Tác động của các nhân tố tới phát triển dịch vụ thẻ của Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam tại Bắc Ninh

NGUYỄN THỊ MINH THẢO - CHV. ĐỖ THỊ VIỆT HẰNG - CHV. NGUYỄN THỊ TỐ LY - CHV. BÙI THỊ XUÂN (Trường Đại học Thương mại).

TÓM TẮT:

Việc nghiên cứu đánh giá tác động của các nhân tố tới phát triển dịch vụ thẻ luôn được các ngân hàng thương mại quan tâm, bởi nó quyết định tới định hướng phát triển của dịch vụ này tại các địa phương. Việc sử dụng phân tích định lượng với mô hình phát hiện nhân tố (EFA) là khá phù hợp, đảm bảo tính riêng có trong từng loại hình khảo sát và từng địa bàn dân cư.

Nghiên cứu được thu thập trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh vào năm 2019 nhằm đánh giá khả năng tác động của các nhân tố tới phát triển dịch vụ thẻ của Ngân hàng Thương mại cổ phần (TMCP) Công Thương Việt Nam. Từ đó, tác giả chỉ ra mô hình ảnh hưởng và đề xuất các giải pháp đối trong thời gian tới.

Từ khóa: Dịch vụ thẻ, ngân hàng, mô hình phát hiện nhân tố, nhân tố ảnh hưởng.

1. Đặt vấn đề

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, các loại hình dịch vụ ngân hàng ở nước ta đang ngày càng được đa dạng hóa. Các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt đang dần thay đổi cơ bản cuộc sống và nhận thức của người dân. Một trong số đó, phải kể đến là loại hình thẻ ngân hàng. Dịch vụ thẻ có ưu thế nhiều mặt trong việc thỏa mãn nhu cầu của khách hàng vì tính tiện dụng và an toàn của nó. Mỗi ngân hàng đều có những chiến lược riêng nhằm chiếm lĩnh thị trường và phát triển thương hiệu dịch vụ thẻ của mình.

Bắc Ninh là tỉnh đứng thứ 30 về số dân, xếp thứ 6 về tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP)xếp thứ 2 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 7 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 1.247.500 người dân, GRDP đạt 187.200 tỉ đồng (tương ứng với 8,1303 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 150,1 triệu đồng (tương ứng với 6.519 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 10,60%. Bên cạnh đó, Bắc Ninh có 15 khu công nghiệp (KCN) tập trung, 1 khu công nghệ thông tin và hơn 30 cụm công nghiệp. Đặc biệt, việc thu hút được các tập đoàn lớn đầu tư trên địa bàn, như: Samsung, Canon, Foxconn, Vinamilk..., đã giúp Bắc Ninh trở thành một trong những tỉnh có kinh tế năng động, tăng trưởng tốc độ lớn trong cả nước. Đây là những điều kiện thuận lợi để phát triển dịch vụ thẻ.

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (Vietinbank) luôn quan tâm phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ, trong đó có dịch vụ thẻ, để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của địa phương. Tuy nhiên, hoạt động dịch vụ thẻ của Vietinbank đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và phải cạnh tranh gay gắt với hơn 30 ngân hàng TMCP có mặt trên địa bàn tỉnh, như: Vietcombank, Agribank, BIDV, MB bank, Đông Á Bank, Sacomank…

Bài viết đề cập tới hoạt động phát triển dịch vụ thẻ của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh bằng phương pháp nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu được thực hiện với các mục đích: (1) Xác định và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ thẻ ngân hàng, (2) Đánh giá mức độ ảnh hưởng của mỗi nhân tố tới sự phát triển dịch vụ và (3) Đưa ra các khuyến nghị phù hợp với Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam trong việc phát triển dịch vụ thẻ trong thời gian tới.

2. Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu

2.1. Cơ sở lý thuyết về phát triển dịch vụ thẻ của ngân hàng thương mại

Thẻ ngân hàng (tiền điện tử) là phương tiện thanh toán hiện đại nhất trên thế giới hiện nay, ra đời từ phương thức mua bán chịu hàng hoá bán lẻ và phát triển gắn liền với ứng dụng công nghệ tin học. Theo Quy chế phát hành, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng ban hành kèm theo Quyết định số 20/2007/QĐ - NHNN ngày15/5/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, thì Thẻ ngân hàng “là phương tiện do tổ chức phát hành thẻ phát hành để thực hiện giao dịch thẻ theo các điều kiện và điều khoản được các bên thoả thuận”.

Dịch vụ thẻ ngân hàng là công cụ thanh toán do ngân hàng phát hành thẻ (NHPHT)  cấp cho khách hàng để sử dụng thanh toán hàng hoá dịch vụ hoặc rút tiền mặt trong phạm vi số dư tiền gửi của mình hoặc hạn mức tín dụng được cấp theo hợp đồng ký kết giữa NHPHT và chủ thẻ. Thẻ còn được dùng để thực hiện các dịch vụ thông qua hệ thống giao dịch tự động hay còn gọi là hệ thống phục vụ ATM. Cơ sở chấp nhận thẻ và đơn vị cung ứng dịch vụ rút tiền mặt, đòi tiền chủ thẻ thông qua ngân hàng thanh toán thẻ (NHTTT) và NHPHT. Dịch vụ thẻ ngân hàng bao gồm ba đặc điểm cơ bản: (1) sản phẩm vô hình; (2) dịch vụ không đồng nhất; và (3) sản xuất và tiêu thụ đối với dịch vụ này không thể tách rời.

Vai trò của dịch vụ thẻ đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng: Tăng thu nhập cho ngân hàng; Thúc đẩy ngân hàng hiện đại hóa công nghệ; Đa dạng hóa các dịch vụ, đáp ứng ngày càng tốt hơn các nhu cầu của người dân và tăng tính cạnh tranh; Tăng nguồn huy động vốn; Mở rộng sản phẩm cho vay; Mở rộng tiến tới hoàn thiện tiện ích thanh toán của ngân hàng.

2.2. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu

Mô hình nghiên cứu xem xét ảnh hưởng của 8 nhóm nhân tố tác động cùng chiều (tương quan +) đến phát triển dịch vụ thẻ bao gồm:

3. Phương pháp nghiên cứu

3.1. Phát triển bảng hỏi và lựa chọn thang đo

Các biến quan sát trong từng nhân tố của mô hình nghiên cứu được xây dựng dựa trên việc phỏng vấn chuyên gia - là cán bộ quản trị cao cấp của Vietinbank. Thang đo đánh giá các biến quan sát được lựa chọn là thang đo Likert 5 điểm. Nội dung các biến quan sát trong từng nhân tố và biến phụ thuộc sau điều chỉnh, như sau:

Bảng 1.  Các biến quan sát

TT

Mã hóa

Các nhân tố

Giả thuyết

I

KT

Trình độ kỹ thuật

+

1

KT1

Thẻ sử dụng công nghệ kỹ thuật tiên tiến

 

2

KT2

Thẻ tích hợp nhiều dịch vụ đi kèm

 

3

KT3

Tốc độ thực thiện các giao dịch của thẻ trên hệ thống ATM

 

4

KT4

Tốc độ xử lý những yêu cầu khiếu nại của khách hàng

 

5

KT5

Hệ thống công nghệ xử lý các giao dịch thanh toán thẻ

 

6

KT6

Hệ thống máy ATM hoạt động thông suốt

 

7

KT7

Giao diện máy ATM dễ sử dụng

 

II

RR

Quản trị rủi ro hoạt động

+

8

RR1

Độ an toàn trong từng lần giao dịch

 

9

RR2

Độ an toàn thông tin chủ thẻ, số dư tài khoản

 

10

RR3

Bảo mật mật khẩu thẻ

 

III

NL

Nguồn nhân lực

+

11

NL1

Trình độ, khả năng truyền đạt của nhân viên giao dịch

 

12

NL2

Năng lực của kỹ thuật viên thẻ

 

13

NL3

Thái độ của nhân viên tại giao dịch quầy khi thực hiện các giao dịch cho KH thẻ.

 

14

NL4

Thái độ của nhân viên tổng đài/ hotline khi giải đáp, hỗ trợ các yêu cầu của khách hàng.

 

IV

TC

Năng lực tài chính

+

15

TC1

Tiềm lực tài chính của Vietinbank

 

16

TC2

Cơ sở vật chất ngân hàng hiện đại

 

17

TC3

Hệ thống ATM/POS rộng khắp

 

18

TC4

Mạng lưới phòng giao dịch dày đặc, thuận tiện cho giao dịch

 

V

CS

Chính sách của Ngân hàng

 

19

CS1

Xây dựng niềm tin, lòng trung thành của khách hàng

 

20

CS2

Truyền thông, marketing rộng rãi

 

21

CS3

Liên kết với các tổ chức, doanh nghiệp để đẩy mạnh thanh toán thẻ

 

22

CS4

Các chương trình ưu đãi cho khách hàng

 

VI

XH

Môi trường kinh tế xã hội

+

23

XH1

Mức sống của người dân

 

24

XH2

Thói quen tiêu dùng của người dân

 

25

XH3

Trình độ dân trí nâng cao

 

VII

DT

Đối thủ cạnh tranh

+

26

DT1

Thương hiệu hình ảnh Vietinbank trong hệ thống NHTM

 

27

DT2

Các ngân hàng mở rộng phát triển dịch vụ thẻ

 

28

DT3

Biểu phí dịch vụ thẻ giữa các ngân hàng

 

VIII

PL

Môi trường pháp lý

+

29

PL1

Chính sách hỗ trợ, khuyến khích thực hiện giao dịch thẻ

 

30

PL2

Trình tự thủ tục hành chính đơn giản, quy chế thông thoáng của NHNN trong phát hành thẻ.

 

31

PL3

Hoàn thiện hệ thống pháp luật nhà nước về sử dụng và thanh toán thẻ

 

 

 

Nhóm nhân tố phụ thuộc

 

32

PT

Phát triển dịch vụ thẻ

 

3.2. Tổng thể, mẫu nghiên cứu và phương pháp thu thập dữ liệu

Kích thước mẫu phụ thuộc vào phương pháp phân tích, nghiên cứu này sử dụng phân tích nhân tố khám phá (EFA). Trong điều kiện nghiên cứu hạn chế, nhóm nghiên cứu chọn 100 mẫu đại diện lấy theo cơ cấu khách hàng. 

Đặc điểm mẫu nghiên cứu: Với 100 mẫu nghiên cứu, có 66% là khách hàng nam giới và 34% là khách hàng nữ giới. Với độ tuổi trung bình là 35 - 45 tuổi (chiếm 35%); chiếm 28% là những khách hàng có độ tuổi từ 25 - 35%; trên 60 tuổi chiếm 6%. Điều này cho thấy, tập khách hàng chủ yếu hiện nay của ngân hàng TMCP tại Bắc Ninh là những người trẻ tuổi.

3.3. Phương pháp phân tích dữ liệu nghiên cứu

Dữ liệu được phân tích với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 20 qua các bước như sau:

Bước 1. Kiểm định sự tin cậy thang đo các nhân tố trong mô hình;

Bước 2. Phân tích nhân tố khám phá;

Bước 3. Đánh giá bằng giá trị trung bình và độ lệch chuẩn;

Bước 4. Phân tích tương quan;

Bước 5. Phân tích hồi quy và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu;

4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha

Qua kết quả phân tích, có 8 thành phần thang đo về đánh giá phát triển dịch vụ thẻ và yếu tố phụ thuộc đều có độ tin cậy > 0,6. Điều đó cho thấy, thang đo được xây dựng có ý nghĩa trong thống kê và đạt hệ số tin cậy cần thiết, có thể tiếp tục đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA. Kết quả đánh giá lại thang đo cho thấy, các thang đo đều thỏa mãn yêu cầu.

Phân tích nhân tố khám phá EFA

Đối với biến độc lập: Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA được tiến hành bằng phần mềm SPSS và kết quả chỉ số KMO là 0,823 > 0,5. Giá trị Sig của kiểm định Bartlett’s bằng 0,000 < 0,05 cho thấy, các biến có tương quan với nhau nên mô hình là phù hợp để đưa vào phân tích nhân tố khám phá. Có 8 nhân tố được trích ra đều có giá trị Eigenvalue lớn hơn 1 và điểm dừng khi trích các yếu tố tại nhân tố thứ 6 có Eigenvalue là 1,061 > 1. Tổng phương sai trích của 8 nhân tố bằng 73,874% > 50%, điều này cho thấy khả năng sử dụng 8 nhân tố thành phần này giải thích được 73,874% biến thiên của các biến quan sát. Dựa vào ma trận xoay nhân tố khi chạy EFA, có 30 biến còn lại được trích thành 8 nhân tố (có biến KT7 bị loại do hệ số tải < 0,5).

Như vậy, sau khi tiến hành kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA thì 31 biến quan sát ban đầu được nhóm lại thành 8 nhân tố, đồng thời không có sự biến đổi so với mô hình nghiên cứu đề xuất. Các nhân tố này bao gồm: Nhân tố 1 –KT được đo lường bởi các biến KT1, KT2, KT3, KT5, KT6. Nhân tố 2 - RR được đo lường bởi các biến RR1, RR2, RR3. Nhân tố 3 - NL được đo lường bởi các biến NL1, NL2, NL3, NL4. Nhân tố 4 - NL được đo lường bởi các NL1, NL2, NL3, NL4. Nhân tố 5 - CS được đo lường bởi các biến CS1, CS2, CS3, CS4. Nhân tố 6 - XH được đo lường bởi các biến XH1, XH2, XH3. Nhân tố 7 - DT được đo lường bởi các biến DT1, DT2, DT3. Nhân tố 8 - PL được đo lường bởi các biến PL1, PL 2, PL3.

Bảng 3. Kết quả phân tích

 

Hệ số chưa chuẩn hóa

Hệ số chuẩn hóa

t

p -value

Thống kê đa cộng tuyến

R2 hiệu chỉnh

p -value (F)

B

Sai số chuẩn

Beta

VIF

Hệ số chặn

-.595

.337

 

-1,769

,078

 

.466

0.000

DT

.180

.042

.208

4,303

,000

1,173

CS

.189

.043

.206

4,416

,000

1,093

NL

.151

.041

.175

3,737

,000

1,104

KT

.228

.043

.252

5,329

,000

1,130

TC

.528

.079

.354

6,704

,000

1,405

Biến phụ thuộc: PT

Đối với biến phụ thuộc: Kết quả phân tích EFA với KMO bằng 0,902 > 0,5 và kiểm định Bartlett’s có sig bằng 0,000 < 0,05 nên khẳng định dữ liệu phù hợp để phân tích nhân tố. Phân tích đã rút trích từ 5 biến đánh giá các yếu tố phát triển dịch vụ thẻ (PT) thành một nhân tố chính, có Eigenvalue bằng 4,072 và tổng phương sai trích là 81,439% >50%.

Kết quả phân tích hồi quy

Từ kết quả của Bảng 3 cho thấy, có 5 yếu tố có ý nghĩa về mặt thống kê: DT, CS, NL, KT và TC. Riêng yếu tố về rủi ro hoạt động, môi trường kinh tế xã hội và môi trường pháp lý do có sig > 0,05 nên không phù hợp và bị loại. Vì vậy, phương trình hồi quy được xác định như sau:

PT* = 0,208 DT + 0,206 CS + 0,175 NL + 0,252 KT + 0,354 TC

Bên cạnh đó, thống kê F của phân tích phương sai có p-value bằng 0,000 cho thấy, kết quả ước lượng là phù hợp. Giá trị R2 hiệu chỉnh = 0,466 cho biết rằng, các biến độc lập trong mô hình có thể giải thích được 46,6% sự biến thiên của biến phụ thuộc. Hay nói cách khác, giá trị R2 hiệu chỉnh giải thích được 46,6% sự phù hợp của mô hình. Hệ số VIF của các biến phụ thuộc trong mô hình đều nhỏ hơn 10, vì vậy cho thấy không có sự tồn tại của hiện tượng đa cộng tuyến. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu định lượng về các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ thẻ, phương trình hồi quy tuyến tính bội được trích theo hệ số Beta chuẩn hóa cho thấy: Năng lực tài chính (TC) có hệ số Beta chuẩn hóa 0,354 - cao hơn so với tất cả các nhân tố còn lại. Hệ số Beta chuẩn hóa của nhân tố còn lại lần lượt là: trình độ kỹ thuật (KT) - bằng 0.252; Đối thủ cạnh tranh (DT) - bằng 0,208; chính sách của ngân hàng (CS) - bằng 0,206; Nguồn nhân lực (NL) - bằng 0,175. Do đó, có thể kết luận được rằng: năng lực tài chính bao gồm cơ sở vật chất hiện đại; hệ thống máy ATM, POS rộng khắp; mạng lưới các phòng giao dịch thuận tiện có thể hỗ trợ các vấn đề về dịch vụ thẻ; là các yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất đến phát triển dịch vụ thẻ tại tỉnh Bắc Ninh.

5. Các giải pháp đề xuất

5.1. Đầu tư tài chính vào cơ sở vật chất ngân hàng hiện đại, mở rộng mạng lưới bốt ATM, đơn vị chấp nhận thẻ

Vietinbank tại Bắc Ninh cần chú ý đầu tư nâng cấp các trang thiết bị, cơ sở vật chất, đảm bảo các máy ATM luôn được tiếp quỹ kịp thời, khắc phục nhanh chóng các sự cố để luôn đáp ứng được yêu cầu khách hàng, nâng cao tính chuyên nghiệp trong giao dịch. Cần bố trí lắp đặt thêm các địa điểm ATM gần các khu vực có đông dân cư, khu công nghiệp; bố trí thêm các điểm giao dịch qua máy POS tại các nơi có khách hàng sử dụng dịch vụ ăn uống, lưu trú nhiều hơn để tạo điều kiện thuận lợi cho thanh toán.

Với mục tiêu hướng đến phần đông người tiêu dùng, ngân hàng cũng cần có kế hoạch đầu tư các đơn vị chấp nhận thẻ, lắp đặt máy ATM ở nhiều nơi. Phát triển khách hàng song song với phát triển mạng lưới đơn vị chấp nhận thẻ, ATM. Đầu tư và phát triển mạng lưới máy ATM, tối ưu hóa hoạt động của ATM không chỉ đầu tư số lượng mà còn phải nâng cao chất lượng của mỗi máy khi đưa vào hoạt động. Tuy chưa có những sự cố nghiêm trọng nhưng ngân hàng cần thường xuyên kiểm tra và cải thiện chất lượng của máy, đưa vào sử dụng các dòng máy hiện đại hơn.

5.2. Đổi mới kỹ thuật, hiện đại hóa công nghệ

Vietinbank cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, bởi đây là điều kiện triển khai các loại hình dịch vụ mới, mở rộng đối tượng phạm vi và khách hàng. Công nghệ thông tin cho phép ngân hàng nắm bắt và cập nhật đầy đủ các thông tin khách hàng; giảm thiểu rủi ro; giảm chi phí và thời gian giao dịch; tăng độ an toàn. Ngân hàng cần đầu tư cho hệ thống bảo trì thiết bị này để nâng cao tốc độ xử lý nhanh.

5.3. Giảm phí liên quan đến thẻ

Với tình hình cạnh tranh gay gắt, việc phát triển khách hàng sử dụng thẻ mới là một điều khó. Do đó, biện pháp hiệu quả là miễn giảm các loại phí sử dụng thẻ ATM cho khách hàng như: Phí phát hành, phí thường niên, phí rút tiền, phí chuyển tiền nội mạng... để bước đầu phát triển số lượng thẻ phát hành. Sau khi khách hàng sử dụng, ta có thể áp dụng các biện pháp về lãi suất như: Giảm lãi suất cho vay qua thẻ tín dụng; vay thấu chi ở mức hợp lý phù hợp với thị trường; cộng lãi suất tiền gửi có kỳ hạn phát sinh trên tài khoản thẻ.

5.4. Đẩy mạnh công tác marketing, quảng cáo

Ngân hàng có thể tăng cường quảng cáo về thẻ trên tivi, internet… hoặc có các buổi giới thiệu trực tiếp với khách hàng về sản phẩm thẻ, những tính năng mới và các tiện ích. Ngoài ra, có thể quảng cáo qua banroll, bảng quảng cáo tại các chợ, siêu thị, trường học,… để tạo ấn tượng với khách hàng, tác động mạnh mẽ đến nhận thức về sản phẩm.

Các máy ATM là nơi khách hàng giao dịch thường xuyên, vì vậy ngân hàng có thể thiết lập các quảng cáo thông tin hiển thị ngay trên màn hình giao dịch của máy để khách hàng có thể biết thêm về dịch vụ thẻ một cách nhanh nhất.

Hiện nay, hình thức quản lý vốn tập trung và trả tiền lương cho nhân viên thông qua tài khoản ngân hàng được nhiều tổ chức sử dụng. Ngân hàng cần nắm bắt cơ hội này để tiếp cận các đơn vị sử dụng dịch vụ, từ đó mở rộng phát hành thẻ, nhất là thẻ tín dụng nội địa.

5.5. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Trước hết, cần nâng cao kiến thức chuyên môn, trình độ nghiệp vụ và tính chuyên nghiệp của người thực hiện các sản phẩm, dịch vụ này. Đảm bảo từ cán bộ quản lý đến cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ sử dụng thành thạo công nghệ ngân hàng, được đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên nghiệp vụ về sản phẩm. Bằng cách tổ chức tập huấn ngắn hạn cho cán bộ, thông qua đó tạo điều kiện cho các cán bộ được gặp gỡ, trao đổi các vấn đề về chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn. Chú trọng đào tạo về tác phong làm việc, thái độ phục vụ khách hàng.

Khách hàng của dịch vụ thẻ ngày càng được mở rộng từ các khách hàng có thu nhập thấp (học sinh, sinh viên) đến các khách hàng VIP. Do đó, trình độ học vấn và văn hóa ứng xử của khách hàng vì thế cũng có sự khác biệt.

Công tác tuyển chọn cán bộ phải sát sao, nghiêm túc, công bằng để lựa chọn những cán bộ có năng lực, trình độ thực sự. Ngoài ra, Vietinbank cần có chính sách ưu đãi để thu hút đội ngũ chuyên gia giỏi, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hiện tại.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

  1. Gurajati, D.N. (2003). Basic Econometrics. McGraw Hill.
  2. Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS - 2 tập, Nhà xuất bản Hồng Đức.
  3. Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (2020), https://www.vietinbank.vn

 Impacts of factors affecting the card service development of Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade at Bac Ninh Province

Ph.D Nguyen Thi Minh Thao

Postgraduate student Do Thi Viet Hang

Postgraduate student Nguyen Thi To Ly

Postgraduate student Bui Thi Xuan

Thuongmai University

ABSTRACT:

Assessing the impacts of factors affecting the card service development always receive attention from commerical banks because this assessment plays a key role in the development orientation of card services in localities. The quantitative analysis methods and exploratory factor analysis model are suitable as they ensure the characterisitcs of each type of survey and population area. This study focused on Bac Ninh Province as there are many industrial parks with a large population in this province. The data of this study was collected in 2019 to assess factors affecting the card service development of Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade.

Keywords: Card service, bank, exploratory factor analysis, affecting factors.

[Tạp chí Công Thương-Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, Số 10, tháng 5 năm 2020]