Sử dụng cobalt để sản xuất pin mặt trời

Một nhóm nghiên cứu của Trường Đại học Basel - Thuỵ Sỹ đã phát hiện ra rằng, cobalt cũng có thể được sử dụng để sản xuất pin mặt trời.

Nhóm nghiên cứu-do Ed Constable và Catherine Housecroft, hai nhà hoá học dẫn đầu-ở Đại học Basel đã thành công thay thế iodine (i-ốt) bằng cobalt, iodine này được sử dụng trong pin mặt trời với chất nhuộm hấp thụ ánh sáng và đồng kim loại làm nền (DSSC). Phát hiện này có thể giúp cho việc chế tạo pin mặt trời thân thiện với môi trường hơn, rẻ hơn.

Pin mặt trời với chất nhuộm hấp thụ ánh sángBottom of Form

DSSC là loại pin hấp thụ ánh sáng mặt trời thông qua một chất nhuộm chuyển màu, sau quá trình chuyển đổi điện tử, tạo ra dòng điện. Chất điện giải đóng vai trò là tác nhân vận chuyển điện tử.

Thông thường, iodine và hợp chất iodine là những chất điện giải, nhưng, như đã nói ở trên, các nhà hoá học ở Đại học Basel đã thay những chất điện giải này bằng một hợp chất cobalt.

Lợi ích của cobalt

Theo các nhà nghiên cứu ở Đại học Basel, có hai lợi ích chính khi sử dụng cobalt, không sử dụng iodine nữa, trong sản xuất DSSC.

Lợi ích đầu tiên là so với iodine, cobalt có rất nhiều trong tự nhiên. Iodine là một nguyên tố hiếm, chỉ hiện diện ở mức 450 phần/tỷ trên Trái Đất, trong khi cobalt có nhiều hơn tới 50 lần. Cobalt là một nguyên liệu bền vững hơn.

Thứ hai là, sử dụng cobalt thay cho iodinesẽ nâng tuổi thọ của DSSC, bởi vì đồng và iodine trong DSSC phản ứng với nhau và tạo ra hợp chất đồng-i ốt, chất này làm suy giảm chất lượng DSSC.