Theo báo cáo nhanh của lực lượng Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trong ngày, từ 12h ngày 22/5 đến 12h ngày 23/5, các cơ sở kinh doanh cơ bản đã chấp hành nghiêm việc niêm yết giá và bán theo giá niêm yết.

Các siêu thị, cửa hàng tiện ích tăng lượng dự trữ hàng hóa nên nguồn cung các mặt hàng lương thực, thực phẩm tương đối đầy đủ.

Riêng tại Bến Tre, giá cả hàng hóa tương đối ổn định, nguồn cung hàng hóa dồi dào, nhiều mẫu mã, đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân; không xảy ra hiện tượng khan hiếm hàng hóa, đầu cơ, găm hàng hoặc mua gom hàng hóa để tích trữ.

Trong ngày, giá cả hàng hóa tại tỉnh Bến Tre ổn định, không có biến động, cụ thể: giá khẩu trang vải dao động từ 9.000-11.000 đồng/cái; nước rửa tay khô giá dao động từ 35.000 - 50.000 đồng/chai (100ml); cồn 700, 900 giá dao động từ 4.500- 5.500 đồng/chai (60ml); găng tay y tế giá dao động từ 60.000 - 65.000 đồng/hộp (100 cái); giá gạo dao động từ 9.500 - 25.000 đồng/kg (tùy loại).

phòng, chống dịch Covid
 Trong công tác phòng chống dịch Covid-19, các Đội thuộc Cục Quản lý thị trường Bến Tre đã tiến hành vận động 1.067 cơ sở ký cam kết không đầu cơ, găm hàng, tăng giá đột biến đối với mặt hàng trang thiết bị y tế

Đáng chú ý, trong công tác kiểm tra, kiểm soát các mặt hàng phục vụ công tác phòng chống dịch, ngày 23/5, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre kết thúc xử lý 1 vụ việc, phạt tiền 1,5 triệu đồng.

Các hành vi vi phạm là kinh doanh khẩu trang vải không rõ nguồn gốc xuất xứ, buộc tiêu hủy 600 khẩu trang vải không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Ngoài ra, trong công tác phòng chống dịch Covid-19, các Đội Quản lý thị trường đã tiến hành vận động 1.067 cơ sở ký cam kết không đầu cơ, găm hàng, tăng giá đột biến đối với mặt hàng trang thiết bị y tế, không kinh doanh hàng hóa nhập lậu, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng kém chất lượng, thực hiện niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết.

Trong thời gian tới, Cục QLTT tỉnh Bến Tre tiếp tục yêu cầu các Đội QLTT thực hiện giám sát chặt chẽ các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, các phương tiện vận chuyển hàng hóa trên địa bàn, kể cả các phương tiện vận chuyển bưu phẩm, các điểm tập kết hàng hóa.

Nếu phát hiện có vi phạm hoặc dấu hiệu vi phạm thì phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật các hành vi đầu cơ, găm hàng, vi phạm về giá, về nhãn, về công bố chất lượng; sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ đối với các mặt hàng trang thiết bị y tế (khẩu trang, nước sát khuẩn và găng tay y tế).

Về phía Tổng cục Quản lý thị trường, trong thời gian tới, Tổng cục sẽ tiếp tục đôn đốc lực lượng tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp buôn lậu, gian lận thương mại, đầu cơ găm hàng, gây khan hiếm giả tạo, hàng giả, hàng nhái trên thị trường, nhất là các mặt hàng thiết yếu trong phòng chống dịch như khẩu trang, dung dịch diệt khuẩn, vật tư y tế.

Trong ngày 23/5/2020, lực lượng quản lý thị trường cả nước đã kiểm tra, giám sát 5; xử lý 1 vụ việc vi phạm; số tiền xử phạt hành chính là 1,5 triệu đồng.

Lũy kế từ ngày 31/01 đến ngày 23/5/2020, lực lượng quản lý thị trường cả nước đã kiểm tra, giám sát 9.253; số tiền xử phạt vi phạm hành chính 4,83 tỷ đồng.