TÓM TẮT:

Nghiên cứu phân tích tác động của việc quản trị rủi ro tín dụng (RRTD) đến lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) của 6 ngân hàng thương mại (NHTM) cổ phần có vốn nhà nước ở Việt Nam. Các thông số được sử dụng bao gồm: Chi phí trên tài sản cho vay - CLA_Ratio, Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu - CAR, Tỷ lệ nợ xấu - NPLR, Tỷ lệ đòn bẩy tài chính - Leverage ratio (LR), Kích thước ngân hàng - SIZE, Tổng sản phẩm quốc nội - GDP, Tỷ lệ lạm phát - INF. Bằng việc sử dụng thống kê mô tả, xem xét mối quan hệ tương quan và chạy mô hình hồi quy giữa các thông số trên, nghiên cứu còn giúp điều tra liệu có mối quan hệ giữa quản trị RRTD và ROA hay không. Kết quả nghiên cứu này cho thấy các chỉ số quản trị như CLA_Ratio, CAR và NPLR có ý nghĩa thống kê; trong khi, LR và SIZE không mang ý nghĩa thống kê cao với khoảng độ tin cậy 95%. Đối với GDP và INF có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với ROA.

Từ khóa: Quản trị rủi ro, ngân hàng thương mại, lợi nhuận.

1. Đặt vấn đề

Hoạt động quản trị RRTD của ngân hàng gắn chặt với hoạt động cấp tín dụng, hoạt động này cần thể hiện sự vận dụng các nguyên tắc quản trị nói chung vào hoạt động có tính đặc thù của quá trình cấp tín dụng. Tiến trình quản trị RRTD bao gồm các nội dung công việc mà bất kỳ ngân hàng nào cũng phải thực hiện. Nếu quản trị RRTD được kiểm soát trong khả năng ngân hàng thì NHTM có đảm bảo được hoạt động kinh doanh của họ trong điều kiện biến động của thị trường tài chính trong và ngoài nước hay không(?).

Mục đích chính của nghiên cứu này là để phân tích tác động của quản trị RRTD đến lợi nhuận của các NHTM cổ phần có vốn nhà nước ở Việt Nam. Các chỉ số chủ yếu của quản trị RRTD được sử dụng để điều tra mối quan hệ đó là CAR, NPLR, CLA và LR. Trong khi lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) sẽ trình bày như là biến để đo lường lợi nhuận của các NHTM.

Để tìm hiểu về tác động này, nghiên cứu sẽ hướng đến trả lời câu hỏi sau đây:

"Mối quan hệ giữa quản trị RRTD và lợi nhuận của các NHTM cổ phần có vốn Nhà nước ở Việt Nam từ 2005-2015".

Nghiên cứu này sẽ trình bày cơ sở lý thuyết về quản trị RRTD theo quan điểm của các nhà khoa học để thấy được vai trò và tầm quan trọng của quản trị RRTD. Ngoài ra, sử dụng phương pháp định lượng, nghiên cứu đề xuất mô hình mối quan hệ giữa quản trị RRTD và lợi nhuận cho các NHTM cổ phần có vốn Nhà nước ở Việt Nam từ năm 2005 đến 2015.

Do số lượng quan sát là 54, bài báo sẽ tiến hành nghiên cứu thí điểm (pilot study) để cung cấp cho người đọc một cái nhìn sơ bộ về mối quan hệ này và đồng thời bài viết cũng kêu gọi những nghiên cứu khác sâu hơn về vấn đề này với số lượng mẫu lớn hơn để có được bức tranh tổng quát hơn.

2. Cơ sở lý thuyết

Tầm quan trọng của ngân hàng trong nền kinh tế là cung cấp tính thanh khoản cho cả người đi vay và người cho vay (Kashyap, A.K., Rajan, R., Stein, J.C., 1999). Do đó các ngân hàng phải đánh giá được rủi ro mà họ phải đối mặt hàng ngày trong hoạt động cho vay. Chính vì vậy mà các ngân hàng phải cần không ngừng quan tâm đến việc quản trị ngân hàng mình từ việc giám sát, theo dõi và thu hồi vốn vay để có được các khoản cho vay hiệu quả hơn (Mohammad, 2014).

Hoạt động tín dụng ở các NHTM hiện nay chứa đựng nhiều rủi ro, trong đó RRTD là rủi ro lớn nhất mà các ngân hàng và các tổ chức tài chính khác phải đối mặt. RRTD bao gồm mức độ của các khoản nợ xấu, nợ có vấn đề hoặc dự phòng cho việc tổn thất của khoản cho vay (Jiménez, G., & Saurina, J., 2006). RRTD là loại rủi ro xảy ra khi người vay không thanh toán được nợ theo thỏa thuận hợp đồng dẫn đến sai hẹn trong nghĩa vụ trả nợ. Vì vậy để hạn chế RRTD buộc các ngân hàng phải quan tâm đến quản trị rủi ro này. Quản trị RRTD là tiến trình của nhà quản trị bao gồm nhận dạng, đánh giá mức độ rủi ro tiềm ẩn mà ngân hàng phải đối mặt, đồng thời lựa chọn và thực thi những biện pháp/công cụ thích hợp nhằm đối phó với rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại (Dương, 2015).

Quy trình quản trị RRTD bắt buộc các ngân hàng thiết lập một quy trình rõ ràng trong việc phê duyệt tín dụng mới, cũng như để mở rộng tín dụng hiện có. Các quá trình này cũng để theo dõi một cách cẩn thận đặc biệt và có các bước khác phù hợp được thực hiện để kiểm soát hay giảm thiểu những rủi ro liên quan đến việc cho vay (Basel, 1999).

Nghiên cứu được tiến hành bởi Kuo và Enders (2004) về những chính sách quản trị RRTD cho các ngân hàng nhà nước ở Trung Quốc và phát hiện ra rằng việc “mọc lên như nấm” của các thị trường tài chính; các NHTM nhà nước ở Trung Quốc phải đối mặt với những thách thức và những khó khăn lớn cho họ để cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài, trừ khi họ thực hiện một số thay đổi sâu sắc trong những chính sách quản trị của mình. Trong sự thay đổi sâu sắc này, việc cải cách cách thức quản trị RRTD là một bước tiến quan trọng để xác định liệu rằng các NHTM nhà nước ở Trung Quốc sẽ sống sót trước những thách thức này hay không.

3. Mô hình nghiên cứu

3.1. Các nghiên cứu trước đây

Có rất nhiều nghiên cứu về hiệu quả của việc quản trị RRTD đối với hoạt động kinh doanh và cách quản trị RRTD hiệu quả giúp giảm khả năng thất bại và đạt được yêu cầu về hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Hầu hết các nghiên cứu này ủng hộ quan điểm cho rằng, có một mối quan hệ thuận chiều giữa các chỉ số quản trị RRTD và lợi nhuận của các ngân hàng, trong khi một số nghiên cứu khác có quan điểm ngược lại.

Đối với nghiên cứu của Haslem (1968) thì chỉ tiêu ROA là quan trọng để đo lường tính hiệu quả của lợi nhuận trong tương lai của ngân hàng. Trong nghiên cứu này, tác giả đã tìm thấy mối quan hệ giữa biến độc lập (CAR, NPLR) có tác động đến biến phụ thuộc ROA. Tác giả còn lựa chọn biến độc lập là kích thước ngân hàng (logarit tự nhiên của tổng tài sản là thước đo kích thước của ngân hàng) (Shalit, S.S. & Sankar, U., 1977).

Theo nghiên cứu khác của Afriyie và Akotey, họ đã kiểm tra tác động của quản trị RRTD vào lợi nhuận của các ngân hàng nông thôn trong Brong Ahafo Region của Ghana. Trong mô hình của họ, ROE và ROA được sử dụng như các chỉ số lợi nhuận, trong khi NLPR và CAR là chỉ số quản trị RRTD. Kết quả cho thấy mối quan hệ thuận chiều giữa NPLR và lợi nhuận của ngân hàng nông thôn. Điều này tiết lộ rằng, mặc dù có những tổn thất trong quá trình cho vay (NPLR cao) nhưng các ngân hàng vẫn kiếm được lợi nhuận. Điều này có nghĩa rằng những ngân hàng có hoạt động quản trị RRTD thực tế hiệu quả bởi vì họ có thể chuyển các chi phí của các khoản nợ xấu cho các khách hàng khác với một mức lãi suất cho vay cao hơn. Nghiên cứu cũng khẳng định rằng, các ngân hàng nông thôn với tỷ lệ an toàn vốn cao hơn có thể tạm ứng tốt hơn các khoản vay hơn và hấp thụ RRTD bất cứ khi nào chúng xuất hiện và do đó ngân hàng sẽ có thể ghi lợi nhuận tốt hơn.

Ngoài ra theo Basel III, quy định mức tỷ lệ đòn bẩy tài chính đối với các ngân hàng trung ương nhằm hạn chế việc lạm dụng quá mức vốn huy động cho các hoạt động kinh doanh của các NHTM. Do đó, chỉ tiêu này cũng được sử dụng để đo lường hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.

3.2. Các biến của mô hình

Trong nghiên cứu này sẽ nghiên cứu mối quan hệ giữa thực tế quản trị RRTD với chỉ số lợi nhuận (chỉ số ROA) của 6 NHTM có vốn Nhà nước ở Việt Nam từ 2005 đến 2015. Biến phụ thuộc là ROA và các biến độc lập bao gồm CLA_ratio, CAR, NPLR, LR.

Bên cạnh đó, nghiên cứu còn cân nhắc sự hiện diện của biến kiểm soát (biến độc lập) là kích thước ngân hàng (SIZE) và hai biến vĩ mô tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và tỷ lệ lạm phát (INF). Sự tổng hợp các biến trong nghiên cứu này thể hiện qua bảng sau:

3.3. Mô hình nghiên cứu đề xuất và giả thuyết nghiên cứu

a) Giả thuyết nghiên cứu


b) Mô hình nghiên cứu

Trong đó:

ROA: Lợi nhuận trên tổng tài sản tại thời điểm t

CAR: Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu tại thời điểm t

CLA_Ratio: Chi phí trên tài sản cho vay tại thời điểm t

NPLR: Tỷ lệ nợ xấu tại thời điểm t

LR: Tỷ lệ đòn bẩy tài chính tại thời điểm t

SIZE: Log tổng tài sản của ngân hàng

GDP: Tỷ lệ tăng trưởng GDP tại thời điểm t

INF: Tỷ lệ lạm phát tại thời điểm t

3.4. Dữ liệu thu thập

Nghiên cứu này xem xét tác động của quản trị RRTD đến lợi nhuận kinh doanh của 6 NHTM cổ phần có vốn Nhà nước ở Việt Nam từ năm 2005 đến năm 2015. Các ngân hàng được lựa chọn là: NHTM Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (VCB), NHTM Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank), Ngân hàng Dầu khí toàn cầu (GP ngân hàng), Ngân hàng TNHH một thành viên Đại Dương (Ocean), Ngân hàng Xây dựng (CB). Dữ liệu được lấy từ các báo cáo tài chính của các ngân hàng với mẫu quan sát 54. Dữ liệu GDP và INF được lấy từ trang web của Ngân hàng Thế giới.

4. Phân tích dữ liệu và thảo luận

Giá trị trung bình (Mean) ROA là 0.0109. Đối với Chi phí cho mỗi khoản vay, giá trị trung bình là 0.0285. Giá trị trung bình của Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu lần lượt là 0.0689. Giá trị trung bình của Tỷ lệ nợ xấu là 0.0248, trong khi giá trị trung bình của LR là 14.1976. Giá trị trung bình của SIZE, GDP và INF lần lượt là 8.0743, 6.2, 10.2482.

Bảng 2: Thống kê mô tả


Bảng 3: Mối tương quan (Correlations)

Ma trận tương quan cho thấy các biến độc lập ảnh hưởng đến biến phụ thuộc ROA:

- Chi phí trên tài sản cho vay tác động 32% đến lợi nhuận (ROA).

- Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu tác động 25% đến lợi nhuận (ROA).

- Tỷ lệ nợ xấu tác động 29% đến lợi nhuận (ROA).

- Tỷ lệ đòn bẩy tài chính tác động 52% đến lợi nhuận (ROA).

- Kích thước ngân hàng tác động 42% đến lợi nhuận (ROA).

- Biến tốc độ tăng trưởng GDP và tỷ lệ lạm phát ảnh hưởng không đáng kể đến lợi nhuận (ROA).

Bảng 4: Kết quả hồi quy mô hình 1

Bảng 4 cho thấy R2 là khoảng 32%, có nghĩa là mô hình này có mức độ giải thích là 32%. Các biến độc lập không mang ý nghĩa thống kê với khoảng tin cậy 95%. Có tương quan chuỗi (serial correlation) trong mô hình, vì giá trị p-value = 0.0000 nhỏ hơn 0.05 nên giả thuyết “H0: Không có tương quan chuỗi” bị bác bỏ.

Bảng 5: Kiểm tra tương quan chuỗi

Vì tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội và tỷ lệ lạm phát thể hiện xu hướng qua các năm nên hai biến GDP và INF sẽ được thay bằng GDP*@trend và INF*@trend để có được mô hình tốt hơn.

Bảng 6: Kết quả hồi quy mô

Từ kết quả hồi quy ở bảng 5, R2 tăng và đạt khoảng 51%. Kết quả cho thấy ROA có quan hệ thuận chiều với CLA_Ratio. Có nghĩa là một sự tăng lên trong chi phí trên tài sản cho vay sẽ làm tăng lợi nhuận của ngân hàng 0.1242. Và mối quan hệ này mang ý nghĩa thống kê vì giá trị p (0.0187) nhỏ hơn 0.05 với độ tin cậy 95%. Vì giá trị p-value nhỏ hơn 5% nên giả thuyết 1: H0 bị bác bỏ, điều đó có nghĩa là “chi phí trên tài sản cho vay - CLA” có tác động đến Lợi nhuận - ROA. Khi ngân hàng tăng tính hiệu quả trong việc phân phối các khoản vay đến khách hàng thì lợi nhuận của ngân hàng sẽ tăng theo.

Cũng từ bảng 3, ROA có quan hệ cùng chiều với tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu. Nghĩa là, sự gia tăng lợi nhuận của ngân hàng sẽ được tác động bởi sự gia tăng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của ngân hàng là 0.1254. Kết quả chạy hồi quy cho thấy, có mối quan hệ có ý nghĩa thống kê thuận chiều giữa biến phụ thuộc ROA và biến độc lập CAR vì giá trị p (1.8%) nhỏ hơn 5% với độ tin cậy 95%. Như vậy, “tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu - CAR” có mối quan hệ thuận chiều với lợi nhuận - ROA, do p-value nhỏ hơn 5% nên giả thuyết 2: H0 bị bác bỏ. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam vừa ban hành Thông tư số 13/2010/TT-NHNN, trong đó quy định nâng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của ngân hàng thương mại từ 8% lên 9%. Thông tư đề cập đến việc nâng cao hơn nữa khả năng bảo đảm an toàn cho hệ thống ngân hàng tiếp cận và áp dụng hệ thống chuẩn mực đánh giá an toàn ngân hàng theo Ủy ban Giám sát ngân hàng Basel. Tỷ lệ này giúp ngân hàng xác định được khả năng thanh toán các khoản nợ có thời hạn và giúp họ đối mặt với các loại rủi ro có thể xảy ra như RRTD, rủi ro vận hành.

Tỷ lệ nợ xấu cũng là biến mang ý nghĩa thống kê trong quản trị RRTD, do giá trị p-value = 4.81% nhỏ hơn 5% nên giả thuyết 3: H0 bị bác bỏ. NPLR có tác động đến ROA nhưng do hệ số là -0.0705 nên tác động này là ngược chiều. Trong ngành Ngân hàng, Basel II đã xây dựng mối liên kết giữa vốn điều lệ tối thiểu và RRTD cơ bản của các ngân hàng. Nghiên cứu Brewer và cộng sự (2006, trang 1045) cho thấy, NPLR thấp hơn tượng trưng cho một môi trường kinh tế mạnh mẽ hơn và quản trị RRTD hiệu quả hơn. Vì vậy, cả CAR và NPLR đều có thể được xem là chỉ số phản ánh chính xác việc quản trị RRTD.

Trong khi biến LR và SIZE là hai biến không mang ý nghĩa thống kê và do giá trị p-value lớn hơn 5% nên giả thuyết 4: H0 và giả thuyết 5: H0 không có bằng chứng để bác bỏ, vì thế hai biến này không có tác động đến lợi nhuận – ROA.

Hệ số beta của hai biến độc lập GDP*@trend và INF*@trend là âm cho thấy mối quan hệ ngược chiều giữa lợi nhuận trên tổng tài sản và tốc độ tăng trưởng GDP và tỷ lệ lạm phát. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng GDP và ROA mang ý nghĩa thống kê vì giá trị p-value 0.0006 nhỏ hơn 0.05 với độ tin cậy 95%, trong khi tác động tỷ lệ lạm phát và ROA không mang ý nghĩa thống kê.

Trong nghiên cứu này, kết quả tác động ngược chiều của tốc độ tăng trưởng GDP đến lợi nhuận phù hợp với nghiên cứu của Khrawish (2011). Tài khoản về rủi ro kinh tế vĩ mô cũng được xem xét bằng cách kiểm soát lạm phát. Dự kiến mức độ lạm phát ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng sẽ phụ thuộc vào các động thái lạm phát trong tương lai có được dự đoán đầy đủ hay không. Tỷ lệ lạm phát được dự đoán đầy đủ sẽ làm tăng lợi nhuận khi các ngân hàng có thể điều chỉnh lãi suất một cách hợp lý nhằm tăng doanh thu, trong khi thay đổi bất ngờ có thể làm tăng chi phí do điều chỉnh lãi suất không hoàn hảo và giảm lợi nhuận. Naceur và Kandil (2009) đã giải thích được hệ số âm bằng thực tế nghiên cứu là tỷ lệ lạm phát cao làm tăng sự không chắc chắn và giảm nhu cầu tín dụng. Từ đó, nguồn thu nhập thừ hoạt động cho vay sẽ giảm.

Sử dụng Ramsey RESET Test để xem mô hình có bị ước lượng chệch và tương thích hay không?

Bảng 7: Kiểm định RESET cảu Ramsey
(Số phần từ muốn thêm vào - Number fitted of terms = 1)


Bảng 8: Kiểm định RESET của Ramsey
(Số phần tử muốn thêm vào - Number fitted of term = 2)

Từ kết quả bảng 7 và 8, giá trị p-values (number of fitted terms = 1) and p-values (number of fitted terms = 2) are 0.7994 and 0.4680 tương ứng. Những giá trị p-value này đều lớn hơn 0.05, nên giả thuyết H0: mô hình ước lượng không chệch và tương thích không có bằng chứng để bác bỏ. Do đó, mô hình ước lượng không chệch và tương thích (Unbiased and adequate).

5. Kết luận

Mục tiêu chung của nghiên cứu này là thiết lập ảnh hưởng của “chi phí trên tài sản cho vay, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ đòn bẩy tài chính, kích thước và hai biến vĩ mô tốc độ tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát” lên hiệu quả kinh doanh tại các NHTM có vốn nhà nước. Kết quả cho thấy, việc quản trị RRTD là một yếu tố dự báo quan trọng của hoạt động kinh doanh ngân hàng và như vậy, sự thành công của hoạt động ngân hàng phụ thuộc vào quản trị rủi ro, đặc biệt quản trị RRTD. Trong nghiên cứu này, Chi phí trên tài sản cho vay, Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu và Tỷ lệ nợ xấu có mối quan hệ thuận chiều với Lợi nhuận của ngân hàng và đều có ý nghĩa thống kê cao với độ tin cậy 95%. Trong lĩnh vực ngân hàng, Basel II đã xây dựng được mối liên hệ giữa vốn quy định tối thiểu và RRTD tiềm ẩn của các ngân hàng. Vì vậy, chỉ số tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu có thể được sử dụng để phản ánh thực tế quản trị RRTD và các nhà quản lý ngành Ngân hàng không chỉ ở Việt Nam mà ở các nước khác trên thế giới cần xác định rõ và giám sát các ngân hàng của mình trong việc duy trì một tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu.

Tỷ lệ nợ xấu có quan hệ ngược chiều với Lợi nhuận ngân hàng, nhưng chỉ số này mang ý nghĩa thống kê, trong khi hai chỉ số Tỷ lệ đòn bẩy tài chính và Kích thước ngân hàng không mang ý nghĩa thống kê với khoảng tin cậy 95%. Tốc độ tăng trưởng GDP mang ý nghĩa thống kê nhưng Tỷ lệ lạm phát không mang ý nghĩa thống kê trong nghiên cứu này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Dương, N. H. (2015). Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. TP. Hồ Chí Minh.2. Ngân hàng Nhà nước. (2010, 05 20). Thông tư số 13/2010/TT-NHNN "Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng". Việt Nam.

3. Appa, R. (1996). The Monetary and Financial System (3 ed.). London: London Bonkers Books Ltd.

4. Basel. (1999). Principles for the management of credit risk Consultive paper issued by Basel Committee on Banking Supervision. Basel.

5. Haslem, J. A. (1968). A statistical analysis of the relative probability of commercial banks. Journal of Finance , 23 (1), 167-176.

6. Jiménez, G., & Saurina, J. (2006). Credit cycles, credit risk, and prudential regulation. International Journal of Central Banking , 2 (2), 65-98.

7. Kashyap, A.K., Rajan, R., Stein, J.C. (1999). Banks as Liquidity Providers: An Explanation for the Coexistence of Lending and DepositTaking. NBER Working Paper Series.

8. Kuo, S. H., & Enders, W. (2004). The Term Structure of Japanese Interest Rate: The equilbrium spread with asymmetric dynamics. The Japanese and International Economics , 18, 84-98.

9. Ravi, P. S. (2012). The impact of credit risk management on financial performance of commercial banks in Nepal. International Journal of Arts and Commerce , 1 (5), 9-15.

10. Shalit, S.S. & Sankar, U. (1977). The Measurement of Firm Size. Review of Economics and Statistics , 59 (3), 290-298.

IMPACTS OF CREDIT RISK MANAGEMENT

ON PROFITS OF STATE-OWNED JOINT STOCK

COMMERCIAL BANKS IN VIETNAM

Master. NGUYEN KIM QUOC TRUNG

Ph.D. Candidate in Business Management,

Ho Chi Minh City University of Technology

ABSTRACT:

This study analyzes how credit risk management impacts on the return on assets (ROA) ratio of six state-owned joint stock commercial banks in Vietnam. The study uses some parameters including cost per loan asset (CLA) ratio, capital adequacy ratio (CAR), non-performing loan ratio (NPLR), financial leverage ratio (FLR), size of commercial banks, inflation rate and GDP. By using the descriptive statistics method to assess corelations between these factors and regression analysis model to find the relationship between aforementioned variables, the study helps to determine whether there is a actual relationship between the credit risk management and the ROA ratio. The study’s results show that management indicators including the CLA, CAR and NPLR are statistically significant, whereas other indicators including the FLR and size of commercial banks are not statistically significant with a 95% confidence interval. In addition, indicators including the GDP and inflation rates are inversely correlated with the ROA.

Keywords: Risk management, commercial banks, profit.

Xem toàn bộ ấn phẩm Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ số 03 tháng 03/2017 tại đây