Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình làm việc tại tỉnh Sóc Trăng

Ngày 17/7, tại tỉnh Sóc Trăng, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đã làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Sóc Trăng về tình hình kinh tế-xã hội, công tác dân tộc

Phát biểu kết luận tại cuộc làm việc, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình biểu dương, đánh giá cao những kết quả phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, đặc biệt là việc chăm lo đời sống của bà con các dân tộc thiểu số trong tỉnh ngày càng được cả hệ thống chính trị quan tâm, đem lại kết quả thiết thực, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng ấm no, góp phần quan trọng vào thành tựu chung của cả nước.

Tuy nhiên, Phó Thủ tướng cũng chỉ ra những hạn chế, yếu kém mà tỉnh cần nỗ lực khắc phục, vươn lên trong thời gian tới. Sóc Trăng vẫn là tỉnh nghèo, cơ cấu kinh tế còn nhỏ bé, thu ngân sách thấp chỉ đáp ứng được 35% nhu cầu chi; chưa quan tâm đào tạo lao động chất lượng cao; tỉ lệ hộ nghèo và cận nghèo còn mức cao.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ đề nghị tỉnh Sóc Trăng cần tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm, trước hết là tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tuyên truyền vận động đồng bào thực hiện tốt các chủ trương của Đảng và Nhà nước, không để kẻ xấu lợi dụng kích động đồng bào.

Tập trung thực hiện có hiệu quả các chính sách dân tộc, nhất là chính sách về hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giáo dục và đào tạo, chăm sóc sức khoẻ, giải quyết việc làm cho nhân dân. Đẩy mạnh hơn nữa cải cách hành chính, tập trung nguồn lực thực hiện tốt các chương trình, chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số như nhà ở, quy hoạch dân cư, hộ nghèo theo hướng phát triển bền vững.

“Sóc Trăng cần có các giải pháp giảm nghèo bền vững từ nay đến năm 2020, hướng đến năm 2030. Hạn chế thấp nhất tình trạng tái nghèo, nhất là trong đồng bào dân tộc thiểu số”, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ nhấn mạnh.

“Thách thức lớn đối với tỉnh là trình độ dân trí thấp, hạ tầng yếu, tỉnh nghèo… trong khi đó, chúng ta phải nỗ lực để triển khai toàn diện cùng cả nước cơ bản thành nước công nghiệp vào năm 2020. Muốn vậy, phải nghiên cứu xây dựng hạ tầng, quy hoạch phát triển như việc xem xét xây dựng cảng Trần Đề thành cảng nước sâu để gắn với phát triển điện gió, điện mặt trời, một số khu công nghiệp thu hút nhà đầu tư chiến lược như Nhật Bản, Đài Loan, Singapore và các nhà đầu tư trong nước vào xúc tiến đầu tư cho tỉnh nhà”, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình gợi mở với lãnh đạo tỉnh và các bộ, ngành.

Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình tặng quà cho các gia đình chính sách.

Đồng thời, ngăn chặn cho được hôn nhân cận huyết thống cũng như nạn tảo hôn trong đồng bào dân tộc và thực hiện tốt chính sách dân số, đẩy lùi tệ nạn, hủ tục gắn với tuyên truyền các nâng cao nhận thức của người dân, bảo vệ truyền thống văn hoá các dân tộc.

Từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số, quan tâm đến công tác đào tạo, quy hoạch, bồi dưỡng, bổ nhiệm cán bộ người dân tộc thiểu số trong thời kỳ mới. Đổi mới hoạt động của các tổ chức chính trị, gắn với việc “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.

Tỉnh cần quan tâm hơn nữa đến công tác giữ vững an ninh chính trị, củng cố vững chắc khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Chủ động ngăn chặn từ xa các hoạt động chống phá khối đại đoàn kết toàn dân. Tập trung đấu tranh ngăn chặn sự về suy thoái chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện của diễn biến và tự diễn biến, tự chuyển hoá trong cán bộ, đảng viên.

Về các kiến nghị của tỉnh, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đề nghị các bộ, ngành tổng hợp, nghiên cứu, báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định trên cơ sở tạo điều kiện thuận lợi để Sóc Trăng phát triển nhanh hơn, hiệu quả hơn.

Nhân chuyến công tác tại tỉnh Sóc Trăng, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Chủ tịch danh dự Quỹ bảo trợ học sinh dân tộc thiểu số, học sinh nghèo của Báo Công an nhân dân đã trao 100 suất học bổng (1 triệu đồng/suất) cho học sinh nghèo, học sinh dân tộc thiểu số xã Tân Phú, huyện Châu Thành.

Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh-liệt sĩ, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình đã đến thăm Mẹ Việt Nam Anh hùng Tô Thị Tốt, thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng và bà Lê Thị Hạnh, vợ cố nhà văn, nhà báo, liệt sĩ Lê Vĩnh Hoà, phường Xuân Khánh, thành phố Cần Thơ.

Phát biểu kết luận tại cuộc làm việc, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình biểu dương, đánh giá cao những kết quả phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, đặc biệt là việc chăm lo đời sống của bà con các dân tộc thiểu số trong tỉnh ngày càng được cả hệ thống chính trị quan tâm, đem lại kết quả thiết thực, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng ấm no, góp phần quan trọng vào thành tựu chung của cả nước.

Tuy nhiên, Phó Thủ tướng cũng chỉ ra những hạn chế, yếu kém mà tỉnh cần nỗ lực khắc phục, vươn lên trong thời gian tới. Sóc Trăng vẫn là tỉnh nghèo, cơ cấu kinh tế còn nhỏ bé, thu ngân sách thấp chỉ đáp ứng được 35% nhu cầu chi; chưa quan tâm đào tạo lao động chất lượng cao; tỉ lệ hộ nghèo và cận nghèo còn mức cao.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ đề nghị tỉnh Sóc Trăng cần tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm, trước hết là tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tuyên truyền vận động đồng bào thực hiện tốt các chủ trương của Đảng và Nhà nước, không để kẻ xấu lợi dụng kích động đồng bào.

Tập trung thực hiện có hiệu quả các chính sách dân tộc, nhất là chính sách về hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giáo dục và đào tạo, chăm sóc sức khoẻ, giải quyết việc làm cho nhân dân. Đẩy mạnh hơn nữa cải cách hành chính, tập trung nguồn lực thực hiện tốt các chương trình, chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số như nhà ở, quy hoạch dân cư, hộ nghèo theo hướng phát triển bền vững.

“Sóc Trăng cần có các giải pháp giảm nghèo bền vững từ nay đến năm 2020, hướng đến năm 2030. Hạn chế thấp nhất tình trạng tái nghèo, nhất là trong đồng bào dân tộc thiểu số”, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ nhấn mạnh.

“Thách thức lớn đối với tỉnh là trình độ dân trí thấp, hạ tầng yếu, tỉnh nghèo… trong khi đó, chúng ta phải nỗ lực để triển khai toàn diện cùng cả nước cơ bản thành nước công nghiệp vào năm 2020. Muốn vậy, phải nghiên cứu xây dựng hạ tầng, quy hoạch phát triển như việc xem xét xây dựng cảng Trần Đề thành cảng nước sâu để gắn với phát triển điện gió, điện mặt trời, một số khu công nghiệp thu hút nhà đầu tư chiến lược như Nhật Bản, Đài Loan, Singapore và các nhà đầu tư trong nước vào xúc tiến đầu tư cho tỉnh nhà”, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình gợi mở với lãnh đạo tỉnh và các bộ, ngành.

Đồng thời, ngăn chặn cho được hôn nhân cận huyết thống cũng như nạn tảo hôn trong đồng bào dân tộc và thực hiện tốt chính sách dân số, đẩy lùi tệ nạn, hủ tục gắn với tuyên truyền các nâng cao nhận thức của người dân, bảo vệ truyền thống văn hoá các dân tộc.

Từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số, quan tâm đến công tác đào tạo, quy hoạch, bồi dưỡng, bổ nhiệm cán bộ người dân tộc thiểu số trong thời kỳ mới. Đổi mới hoạt động của các tổ chức chính trị, gắn với việc “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.

Tỉnh cần quan tâm hơn nữa đến công tác giữ vững an ninh chính trị, củng cố vững chắc khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Chủ động ngăn chặn từ xa các hoạt động chống phá khối đại đoàn kết toàn dân. Tập trung đấu tranh ngăn chặn sự về suy thoái chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện của diễn biến và tự diễn biến, tự chuyển hoá trong cán bộ, đảng viên.

Về các kiến nghị của tỉnh, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đề nghị các bộ, ngành tổng hợp, nghiên cứu, báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định trên cơ sở tạo điều kiện thuận lợi để Sóc Trăng phát triển nhanh hơn, hiệu quả hơn.

Nhân chuyến công tác tại tỉnh Sóc Trăng, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Chủ tịch danh dự Quỹ bảo trợ học sinh dân tộc thiểu số, học sinh nghèo của Báo Công an nhân dân đã trao 100 suất học bổng (1 triệu đồng/suất) cho học sinh nghèo, học sinh dân tộc thiểu số xã Tân Phú, huyện Châu Thành.

Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh-liệt sĩ, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình đã đến thăm Mẹ Việt Nam Anh hùng Tô Thị Tốt, thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng và bà Lê Thị Hạnh, vợ cố nhà văn, nhà báo, liệt sĩ Lê Vĩnh Hoà, phường Xuân Khánh, thành phố Cần Thơ.