LTCT.

Với 7 giả thuyết được đề xuất mô hình nghiên cứu dự kiến được sử dụng:

Hình 1: Mô hình nghiên cứu

Mô hình nghiên cứu

3. Phương pháp nghiên cứu

Xây dựng thang đo: Dựa vào kết quả của các nghiên cứu trước, nghiên cứu thực nghiệm, thực tiễn địa phương sử dụng kỹ thuật thảo luận nhóm tham khảo ý kiến của các chuyên gia và khách hàng với mục đích điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát dùng để đo lường LTCT. Tất cả các biến quan sát trong mô hình nghiên cứu được đo lường bằng thang đo Likert từ 1 đến 5 điểm (1- Hoàn toàn không đồng ý đến 5 - Hoàn toàn đồng ý).

Bảng 1. Thang đo và nguồn gốc thang đo nghiên cứu

Thang đo và nguồn gốc thang đo nghiên cứu

Phương pháp chọn mẫu và thu thập số liệu: Xác định quy mô mẫu cả mô hình phân tích khám phá theo Hair et al (2006) kích thước mẫu được xác định dựa vào (i) mức tối thiểu là 50 và (ii) số lượng biến đưa vào phân tích của mô hình có thể tỉ lệ 5:1 hay 10:1 và khi tỉ lệ càng lớn thì sai số mẫu càng nhỏ. Dữ liệu sơ cấp thu thập từ các nguồn (i) hội thảo chuyên gia nhóm các nhà khoa học nhà quản lý về lĩnh lực du lịch (ii) nghiên cứu trực tiếp qua phương pháp phỏng vấn trực tiếp 450 khách du lịch tại các điểm đến trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.

Công c xử lý thông tin: Nghiên cứu này sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để xử lý số liệu, phân tích hệ số Cronbach’s Alpha được sử dụng trước để loại các biến không phù hợp, phân tích các nhân tố khám phá EFA (exploratary factor analysis), phân tích hồi qui tuyến tính để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến LTCT du lịch.

4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Đặc điểm của đối tượng khảo sát

Đối tượng phỏng vấn là 450 du khách đang tham quan tại các điểm đến Tiền Giang và có 32 phiếu bị loại do có câu trả lời không phù hợp.

Bảng 2. Thông tin chung về đối tượng được khảo sát

Chỉ tiêu

Số lượng (người)

Tỷ lệ (%)

1. Theo quốc tịch

               - Nội địa

               - Quốc tế

 Trong đó:  Châu Á

                 Châu Âu

                 Châu Úc

                 Châu Mỹ

                 Khác

 

218

200

42

50

20

80

8

 

52.15

47.85

21.00

25.00

10.00

40.00

4.00

2. Theo giới tính

- Nam

- Nữ

 

198

220

 

47.37

52.63

3. Theo nhóm tuổi

- Dưới 18 tuổi

- Từ 18 đến dưới 30 tuổi

- Từ 30 đến dưới 45 tuổi

- Từ 45 đến dưới 60 tuổi

- Trên 60 tuổi

 

24

86

107

105

96

 

5.74

20.57

26.00

25.12

22.97

4. Nghề nghiệp

- Kinh doanh

- Công chức/viên chức

- Nhân viên văn phòng

- Sinh viên

- Nghỉ hưu

- Khác

 

93

67

95

30

105

28

 

22.25

16.03

7.18

22.73

25.12

6.69

5. Số lần đến Tiền Giang

- Đầu tiên

- Lần 2

- Trên 2 lần

 

305

78

35

 

72.97

18.66

8.37

6. Hình thức du lịch

             - Tự tổ chức

             - Theo tour

             - Khác

 

115

278

25

 

27.51

66.51

5.98

7.       Thời gian du lịch

            - Dưới 1 ngày

            - 1 ngày

            - 2 ngày

            - Trên 2 ngày

 

232

120

38

28

 

55.50

28.71

9.10

6.69

8.    Mục đích chuyến đi

            - Giải trí

            - Công tác

            - Khác

 

325

61

32

 

77.75

14.59

7.66

Nguồn: Kết quả phân tích SPSS từ số liệu khảo sát, 2019

4.2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo

Kết quả phân tích độ tin cậy cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha của các thang đo đều có giá trị trên 0.60. Thấp nhất là thang đo cơ sở hạ tầng (α = 0.791), cao nhất là thang đo văn hóa xã hội thể hiện (α = 0.908). Tổng số quan sát ban đầu là 41 quan sát, kết quả đánh giá độ tin cậy không loại bỏ biến nào. Như vậy, tất cả các biến quan sát sẽ được sử dụng trong phân tích nhân tố khám phá (EFA).

Bảng 3. Kết quả phân tích đ tin cy qua h số Cronbach’s Alpha

Kết quả phân tích độ tin cậy qua hệ số Cronbach’s Alpha

Nguồn: Kết quả phân tích SPSS từ số liệu khảo sát, 2019

Thang đo LTCT của điểm đến Tiền Giang gồm 7 thành phần: CULT, QUAT, RELT, INFT, NATT, HRT và PRIT với 37 quan sát đạt độ tin cậy Cronbach’s Alpha được đưa vào phân tích nhân tố khám phá.

Bảng 4. Kết quả EFA

Kết quả EFA

Nguồn: Kết quả phân tích SPSS từ số liệu khảo sát, 2019

Kết quả phân tích nhân tố được trình bày ở Bảng 4 cho thấy hệ số 1 > KMO > 0.5, mức ý nghĩa 1% (sig. = 0.000), tổng phương sai trích lớn hơn 50% (66.539%) cho biết 7 yếu tố này giải thích được 66.539% biến thiên của dữ liệu.

Bảng 5. Hệ số ước lượng của các biến trong mô hình hồi quyHệ số ước lượng của các biến trong mô hình hồi quy

Nguồn: Kết quả phân tích SPSS từ số liệu khảo sát, 2019

Kết quả phân tích hồi quy được trình bày ở Bảng 5 cho thấy: Giá trị F của mô hình 112.150 và giá trị Sig F = 0.000, chứng tỏ có nghĩa là tồn tại mối quan hệ tuyến tính giữa LTCT với ít nhất một trong các yếu tố là biến độc lập, như vậy mô hình hồi qui tuyến tính được đưa ra phù hợp với dữ liệu. Hệ số R2 = 0.658 tức mô hình giải thích được 65.80% sự biến thiên của LTCT bởi mối quan hệ tuyến tính của các nhân tố tác động.

Nghiên cứu cũng tiến hành một số kiểm định như phân phối chuẩn và giả định về hiện tượng đa cộng tuyến và sự tương quan, tất cả đều đạt yêu cầu. Cụ thể, dựa vào hệ số phóng đại phương sai VIF của các biến có thể thấy không có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra vì VIF của các biến đầu bé hơn 10 (Hoàng Trọng - Mộng Ngọc, 2008). Kết quả hệ số Durbin Watson của mô hình d = 1.456 tiến tới giá trị 2. Do đó, hiện tượng tự tương quan chuỗi bậc nhất không ảnh hưởng đến ý nghĩa của mô hình hồi qui (Hair et al., 2010).

Trong tất cả 7 biến được đưa vào mô hình thì có 6 biến giải thích được mức độ ảnh hưởng đến LTCT ở các mức ý nghĩa từ 1% đến 5%. Giá trị Beta chuẩn hóa của các biến này cho thấy có 5 biến độc lập có mối quan hệ thuận chiều đến lợi thế cạnh tranh, 1 biến có tác động nghịch chiều đến LTCT là biến giá cả. Và các biến được thể hiện theo mức độ quan trọng từ cao đến thấp như sau: Tài nguyên thiên nhiên (0.524), văn hóa - xã hội (0.152), giá cả (-0.119), nguồn nhân lực (0.109), chất lượng (0.092), cơ sở hạ tầng (0.091). Biến còn lại sự tin cậy (RELT) không ảnh hưởng đến LTCT du lịch tỉnh Tiền Giang.

Mức độ thể hiện tầm quan trọng của các biến phù hợp với thực tế các địa điểm du lịch ở Tiền Giang - vùng ĐBSCL. Đa số du khách khi tham gia du lịch vùng ĐBSCL nói chung và Tiền Giang nói riêng họ cảm thấy hứng thú và được trải nghiệm mới mẻ vùng sông nước kênh rạch di tích văn hóa đậm chất dân dã, khác biệt với cuộc sống xa hoa ở khu đô thị. Cảm nhận mới lạ với làng quê thanh bình, không khí trong lành, di chuyển bằng những tàu bè thuyền nhỏ len lỏi trong các kênh rạch và những người dân địa phương chất phác, mộc mạc đầy lòng hiếu khách là những giá trị cốt lõi quan trọng nhất để thu hút du khách tham quan Tiền Giang.

Bên cạnh đó, yếu tố giá cả cũng góp phần quan trọng không kém khi loại hình du lịch ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long tương đối giống nhau nên giá rẻ hơn nhưng chất lượng như nhau thì sẽ cạnh tranh hơn. Ngành Du lịch ở Tiền Giang cần duy trì tài nguyên thiên nhiên và di sản cho sự phát triển bền vững và độc đáo. Ngoài ra, Tiền Giang cũng cần cải tạo nguồn nhân lực, chất lượng, cơ sở hạ tầng du lịch để du khách có thể ở lại lâu hơn và thu hút nhiều khách du lịch khác đến thăm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

  1. Tôn Thất Nguyễn Thiêm (2005). Thị trường, chiến lược, cơ cấu: Cạnh tranh về giá trị gia tăng, định vị và phát triển doanh nghiệp. NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh.
  2. Akram Sadat Hosseini, Sanaz Soltani and Mohammad Mehdizadeh (2018). Competitive Advantage and Its Impact on New Product Development Strategy (Case Study: Toos Nirro Technical Firm). Journal of Open Innovation: Technology, Market, and Complexity.
  3. Er Ah Choy Nur, Helwa Ruslan (2018). Determinants of Competitive Advantage in the Tourism Sector of Langkawi Island, Kedah. Journal of Tourism, Hospitality & Culinary Arts (JTHCA), Vol. 10 (1), pp. 60-72.
  4. Engelina du Plessis, Melville Saayman (2015). What makes South African Tourism competitive? African Journal of Hospitality. Tourism and Leisure Vol 4 (2) - ISSN: 2223-814X.
  5. Hamsani (2015). Tourism Management Strategies: Creating a Competitive Advantage through the Concept of Organizational Citizenship Behavior (OCB). Mediterranean Journal of Social Sciences MCSER, Publishing, Rome-Italy, vol 6 no 5 S5.
  6. Jie Zhang, Camilla Jensen (2007). Comparative advantage explaining tourism flows. Annals of Tourism Research, Vol. 34, No. 1, pp. 223-243.
  7. Marlena A. Bednarska (2013). Quality of Work Life in Tourism - Implications for Competitive Advantage of the Tourism Industry. Journal of Travel and Tourism Research, Spring & Fall.
  8. Morchett, D., Swoboda, B.& Schramm-Klein (2006). Competitive strategies in retailing - investigation of the applicability of Porter’s framework for food retailers”. Journal of Retailing and Consumer Services, 13, pp. 275-287.
  9. Nurdasila Darsono, Afrida Yahya, and Rizki Amalia (2016). Analysis of Distinctive Capabilities and Competitive Advantage on Business Performance of Tourism Industry in Aceh. Journal of Economics, Business and Management, Vol. 4, No. 3.
  10. Porter, M.E (1990). The competitive advantage of nations. New York: The Free. Press.

PROMOTING COMPETITIVE ADVANTAGES OF TIEN GIANG PROVINCE’S TOURISM DESTINATIONS

● Master. PHAN THI THANH THUY

     ● Master.  TRAN PHAN ĐOAN KHANH

Faculty of Economics and Law, Tien Giang University

ABSTRACT:

This study is to propose and experiment a research model which is based on the theory of competitive advantage to determine factors affecting the competitiveness of Tien Giang province’s tourism industry. The study’s result shows that the competitiveness of a tourism destination is affected by six following factors, namely nature, socio-cultural history, human resources, price, quality, and infrastructure.

Keywords: Competition, competitive advantage, tourist destination, strategy, Tien Giang province.