Tình hình xuất khẩu nông sản của các doanh nghiệp Lào sang thị trường Việt Nam

KORKEO PHOMMYVANH (Sở Công Thương tỉnh Xiêng Khoảng - Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào)

TÓM TẮT:

Bài viết này bàn về tình hình xuất khẩu của các doanh nghiệp Lào sang thị trường Việt Nam. Hiện nay, các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản của Lào sang Việt Nam đang ngày một gia tăng, giá trị xuất khẩu hàng nông sản chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị xuất khẩu. Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu hàng nông sản chưa tương xứng với tiềm năng kinh tế, tài nguyên thiên nhiên và con người của CHDCND Lào. Một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng này là do vẫn còn không ít những hạn chế về chính sách, tổ chức quản lý, cơ sở hạ tầng. Các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Lào còn gặp nhiều vấn đề như: tự phát, thiếu liên kết, nhỏ lẻ, trình độ quản lý, chuyên môn còn yếu, thông tin, công nghệ còn hạn chế. Do đó, các doanh nghiệp này còn gặp nhiều vấn đề khi tham gia xuất khẩu nông sản.

Từ khóa: xuất khẩu nông sản, doanh nghiệp, thị trường, CHDCND Lào.

1. Giới thiệu

Nước CHDCND Lào đã và đang bước vào hội nhập kinh tế với những lợi thế và thách thức. Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa đóng vai trò quan trọng thúc đẩy nền kinh tế của Lào. Đảng và Nhà nước Lào đã chủ trương đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa, đặc biệt là xuất khẩu hàng nông sản như ngô, cao su, sắn,... Việt Nam là một trong những nước có tỷ trọng nhập khẩu nông sản lớn nhất của Lào. Quan hệ anh em láng giềng đã thúc đẩy quan hệ kinh tế của hai nước ngày càng phát triển. Việt Nam là một thị trường truyền thống xuất khẩu nông sản của Lào, kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng, hứa hẹn những bước phát triển nâng tầm mới trong thời gian tới. Kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước tăng đều trong những năm qua, kim ngạch thương mại hai chiều năm 2018 đạt khoảng 1,4 tỷ USD, tăng 24,5% so với năm 2017. Hai bên phấn đấu đưa kim ngạch thương mại hai chiều đạt 2 tỷ USD vào cuối năm 2018. Sau khi hai bên đã ký Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam - Lào mới, tạo thêm điều kiện thuận lợi để hoàn thành mục tiêu đưa tốc độ tăng trưởng kim ngạch thương mại song phương năm 2019 tăng 40% so với năm 2018 (Theo Báo cáo của Tổng cục Thống kê Lào giai đoạn 2017-2019).

2. Phương pháp nghiên cứu

Chuyên đề sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản là thống kê mô tả, so sánh và điều tra khảo sát ở quy mô nhỏ, nhằm tổng hợp số liệu có liên quan để phân tích thực trạng xuất khẩu nông sản của doanh nghiệp Lào sang thị trường Việt Nam. Số liệu được sử dụng chủ yếu là số liệu thứ cấp được thu thập từ các doanh nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lào, Bộ Công Thương Lào, Cục Hải quan xuất nhập khẩu Lào, Tổng cục Thống kê, năm 2019.

3. Kết quả nghiên cứu

Cơ cấu mặt hàng nông sản của Lào xuất khẩu sang thị trường Việt Nam

Qua Bảng 1 ta thấy sản phẩm trồng trọt xuất khẩu sang Việt Nam bao gồm nhiều chủng loại. Cà phê, ngô, thóc, gạo, sắn là những mặt hàng ổn định, xuất khẩu hàng năm. Các mặt hàng còn lại không ổn định. Gần đây, có bổ sung một số mặt hàng như cao su, dưa hấu, lê. Đặc biệt là ngô tăng trưởng mạnh trong xuất khẩu vào Việt Nam.

Bảng 1. Xuất khẩu sản phẩm trồng trọt của Lào sang Việt Nam

(năm 2014-2019)

Đơn vtính: USD

Chỉ tiêu

2014

2015

2016

2017

2018

2019

Cà phê

9.564.905

12.992.523

10.987.457

12.269.971

6.789.043

8.919.530

Ngô

16.903.445

13.771.622

12.457.990

18.817.339

23.567.800

21.884.644

Mía

67.935

1.151.318

1.789.456

1.225.144

5.678

14.730.920

Gạo

456.248

7.888.190

1.900.756

2.281.117

7.532.223

2.246.657

Trái cây địa phương

32.456

30.721

12.678

14.544

124.565

3.440.644

Sắn và các sản phẩm từ sắn

6.890.458

10.525.796

4.567.895

8.421.844

3.457.895

5.886.478

Sản phẩm khác

20.765.475

32.799.319

34.567.800

51.371.307

5.005.675

5.407.396

 Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Lâm nghiệp Lào, giai đoạn 2014-2019

Bảng 2. Tỷ trọng các mặt hàng nông sản Lào giai đoạn 2014-2019

Đơn vị tính: %

Chỉ tiêu

2014

2015

2016

2017

2018

2019

Cà phê

17,5

16,4

16,6

13

14,6

14,3

Ngô

30,9

17,4

18,8

20

50,7

35

Mía

0,1

1,5

2,7

1.3

0.01

23

Gạo

0,8

10

2,8

2,4

16,2

3,5

Trái cây địa phương

0,05

0,04

0,02

0,02

0,5

5,5

Sắn và các sản phẩm từ sắn

12,6

32,1

6,8

8,9

7,4

9,4

Sản phẩm khác

38,5

22,56

52,28

54,38

10,59

9,3

Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Lâm nghiệp Lào, giai đoạn 2014-2019

Từ Bảng 2 ta thấy:

Cà phê có xu hướng giảm từ năm 2014 đến năm 2017, và bắt đầu tăng trở lại năm 2018. Ngô là mặt hàng có nhiều biến động, từ năm 2014 đến năm 2016 sản lượng giảm, nhưng đến năm 2018 thì tăng đột biến, và giảm so với năm 2019. Mía là mặt hàng có triển vọng, với sản lượng từ năm 2019 tăng. Trái cây địa phương cũng có xu hướng tăng. Sắn và các sản phẩm khác đều có xu hướng giảm.

Nhìn vào Biểu đồ 1 ta thấy rõ về tỷ trọng của từng mặt hàng nông sản trong mỗi năm, và so sánh tương quan giữa các năm với nhau.

Năm 2014: Ngô chiếm tỷ trọng XK cao nhất. Và các sản phẩm khác như đậu đỗ, bí ngô... chiếm tỷ trọng cao. Năm 2016: Cà phê, mía, gạo vẫn là mặt hàng chiếm tỷ trọng cao trong mặt hàng nông sản trồng trọt XK sang Việt Nam. Năm 2017: Ngô là mặt hàng chiếm tỷ trọng cao. Các sản phẩm khác chiếm tỷ trọng nhiều nhất. Năm 2018, 2019: Ngô là mặt hàng chiếm tỷ trọng cao nhất trong các mặt hàng nông sản trồng trọt XK sang Việt Nam.

Sự chuyển dịch cơ cấu các mặt hàng nông sản cũng được thể hiện rõ nét. Cơ cấu của mặt hàng ngô chiếm cao nhất. Sự chuyển dịch sang mía và các sản phẩm khác được thấy rõ nét.

Bảng 3. Xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi của CHDCND Lào sang

thị trường Việt Nam 2017 - 2019

Đơn vị tính: USD

Hàng hóa

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Tổng

Trâu

37.057

455.350

422.164

914.571

9.000

167.200

344.534

520.734

100.585

23.140

151.360

275.085

Lợn

10.620

2.380

2.980

13.000

Khác

6.929

126.929

244.458

251.387

Tổng cộng

164.191

648.070

1.162.516

1.974.777

Nguồn: Bộ Công Thương Lào, giai đoạn 2017-2019

Theo thống kê của Bộ Công thương Lào năm 2019, giá trị XK sản phẩm chăn nuôi có chiều hướng tăng, nhất là đối với trâu, bò, dê. Với một nước nông nghiệp là chủ yếu, Lào luôn có các khu vực, hộ gia đình chăn trâu, bò, dê với số lượng rất lớn.

Giá trị XK trâu sang Việt Nam năm 2017 là 37.057 USD thì năm 2018 là 455.350 USD, tăng 418.293 USD. Năm 2019 có giá trị XK là 422.164 USD, giảm không đáng kể.

Giá trị XK bò tăng mạnh trong các năm gần đây. Nếu năm 2017, XK bò chỉ có trị giá là 9000USD, thì năm 2018 đã tăng lên 167.200 USD, gấp hơn 18 lần trị giá XK so với năm 2017. Năm 2019, trị giá XK bò là 344.534 USD, tăng 177.334 USD so với năm 2018, gấp gần 39 lần so với năm 2017. Điều này cho thấy, nhu cầu bò của Việt Nam ngày càng tăng. Bò đã và đang đóng vai trò là sản phẩm chăn nuôi XK có thế mạnh của Lào sang thị trường Việt Nam.

Dê là mặt hàng chăn nuôi XK sang thị trường Việt Nam có chiều hướng tăng giảm bất thường hơn. Năm 2017, giá trị XK của mặt hàng này là  100.585 USD, đến năm 2018 giảm còn 23.140 USD, giảm gần 70.000 USD. Nhưng năm 2019, giá trị mặt hàng này là 151.360 USD, tăng lên hơn 120 nghìn USD so với năm trước.

Lợn là mặt hàng chăn nuôi XK Lào sang Việt Nam có giá trị thấp nhất. Năm 2017 là 10.620 USD, đến năm 2018, giảm còn 2.380 USD, và đến năm 2019 thì không có mặt hàng này XK sang Việt Nam.

Mặt hàng chăn nuôi của Lào XK sang Việt Nam có chiều hướng tăng như: trâu, bò, dê. Vì vậy, Lào cần chú ý đến các mặt hàng chủ lực này, để nâng cao giá trị hàng XK hơn. (Bảng 4)

Bảng 4. Tỷ trọng sản phẩm chăn nuôi XK của Lào sang Việt Nam giai đoạn 2017-2019

Đơn vị tính: %

Hàng hóa

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Trâu

22,6

70,3

36,3

5,4

25,8

29,6

61,3

3,2

14

Lợn

6,5

0,3

0,0007

Khác

4,2

0,4

20,0993

Nguồn: Cục Hải quan Lào, giai đoạn 2017- 2019

Nhìn vào Bảng 4 ta thấy:

Tỷ trọng XK trâu tăng mạnh trong năm 2018, giảm trong năm 2019, và có xu hướng tăng trong các năm tiếp theo.

Tỷ trọng XK bò trong các năm gần đây tăng mạnh. Năm 2017 chỉ đạt 5,4%;  năm 2018 đạt 20,4% và có xu hướng tăng trong những năm tới. Tỷ trọng dê và lợn có chiều hướng giảm mạnh.

4. Kết luận

Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, đứng trước các yêu cầu của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, với phương châm phát huy tối đa nguồn nội lực đất nước,xuất khẩu là điều kiện tiên quyết để phát triển đất nước. Trong đó, XK hàng nông sản là một trong những ưu tiên hàng đầu của các nước đang phát triển nói chung, và nước CHDCND Lào nói riêng. Trong thực trạng tăng cường chiến lược XK hàng nông sản Lào sang thị trường Việt Nam, ở nội dung này, các vấn đề thực tiễn được phân tích cụ thể và sát thực tế. Từ phân tích thực trạng hoạt động XK hàng nông sản Lào sang Việt Nam 5 năm qua, thông qua các số liệu, bảng biểu và hình vẽ đã làm sáng tỏ đề tài. Các yếu tố ảnh hưởng và các tiêu chí đánh giá tăng cường XK hàng nông sản Lào sang Việt Nam được phân tích rất chặt chẽ và dễ hiểu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

  1. Văn phòng Chính phủ CHDCND Lào, Đại học Quốc gia Lào, Viện Khoa học Xã hội Lào, Trường Đại học Kinh tế quốc dân (2019), Kỷ yếu hội thảo Khoa học quốc tế: Phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam và Lào giai đoạn 2015-2020, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân.
  2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lào, Các công văn về thương mại quốc tế của Chính phủ LàoCục Khuyến khích đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thành phố Viêng Chăn, số liệu hàng xuất nhập khẩu.
  3. Thông tin từ Đại sứ quán Lào ở Việt Nam (2019), Về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp xuất nhập khẩu Lào tại Việt Nam.
  4. Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Viêng Chăn (2019), Báo cáo tình hình phát triển kinh tế, đầu tư năm 2019 và định hướng tới năm 2024 của Thành phố Viêng Chăn.
  5. Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào (2019),Hợp tác Việt Nam - Lào trong bối cảnh kinh tế mới. Kỷ yếu hội thảo quan hệ Việt - Lào năm 2019.
  6. Nguyễn Thị Thương Huyền (2016), Giáo trình Quản trị tác nghiệp thương mại quốc tế, Nhà xuất bản Tài chính.
  7. Đào Xuân Huy Minh, Trần Thị Thu Hiền (2014), Giáo trình Kinh doanh thương mại quốc tế, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội.
  8. Nguyễn Văn Tuấn, Trần Văn Hòe (2015), Giáo trình Thương mại Quốc tế, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân.

The agricultural exports situation of Lao enterprises to Vietnam

 Korkeo Phommyvanh

Department of Industry and Trade -  Xiangkhouang Province

Lao People's Democratic Republic

ABSTRACT:

This paper presents the export situation of Lao enterprises to Vietnam. The number of Lao companies exporting agricultural products from Laos to Vietnam is increasing and the agricultural export revenue accounts for a large proportion of the total Laos’ exports to Vietnam. However, the growth of Laos’ agricultural exports is not commensurate with the country’s economic potential and natural resources. The main causes of this issue are ineffective policies, failed management and weak infrastructure. In addition, Lao exporting firms face many problems, such as the spontaneity in doing business, the lack of cooperation, the small  scale of business, the weak corporate management and knowledge, and the limited information technology. As a result, the agricultural exports of these businesses are low.

Keywords: agricultural exports, enterprise, market, Lao People's Democratic Republic.

[Tạp chí Công Thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, Số 2, tháng 1 năm 2021]