Thành phố tập trung nguồn lực xây dựng đô thị thông minh.
TP. Hồ Chí Minh thu hút nguồn lực xây dựng đô thị thông minh

 

Đô thị thông minh là thế nào? Trước đó, tại Kỳ họp lần thứ 17 Hội đồng nhân dân TP.HCM khóa IX, UBND TP.HCM đã có tờ trình về nhiều vấn đề quan trọng của TP.HCM, trong đó có tờ trình về chủ trương đầu tư các dự án đầu tư công nhóm A, nhóm B, gồm 5 dự án thuộc dự án đô thị thông minh.

Tờ trình nói trên dựa trên đề án “Xây dựng TP.HCM trở thành đô thị thông minh giai đoạn 2017 – 2020, tầm nhìn đến năm 2025”, trong đó xác định tầm nhìn là “TP.HCM sẽ phát triển kinh tế tương đối cao, bền vững, trên nền tảng khai thác tốt nhất các nguồn lực, với người dân là trung tâm của đô thị”.

Các dự án đô thị thông minh bao gồm:

Xây dựng kho dữ liệu dùng chung và phát triển hệ sinh thái dữ liệu mở cho TP.HCM: ưu tiên nguồn lực xây dựng các cơ sở dữ liệu nền địa hình và bản đồ địa chính; người dân và doanh nghiệp; tích hợp các cơ sở dữ liệu của sở ngành, quận, huyện, hình thành kho dữ liệu dùng chung của TP.HCM, làm nền tảng triển khai các hệ thống thông tin, ứng dụng phục vụ người dân, doanh nghiệp và công tác quản lý, chỉ đạo điều hành của TP.HCM.

Sơ đồ dịch vụ thông minh
Sơ đồ dịch vụ thông minh

 

Xây dựng nền tảng dữ liệu mở, làm cơ sở phát triển hệ sinh thái dữ liệu mở cho TP.HCM; từ đó chia sẻ tài nguyên dữ liệu với người dân, góp phần nâng cao chất lượng sống, và khuyến khích người dân tích cực tham gia giám sát, quản lý các mặt hoạt động của chính quyền, xã hội.

Khuyến khích doanh nghiệp tham gia sử dựng dữ liệu mở để tạo ra sản phẩm giá trị mới đóng góp cho hệ sinh thái ứng dụng của TP.HCM, góp phần thúc đẩy phát triển nên kinh tế tri thức, xây dựng và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp.

Xây dựng Trung tâm mô phỏng, dự báo kinh tế - xã hội của TP.HCM: dựa trên những yếu tố phát triển bền vững, Trung tâm dự báo lĩnh vực kinh tế sẽ gồm các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô, cung cầu lao động, xây dựng bộ chỉ số niềm tin kinh doanh, xây dựng bộ chỉ số niềm tin tiêu dùng, nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế; lĩnh vực xã hội với dự báo tăng trưởng dân số, nhu cầu về dịch vụ y tế theo các cơ cấu, nhu cầu cho hệ thống giáo dục; lĩnh vực môi trường sẽ có dự báo nhu cầu sử dụng đất cho nhà ở và các lĩnh vực, nhu cầu giao thông phát triển kinh tế xã hội, nhu cầu sử dụng năng lượng và nước sạch, dự báo về môi trường, ngập nước và nguyên tắc xử lý ngập… phục vụ cho công tác quản lý diều hành của lãnh đạo TP.HCM.

TRung tâm điều hành đô thị thông minh
Trung tâm điều hành đô thị thông minh

 

Xây dựng Trung tâm điều lành đô thị thông minh của TP.HCM: Trung tâm được xây dựng với vai trò là trung tâm của đô thị thông minh, là nơi tổng hợp, khai thác tất cả các nguồn thông tin dữ liệu trong thời gian thực với các công cụ hỗ trợ ra quyết đinh tối ưu, qua đó giúp lãnh đạo của TP.HCM điều hành, xử lý các tình huống, quy hoạch và định hướng phát triển của TP.HCM.

Trng tâm điều hành đô thị thông minh của TP.HCM với các thành phần quan trọng, gồm: cổng thông tin 1022 tiếp nhận , xử lý và giải đáp thông tin của người dân, tổ chức và doanh nghiệp; Trung tâm tiếp nhận và xử lý thông tin khẩn cấp của TP.HCM thông qua một đầu số viễn thông duy nhất; Trung tâm quản lý truyền thông và hoạt động dựa trên các công cụ như hệ thống giám sát hình ảnh camera tập trung của TP.HCM, bản đồ số GIS, hệ thống các sensor, hệ thống các thiết bị IoT. . .

Trung tâm điều hành đô thị thông minh TP.HCM đảm bảo chức năng kết nối với các trung tâm điều hành sở - ngành, trung tâm điều hành quận - huyện và các trung tâm chuyên ngành, như kho dữ liệu dùng chung; Trung tâm mô phỏng, dự báo kinh tế - xã hội của TP.HCM… qua đó giúp giám sát và quản lý một cách tổng thể, cho phép phân tích dữ liệu lớn, hỗ trợ lãnh đạo TP.HCM ra quyết định xây dựng phương án tổ chức, chính sách điều hành TP.HCM hiệu quả.

Trung tâm điều hành đã tích hợp được dữ liệu hình ảnh từ camera giám sát giao thông của công an TP, của trung tâm quản lý đường hầm sông Sài Gòn và của các quận/huyện để kết nối thành một hệ thống camera tập trung.
Trung tâm điều hành đã tích hợp được dữ liệu hình ảnh từ camera giám sát giao thông của công an TP, của trung tâm quản lý đường hầm sông Sài Gòn và của các quận/huyện để kết nối thành một hệ thống camera tập trung.

 

Thành lập Trung tâm an toàn thông tin TP.HCM: nhằm đảm bảo an toàn thông tin mạng, đánh giá rủi ro, giám sát, phát hiện tấn công, cánh báo sớm, ngăn chặn kịp thời và ứng cứu các sự cố liên quan đến an toàn thông tin cũng như an toàn cho các hệ thống thông tin và các hệ thống tự động hóa, hệ thống giám sát, điều khiển trong các cơ sở hạ tầng, dữ liệu trọng yếu của TP.HCM.